Cập nhật nội dung chi tiết về Điều Khiển Xe Ô Tô Con Thì Cần Bằng Lái Xe Hạng Gì? mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Em chào các anh/ chị bên Tổng đài tư vấn! Anh/chị tư vấn giùm em vấn đề này với! Em muốn điều khiển xe ô tô con thì phải có bằng lái xe hạng gì vậy ạ? Em cảm ơn nhiều!
Thứ nhất, quy định của pháp luật về xe ô tô con
Căn cứ Khoản 3.30 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:
3.30. Xe ôtô con (hay còn gọi là xe con) là xe ôtô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg; xe ôtô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg”.
– Xe ô tô để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe.
– Xe ô tô chở hàng khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg.
– Các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg.
Thứ hai, về hạng của giấy phép lái xe khi muốn điều khiển xe ô tô con
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D”.
Hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1
Điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe hạng A1
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để đượctư vấn.
Có Bằng Lái Xe Hạng B1, B2, C Thì Được Điều Khiển Phương Tiện Nào ?
Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra khi lái xe tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe và một số giấy tờ khác.
“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Như vậy, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“3.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe”.
Như vậy, nếu bạn không mang giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cần phân biệt “không mang theo Giấy phép lái xe” và “không có Giấy phép lái xe”. Nếu bạn bị mất Giấy phép lái xe vào thời điểm bị kiểm tra và bạn đã có giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới; thì giấy hẹn đó chỉ chứng minh bạn không thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe, để bị xử phạt hành chính với mức phạt cao hơn mà thôi. Giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới không có giá trị thay thế cho bằng lái xe đã bị mất.
Pháp luật hiện hành chỉ quy định 1 trường hợp được điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe là đó là trường hợp giấy phép bị tạm giữ. Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Theo như quy định trên, nếu không bị mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế cho những giấy tờ đang bị tạm giữ. Người không có giấy phép lái xe trong thời gian chờ xử lý vi phạm thì vẫn được phép điều khiển phương tiện. Nếu đã qua thời hạn xử lý vi phạm, người vi phạm vẫn không chấp hành các biện pháp xử phạt, mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ.
Trong trường hợp này của bạn, bạn bị mất giấy phép lái xe chứ không phải giấy phép lái xe của bạn bị tạm giữ. Nên bạn không thuộc trường hợp theo quy định của Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu bạn điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định với mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng D Được Phép Điều Khiển Xe Nào ? Có Thể Thi Thẳng Để Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng D Không ?
– Bằng lái xe ô tô hạng D theo quy định được quyền điều khiển các phương tiện quy định ở bằng lái xe ô tô hạng B , C và xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi .
– Ở nước ta bằng lái xe ô tô được phân thành nhiều hạng như bằng lái xe ô tô hạng B1 , B2 , C , D , E , F v.v… phù hợp với từng mục đích lái xe khác nhau . Theo quy định để có thể hành nghề lái xe và điều khiển xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên người điều khiển phải học và thi bằng lái xe ô tô hạng D .
– Điều kiện học bằng lái xe hạng D :
* Bằng lái xe ô tô hạng D là bằng lái xe hạng cao , để học và thi bằng lái xe ô tô hạng D bạn phải có đủ 100 km lái xe an toàn và kinh nghiệm lái xe là 3-5 năm .
* Điều kiện để được nâng dấu lên bằng lái xe ô tô hạng D là phải đủ 24 tuổi .
* Để được nâng dấu lên bằng lái xe ô tô hạng D người lái xe phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên
2. Có thể thi thẳng để lấy bằng lái xe ô tô hạng D không ?
– Do tính chất pháp lý bằng lái xe ô tô hạng D cho phép điều khiển xe ô tô chở 10 người trở lên nên giấy phép lái xe ô tô hạng D có yêu cầu cao hơn các hạng B , C . Người thi bằng lái xe ô tô hạng D yêu cầu phải có kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn do đó không thể học bằng lái xe ô tô hạng D , E trực tiếp mà phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ hạng B hoặc C lên hạng D và E .
– Nếu muốn có bằng lái xe ô tô hạng D bạn cần phải có bằng lái xe ô tô hạng B2 hoặc hạng C và sẽ theo hình thức nâng hạng để có bằng lái xe ô tô hạng D .
– Để nâng dấu bằng lái xe ô tô từ hạng B lên hạng D người lái xe cần có kinh nghiệm 5 năm lái xe và số km lái xe an toàn là 100.000km .
– Thủ tục đăng ký nâng hạng bằng lái xe ô tô hạng D , Khoản 2 , điều 10 , Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe ô tô nâng hạng lập 1 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo gồm :
* Đơn đề nghị học , sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu quy định .
* Bản sao chụp giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn .
* Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định .
* Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật .
* Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp học nâng hạng giấy phép lái xe ô tô lên hạng D , E . Xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch .
– Bản sao chụp giấy phép lái xe ô tô hiện có . Xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe .
Giấy Phép Lái Xe Hạng B1 Có Được Điều Khiển Ô Tô Số Sàn?
Từ năm 2016, việc bổ sung bằng lái xe số tự động và chia giấy phép lái xe hạng B1 thành hai loại có giá trị sử dụng khác nhau đã khiến nhiều người nhầm lẫn về vấn đề bằng hạng B1 có được điều khiển ô tô số sàn hay không.
Trong hệ thống các loại giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam, hạng bằng B (gồm bằng B1 và B2) là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn. Đây cũng là hạng bằng lái xe ô tô phổ biến nhất.
Khi các dòng xe ô tô được trang bị hộp số tự động trở nên ngày một phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại nước ta, nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Do đó, từ 1/1/2016, GPLX số tự động chính thức được Bộ GTVT áp dụng.
GPLX hạng B11. (Nguồn: Otofun).
Tuy nhiên, GPLX số tự động cũng được xếp vào hạng bằng B1, dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ, loại vẫn cho phép điều khiển xe số sàn. Để phân biệt giữa hai loại bằng này, Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11. Cụ thể như sau:
Bằng B11: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi
– Ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, GPLX hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Cả hai loại bằng này đều không cho phép hành nghề lái xe.
Theo quy định, người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe số sàn. (Ảnh: Otofun).
Người có GPLX hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Vỹ Phong
Bạn đang đọc nội dung bài viết Điều Khiển Xe Ô Tô Con Thì Cần Bằng Lái Xe Hạng Gì? trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!