Cập nhật nội dung chi tiết về Bất Chấp Biển Báo Cấm, Dòng Người “Vượt Rào” Vào Giờ Cao Điểm mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hàng nghìn xe máy “phớt lờ” biển cấm, chen chúc di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn LươngChiều 19/5, trực tiếp lưu thông trên một số tuyến phố nội thành Hà Nội, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng biển báo cấm bị người tham gia giao thông, chủ phương tiện “phớt lờ” vẫn diễn ra nhan nhản.
Điển hình là tuyến đường Cát Linh, để phục vụ thi công ga dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội – Nhổn, Sở GTVT Hà Nội đã cắm biển cấm lưu thông một chiều đường từ đoạn giao với phố Trịnh Hoài Đức đến nút giao Giảng Võ – Hào Nam.
Tuy vậy, theo quan sát, hàng ngày, cả nghìn phương tiện, trong đó có cả ô tô từ hướng Văn Miếu về vẫn vô tư tiến vào đoạn đường chật hẹp, chỉ rộng khoảng 2m đi về phía đường Giảng Võ. Thậm chí, trong giờ cao điểm, dù tổ công tác gồm công an, trật tự viên phường sở tại ra cắm chốt phân luồng song nhiều xe vẫn cố tình “vượt rào” khiến xung đột giao thông xảy ra thường xuyên.
Hay tại các cầu vượt: Láng Hạ – Thái Hà, Láng Hạ – Lê Văn Lương được cơ quan chức năng lắp đặt biển cấm xe máy trong khung giờ cao điểm: 6h – 9h, 16h30 – 19h30 nhưng hơn 2 năm nay, biển cấm vẫn nằm đó còn người đi xe máy vẫn chen chúc với ô tô, buýt BRT lên cầu vượt lưu thông.
Trên một số tuyến phố khác như: Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Hoàng Quốc Việt,… biển báo cấm dừng, đỗ cũng trở nên “vô hại” khi liên tiếp các ô tô lớn nhỏ thi nhau án ngữ dưới lòng đường. Trên đường Thái Hà, dù biển báo cấm rẽ trái từ đường Thái Hà ra đường Hoàng Cầu được lắp đặt để tránh xung đột giữa các hướng phương tiện song cũng bị người dân “phớt lờ”.
Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, ngoài ý thức của một số người dân, việc cắm biển báo của Hà Nội tại nhiều tuyến đường cũng còn thiếu hợp lý. “Đơn cử là việc cấm xe máy lên hai cầu vượt trên trục đường Láng Hạ – Lê Văn Lương trong giờ cao điểm để ưu tiên cho xe buýt nhanh (BRT). Thực tế, lưu lượng trên cung đường này rất lớn, chưa kể 1/3 mặt đường đã bị cắt ra để làm làn riêng cho BRT. Do đó, tại những vị trí cầu vượt không nên cấm xe máy để dòng phương tiện được thông thoát. BRT chạy cùng xe máy trên cầu vượt có thể chậm mấy mấy phút nhưng vẫn hơn là để hàng nghìn phương tiện bị ùn tắc ở đường dưới”, ông Tạo nói.
Cũng theo ông Tạo, công tác cắm biển cấm để đạt được hiệu quả thì trước hết cơ quan chức năng cần nghiên cứu, hình thành một hệ thống giao thông chuẩn mực, phải phân tích tình hình thực tế khoa học, dự báo được cụ thể mật độ giao thông sẽ thay đổi thế nào, tuyến luồng sẽ được thông thoát ra sao khi áp dụng lệnh cấm.
“Công tác xử phạt cũng cần phải nghiêm ngặt hơn, không để tình trạng cắm xong để đó, không có sự thực thi pháp luật dẫn đến tâm lý “nhờn luật”. Nếu lực lượng mỏng, chúng ta phải giải quyết bằng phương pháp phạt nguội, dùng camera giám sát để tăng tính răn đe và phát huy được tác dụng của biển báo”, ông Tạo nói.
Xe Máy Bất Chấp Biển Cấm Vào Cao Tốc Hiện Đại Nhất Việt Nam
Dù đã có biển báo cấm xe máy nhưng thanh niên này vẫn chạy vào cao tốc. Ảnh: Hữu Công.
Sáng 15/2, tại khu vực nút giao An Phú (quận 2), nam thanh niên chạy xe máy với tốc độ khá nhanh từ đường Nguyễn Thị Định ra đoạn giao với đường cao tốc, tiếp tục phóng thẳng vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây thay vì phải rẽ trái để quay lại đại lộ Mai Chí Thọ.
Khi nhân viên quản lý đường cao tốc lao ra thổi còi cảnh báo, anh này chợt khựng lại rồi hối hả quay đầu xe. Rất may không xảy ra va chạm với dòng ôtô từ phía sau đang ào ào đổ vào cao tốc.
Ngay sau đó, một người đàn ông trung niên chạy xe máy với đồ đạc lỉnh kỉnh từ hướng đường Lương Định Của về cao tốc cũng “lỡ đà” chạy vào đường cấm. Thêm một lần nữa nhân viên đường cao tốc phải tuýt còi cảnh báo để ông này quay đầu xe lại. “Nhà tôi ở gần đây thôi. Nhưng vì khu vực này mới quá nên không biết chạy thế nào”, ông này lý giải.
Ghi nhận của phóng viên, do nút giao An Phú mới được đưa vào sử dụng nên rất nhiều người chưa quen với cách phân luồng mới. Khi chạy từ hướng đường Lương Định Của và Nguyễn Thị Định đến đoạn giao với đường cao tốc, nhiều người rất bối rối.
Một nhân viên thuộc Công ty quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cho biết dù có biển báo cấm các loại phương tiện vào cao tốc nhưng đơn vị vẫn phải dựng thêm một biển báo đặt sát lòng đường với dòng chữ “Cấm xe máy” để người dân dễ thấy.
“Ngay tại ngã ba cũng đã có biển hướng dẫn quay đầu xe để ra lại đại lộ Mai Chí Thọ nhưng nhiều người không để ý, vẫn chạy vào cao tốc. Thậm chí khi chúng tôi yêu cầu dừng lại họ vẫn cố chạy tiếp. Chỉ trong buổi sáng đã có hàng chục trường hợp như vậy”, anh nhân viên cho hay.
Nhiều người cố tình chạy vào cao tốc dù nhân viên quản lý đã thổi còi cảnh báo và chặn lại. Ảnh: H.P.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam nói, tình trạng xe máy chạy vào cao tốc diễn ra rất thường xuyên, nhất là từ ngày thông xe toàn tuyến. Thậm chí, có trường hợp nhân viên quản lý đón đầu chặn barrie nhưng nhiều người vẫn cố tình tông vào, làm hỏng cả thanh chắn.
Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra hôm 8/3, khoảng 22h50, nam sinh lớp 9 chạy xe máy vào cao tốc hướng từ quốc lộ 51 về TP HCM. Sau khi phát hiện cậu bé vượt chốt, nhân viên trực tại quốc lộ 51 đã thông báo về trạm thu phí Long Phước. Đến trạm thu phí, thấy lực lượng tuần tra của đường cao tốc đang lập chốt chặn, nam sinh này lách qua kẽ hở giữa các cục bêtông phân cách để vào phần đường ngược chiều. Sau đó chạy về hướng thành phố nhưng không may tông trực diện vào ôtô đi ngược chiều. Hậu quả là em học sinh bị thương nặng, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu, chiếc xe máy bị hư hỏng nặng, còn ôtô cũng bị bẹp dúm đầu.
Chiếc xe máy của nam học sinh lớp 9 bị hư hỏng hoàn toàn sau khi đâm trực diện vào ôtô trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây khuya 8/3. Ảnh: H.P.
Theo bà Phương, không kể những người chạy lố vào cao tốc vì lạ đường, nhiều người dù đã được nhân viên hướng dẫn yêu cầu quay lại nhưng vẫn cố tình đi vào. Nhất là đoạn đường từ Dầu Giây về TP HCM vừa đẹp, lại rất ngắn thay vì đi vòng qua quốc lộ 1 nên rất nhiều bất chấp.
Theo bà Phương, không chỉ người Việt mà có rất nhiều người nước ngoài thuê xe máy để đi “du lịch bụi” từ TP HCM về Vũng Tàu cũng thường chạy vào đường cao tốc. “Họ tìm đường bằng google map, trên đó đâu có hướng dẫn cấm xe máy hay không nên cứ theo đó mà chạy vào”, bà Phương cho biết.
Đại diện đơn vị quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng cho biết thêm với những trường hợp người nước ngoài cố tình, khi nhân viên giữ lại được cũng chỉ có thể yêu cầu họ rời khỏi đường cao tốc rồi hướng dẫn xuống đường dân sinh gần đó, đồng thời cung cấp thêm bản đồ bằng tiếng Anh để họ tiếp tục hành trình.
“Chúng tôi đã kiến nghị Cục Cảnh sát Giao thông tăng cường tuần tra, tăng cường xử lý xe máy vào đường cao tốc; có chế tài phạt nặng hơn đối với các hành vi cố tình vi phạm gây nguy hiểm cho các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao”, bà Phương nói và cho biết mức phạt đối với hành vi lái xe máy vào đường cao tốc chỉ có 150.000-200.000 đồng như hiện nay quá thấp nên chưa đủ tính răn đe.
Tuy nhiên, đề xuất này đã gây ra tranh cãi. Nhiều nhà làm luật cho rằng, việc tịch thu phương tiện là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Trong khi đó luật sư Vũ Tiến Vinh khẳng định, việc này có cơ sở pháp lý. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định tại Điều 26 về Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các Bộ Công an, Tư pháp nghiên cứu đề xuất việc tịch thu phương tiện đối với lái xe uống nhiều rượu bia, báo cáo Thủ tướng trước 31/3.
Theo VnExpress
Những Biển Báo Cấm Cần Lưu Ý Để Tránh Rủi Ro Bất Ngờ
1. Biển số P.101 “Đường cấm”: Để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
2. Biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều”: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.
3. Biển số P.103a “Cấm xe ôtô”: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
4. Biển số P.103b và P.103c “Cấm xe ôtô rẽ phải” và “Cấm ôtô rẽ trái”: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng rẽ phải hay rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
5. Biển số P.104 “Cấm xe máy”: Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ xe máy được ưu tiên theo quy định.
6. Biển số P.105 “Cấm xe ôtô và xe máy”: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
7. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ôtô tải”:
Biển số P.106a: Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Biển số P106b: Cấm xe tải trên 2,5 tấn, cho biết đây là đường cấm tất cả các loại xe ô tô chở hàng có trọng tải trên 2,5 tấn trừ các xe được ưu tiên
8. Biển số P.107 “Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải”: Đ ể báo đường cấm xe ôtô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
9. Biển số P.108 ” Cấm xe kéo rơ-moóc”: Để báo cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc)
10. Biển số P.109 “Cấm máy kéo”: Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.
11. Biển số P.110a “Cấm xe đạp” và Biển số P.110b “Cấm xe đạp thồ”:
12. Biển số P.111a “Cấm xe gắn máy”, biển số P.111 (b,c) “Cấm xe ba bánh loại có động cơ” và biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”
Biển số P.111a: Để báo đường cấm xe máy và xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.
Biển số P111b,c: Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v…
Biển số P.111d: Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp..
13. Biển số P.112 “Cấm người đi bộ”: Để báo đường cấm người đi bộ qua lại.
14. Biển số P.113 “Cấm xe người kéo, đẩy”: Để báo đường cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của những người tàn tật.
15. Biển số P.114 “Cấm xe súc vật kéo”: Để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.
16. Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
17. Biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
18. Biển số P.117 “Hạn chế chiều cao”: Để báo hạn chế chiều cao của xe, có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng).
19. Biển số P.118 “Hạn chế chiều ngang xe”: Để báo hạn chế chiều ngang của xe, có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua. Số ghi trên biển là khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tỉnh nhỏ nhất của vật chướng ngại trên đường trừ đi 0,4 m.
20. Biển số P.119 “Hạn chế chiều dài xe”: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.
21. Biển số P.120 “Hạn chế chiều dài xe ôtô, máy kéo moóc hoặc sơ-mi-rơ moóc”: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo móc kể cả ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.
22. Biển số P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: Để báo xe ôtô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu. Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
23. Biển số P.123a “Cấm rẽ trái” và Biển số P.123b “Cấm rẽ phải”: Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định (Biển không có giá trị cấm quay đầu xe).
24. Biển số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”, biển số P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, biển số P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”, biển số P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe” và biển số P.124f “Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe”
Biển số P.124a,b: Để báo cấm các loại xe quay đầu (theo kiểu chữ u). Chiều hướng mũi tên là chiều cấm quay đầu xe
Biển số P.124c: Để báo cấm các loại xe rẽ trái đồng thời cấm quay đầu
Biển số P.124d: Để báo cấm các loại xe rẽ phải đồng thời cấm quay đầu
Biển số P.124e: Để báo cấm xe ô tô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu
Biển số P.124f: Để báo cấm xe ô tô rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu
25. Biển số P.125 “Cấm vượt”: Để báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
26. Biển số P.126 “Cấm ôtô tải vượt”: Để báo cấm các loại ôtô tải vượt xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
27. Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”: Cho biết đây là đoạn đường cấm tất cả các xe cơ giới lưu thông với tốc độ tối đa không được vượt quá tốc độ ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định
28. Biển số P.128 “Cấm sử dụng còi”: báo cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi
29. Biển số P.129 “Kiểm tra”: đặt trạm kiểm tra; các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định
30. Biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”: cấm dừng xe và đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
31. Biển số P.131a “Cấm đỗ xe”, Biển số 131b “Cấm đỗ xe”, Biển số 131c “Cấm đỗ xe”
Biển số P.131a: cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định
Biển số P.131b: cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày lẻ
Biển số P.131c: cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày chẵn
32. Biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”: báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp
33. Biển số P.133 “Hết cấm vượt”: báo hết đoạn đường cấm vượt
34. Biển số P.134 “Hết hạn chế tốc độ tối đa”: báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa
35. Biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”: báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực
36. Biển số P.136 “Cấm đi thẳng”: cấm tất cả các loại xe đi thẳng trên đoạn đường phía trước
37. Biển số P.137 “Cấm rẽ trái và rẽ phải”: cấm tất cả các lái xe rẽ trái hay rẽ phải trên các ngả đường phía trước
38. Biển số P.138 “Cấm đi thẳng và rẽ trái”: biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái
39. Biển số P.139 “Cấm đi thẳng và rẽ phải”: biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải
40. Biển số 140 “Cấm xe công nông”: để báo đường cấm công nông
Carmudi là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trảo đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!
Biển Báo Cấm Đỗ Xe
Biển báo Cấm đỗ xe (biển báo 131a)
Biển báo Cấm đỗ xe (biển báo 131a):
Mã sản phẩm: BCB-VN-02
Nhà sản xuất: BHLĐ Xuân Chung
Nước sản xuất: Việt Nam
Tiêu chuẩn chất lượng: TCVN
Hình dạng: Tròn
Kích thước: Tiêu chuẩn
Nội dung cảnh báo: đa dạng
Biển báo do công ty BẢO HỘ LAO ĐỘNG XUÂN CHUNG trực tiếp phân phối.
Chất liệu tôn có sơn chống gỉ.
Dùng để cảnh báo tại công trình, giao thông.
Nội dung biển tùy theo yêu cầu đặt hàng của quí khách.
– Chất liệu : tole tráng kẽm.
– Biển báo được sơn và dán decal phản quang.
– Nội dung trên biển báo được dán decal theo thực tế thi công của các công trình, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
– Chân đế làm bằng thép, gia công chắc chắn, đứng vững.
– Có màng phản quang
ÐC: Số 606,đường Quang Trung, Hà Ðông, Hà Nội
Liên hệ: 0433 521 367 hoặc 0964 616 764
– Nhận làm theo nhu cầu các loại biển
Tên của bạn:
Tỷ lệ:
Huỷ Bỏ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bất Chấp Biển Báo Cấm, Dòng Người “Vượt Rào” Vào Giờ Cao Điểm trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!