Đề Xuất 3/2023 # Có Thể Dùng Bằng Lái Xe Ô Tô Thay Cho Bằng Lái Xe Máy? # Top 4 Like | Binhvinamphuong.com

Đề Xuất 3/2023 # Có Thể Dùng Bằng Lái Xe Ô Tô Thay Cho Bằng Lái Xe Máy? # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Thể Dùng Bằng Lái Xe Ô Tô Thay Cho Bằng Lái Xe Máy? mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể dùng bằng lái xe ô tô thay cho bằng lái xe máy? Tôi có giấy phép lái xe ô tô nhưng không có bằng lái xe máy. Cho tôi hỏi trường hợp này tôi có thể dùng bằng lái xe ô tô để điều khiển xe máy không?

Thứ nhất, quy định về bằng lái xe khi tham gia giao thông

Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe ô tô và xe máy là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau nên khi điều khiển phương tiện nào, người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp loại xe đó; không thể dùng giấy phép lái xe ô tô thay thế cho bằng lái xe máy.

Thứ hai, mức phạt khi không có bằng lái xe máy

Căn cứ điểm a khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Trong trường hợp bạn có giấy phép lái xe ô tô nhưng không có giấy phép lái xe máy thì khi điều khiển xe máy tham gia giao thông coi như bạn không có giấy phép lái xe và tùy từng loại xe mà bạn sẽ bị phạt tiền như sau:

+) Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô;

+) Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Quy định về gộp giấy phép lái xe máy với giấy phép lái xe ô tô hạng B1

Các loại xe mà người có giấy phép lái xe hạng B1 được điều khiển

Nếu Có Bằng Lái Xe Ô Tô Có Cần Bằng Lái Xe Máy Không?

Giấy phép lái xe là một loại giấy tờ chứng nhận người sở hữu có đầy đủ điều kiện và khả năng để điều khiển một loại phương tiện xe cơ giới nào đó. Điều này có nghĩa là, nếu bạn muốn sử dụng ô tô hay xe gắn máy thì buộc phải có giấy phép lái xe tương ứng. Tuy nhiên, có không ít người hiện nay lại cho rằng, bằng lái xe ô tô hoàn toàn có giá trị sử dụng thay thế cho bằng A1, A2 khi điều khiển xe máy. Vậy thực hư chuyện này là thế nào, liệu có bằng lái xe ô tô có cần bằng lái xe máy không?

Có bằng lái xe ô tô có cần bằng lái xe máy không?

Trong luật giao thông đường bộ có quy định rất rõ ràng tại khoản 1 điều số 58, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải trong độ tuổi quy định, sức khỏe đảm bảo và đặc biệt là có giấy phép lái xe tương ứng với loại phương tiện được điều khiển và được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, đối với ô tô hay xe gắn máy, nếu mọi người muốn sử dụng thì phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó.

Điều này cũng khẳng định việc sử dụng giấy phép lái xe ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy là hoàn toàn không được. Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hay những phương tiện 2 bánh tương tự, nếu không có mang theo giấy phép lái xe tương ứng sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính từ 80.000 – 120.000 VNĐ. Hình thức xử phạt này có quy định ở khoản 2 điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

Nếu người điều khiển mô tô hay các loại xe tương tự có dung tích dưới 175cc mà không có bằng lái hoặc bằng lái không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp ( Bằng giả) sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện xe 2 bánh có dung tích trên 175cc không có giấy phép lái xe tương ứng ( A2) hoặc giấy phép lái xe đã hết hạn trên 6 tháng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ.

Những loại giấy phép lái xe được sử dụng ở Việt Nam

Giấy phép lái xe hạng A1: Sử dụng cho những loại xe 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50-174cc.

Giấy phép lái xe hạng A2: Sử dụng cho các phương tiện xe 2 bánh có dung tích trên 175cc, ngoài ra, giấy phép lái xe hạng A2 còn được sử dụng cho tất cả những loại phương tiện được quy định trong hạng A1.

Giấy phép lái xe hạng A3: Người có bằng lái hạng A3 được phép điều khiển các loại phương tiện như xe mô tô 3 bánh, xe lam 3 bánh, xích lô có gắn máy và cả những phương tiện có trong bằng lái A1.

Giấy phép lái xe hạng A4: Sử dụng cho những loại xe cơ giới dạng máy kéo có tải trọng dưới 1 tấn.

Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 cho đến 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề.

Giấy phép lái xe hạng B2: Tương tự như bằng lái B1, bằng B2 cũng được phép lái xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải dưới 3,5 tấn. Điểm khác biệt duy nhất giữa bằng B1 và B2 là bằng lái xe hạng B2 sử dụng được cho mực đích hành nghề.

Giấy phép lái xe hạng B11: Đây là một loại giấy phép lái xe mới được sử dụng những năm gần đầy, loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.

Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.

Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.

Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.

Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối toa.

có bằng lái xe ô tô có cần bằng lái xe máy không

Nếu Có Bằng Lái Xe Ô Tô Có Cần Bằng Lái Xe Máy Không?

Từ Năm 2022, Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Có Những Thay Đổi Gì?

Việc thi bằng lái xe ô tô năm 2021 sẽ có một số sự thay đổi theo sự điều chỉnh của Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Cụ thể những sự thay đổi về thi bằng lái xe ô tô như sau:

Thêm nội dung khi thi bằng lái xe ô tô

Tại khoản 28 Điều 1 Thông tư 38, từ ngày 1/1/2021, các Trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe.

Theo đó, từ năm 2021, người thi bằng lái xe ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (máy tính có phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô).

Cụ thể:

Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Người dự sát hạch xử lý các tình huống giao thông mô phỏng xuất hiện trên máy tính.

Thi sát hạch trong trong cabin ô tô mô phỏng.

Từ ngày 1/5/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải sẽ sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe.

Thêm nội dung chương trình nhưng vẫn giữ nguyên tổng số giờ học

Khoản 28 Điều 1 Thông tư 28 quy định, trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình:

– Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

– Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;

– Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.

Như vậy, hiện nay, số giờ học đã bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và thực hành trên cabin học lái xe. Do đó, từ ngày 01/01/2021, tổng giờ học đối với chương trình đào tạo lái xe sẽ không thay đổi.

Học lái xe ô tô với thiết bị mô phỏng

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 38 giải thích về thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.

Theo đó, từ ngày 1/1/2021, tất cả các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô.

Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi Bằng lái ô tô

Hiện nay, học viên học và sát hạch lái xe theo 03 phần: Lý thuyết – Trong hình – Trên đường trường. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, do bắt đầu học và thi sát hạch với thiết bị mô phỏng nên trình tự thi Bằng lái xe ô tô các hạng đã bị thay đổi gồm 4 bước sau:

– Bước 1: Sát hạch lý thuyết.

– Bước 2: Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

– Bước 3: Thực hành lái xe trong hình.

– Bước 4: Thực hành lái xe trên đường.

Theo khoản 16 Điều 1 Thông tư 28, việc công nhận kết quả thi đối với người thi Bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F cụ thể như sau:

– Nếu không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng;

– Nếu không đạt sát hạch nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình;

– Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được thi sát hạch lái xe trên đường;

– Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường thì được bảo lưu kết quả trong một năm.

– Học viên đạt nội dung lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) được công nhận trúng tuyển và cấp Bằng lái xe.

Có Bằng Lái Ô Tô Ở Thuận Thành Có Cần Bằng Xe Máy Không?

Hiện nay có bằng lái ô tô có cần bằng xe máy không lại được hầu hết các học viên sau khi đã nhận bằng lái xe ô tô tại Trung tâm quan tâm đến. Trong đó có rất nhiều ý kiến trái chiều về câu hỏi này. Một số ít người lại muốn có bằng lái xe ô tô rồi sẽ không thi bằng lái xe máy A1 ở Thuận Thành nữa để tránh mất thời gian. Nhưng lại có một số người vẫn muốn thi bằng lái xe máy để tiện sử dụng sau này. Như vậy thì thật sự có bằng lái xe ô tô có cần thi bằng xe máy A1 không?

Đây cũng chính là nội dung mà Trung tâm thi bằng lái xe Bắc Ninh muốn chia sẽ đến các bạn ngày hôm nay. Có bằng lái ô tô có cần bằng lái xe máy không? đang là một đề tài đáng quan tâm nhất hiện nay, để có thể giúp các bạn giải đáp những thắc mắc hiện nay của mình thì Trung tâm chúng tôi xin chia sẽ với các bạn những thông tin cụ thể về câu hỏi có bằng lái ô tô có cần bằng xe máy không? Và những thủ tục hồ sơ thi bằng lái xe máy khi đã có bằng lái xe ô tô như thế nào để các bạn được rõ.

Có bằng lái ô tô có cần bằng xe máy không?

Đây là một đâu hỏi mà gần đây Trung tâm chúng tôi nhận được từ rất nhiều học viên khi đã nhận bằng lái xe ô tô. Phần lớn những học sinh này thì không muốn gộp chung bằng lái xe máy với bằng lái xe ô tô vì nó sẽ rất bất tiện khi sử dụng vì thế học lại muốn thi bằng lái xe máy riêng, tuy nhiên bên đó cũng còn có một số bạn lại không muốn thi thêm bằng lái xe máy khi họ đã có bằng lái xe ô tô vì như thế sẽ mất thời gian và cả chi phí đăng ký thi thêm bằng lái xe máy.

Hồ sơ thi bằng lái xe máy ở Thuận Thành Bắc Ninh khi đã sở hữu bằng lái xe ô tô

Nếu như các bạn đã sở hữu cho mình một tấm bằng lái xe ô tô. tuy nhiên các bạn vẫn chưa có bằng lái xe máy và muốn đăng ký thi bằng lái xe máy ngay sau khi đã nhận bằng lái xe ô tô thì các bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:

Bằng lái xe ô tô (photo)

CMND (photo)

4 tấm ảnh khổ 3×4 theo quy định

Các bạn có thể đến Trung tâm đào tạo lái xe máy Bắc Ninh để đăng ký cho mình một khóa thi bằng lái xe máy ngay sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ trên. Các bạn sẽ được tổ chức khóa thi ngay sau đó khoảng 7 đến 10 ngày, và các bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí phần thi lý thuyết như đã quy định. Sau khi thi xong các bạn chờ ngày đến nhận bằng lái xe máy thông thường là khoảng 1 đến 2 tuần sau.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Thể Dùng Bằng Lái Xe Ô Tô Thay Cho Bằng Lái Xe Máy? trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!