Đề Xuất 4/2023 # Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? # Top 5 Like | Binhvinamphuong.com

Đề Xuất 4/2023 # Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để có thể được cấp bằng lái xe B2, bạn cần phải trải qua thời gian học và thi sát hạch lấy bằng. Việc thi bằng lái khá quan trọng và bạn bắt buộc phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, thủ tục. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô cần những gì? Chợ xe Otofun sẽ liệt kê những giấy tờ cần thiết để các bạn nắm rõ hơn.

Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô

Đơn đăng ký học lái xe ô tô

Bản sao chứng minh nhân dân photo (không cần công chứng)

10 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe.

Giấy khám sức khỏe. Mẫu giấy khám sức khỏe mua ở cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

Túi đựng hồ sơ (có bán tại các trung tâm dạy lái xe)

Sơ yếu lí lịch không cần công chứng.

Lưu ý trong hồ sơ thi bằng lái xe B2

Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai và phải cài khuy áo, tóc cũng không được che lông mày.

Yêu cầu học viên phải còn CMND gốc và còn thời hạn trước ngày “thi Sát hạch” lấy bằng lái xe.

Họ Tên trong các giấy tờ phải ghi in hoa hết.

Ví dụ: NGUYỄN VĂN THANH

Hỏi kỹ về những thủ tục mình phải làm, tránh rườm rà về sau.

Người được cấp bằng lái B2 được phép điều khiển xe ôtô dưới 9 chỗ và các loại xe có trọng tải dưới 3,5 tấn. Đồng thời, bằng lái B2 cho phép người lái những loại xe được quy định cho bằng lái loại B1. Chính vì thế, người được cấp bằng lái xe B2 phải là người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chương trình đào tạo học và thi bằng lái xe ô tô hiện nay

Học lái xe ô tô lý thuyết

Các học viên sẽ được cung cấp miễn phí tài liệu chuẩn theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) gồm 450 câu hỏi, phần mềm học trên máy tính hoặc điện thoại.

Các học viên được học không giới hạn lý thuyết tại trung tâm, có sự hướng dẫn của các giáo viên hoặc có thể học tại nhà.

Thi lý thuyết được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm và thực hiện thi trên máy tính. Thi bằng lái xe ô tô B2 cần phải đạt 26/30 câu trong số 450 câu hỏi. Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung và 9 câu hỏi về ý nghĩa của các loại biển báo, 6 câu hỏi thuộc giải sa hình.

Học thực lái xe ô tô thực hành trên sa hình và đường trường

Học thực hành lái xe ô tô được đào tạo bài bản, bắt đầu từ học bải số nguội cho tới số nóng, học từ đánh tay lái cho tới cách sang số êm, bài thi xử lý tình huống trên đường, căn chuẩn xe vào cua và đặc biệt hiểu tâm lý đi đường để có những xử lý kịp thời.

Bước 1: Làm quen với xe ô tô (số, col, phanh, vô lăng…)

Bước 2: Học cách sử dụng số cơ bản khi lái xe.

Bước 3: Cân bằng tay lái khi đi trên đường thẳng và vào cua

Bước 4: Dừng, khởi hành xe ngang dốc

Bước 5: Học những kỹ năng lùi và quay đầu xe. (nghép ngang và nghép dọc)

Bước 6: Thay đổi số, tốc độ trên đường

Bước 7: Xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm trên đường

Bước 8: Học hình tổng hợp (trên sa hình)

Bước 9: Học kỹ năng xử lý khi di chuyển trên đường ùn tắc, đường trường

Bước 10: Lái xe chíp để chuẩn bị thi.

Điều kiện để thi bằng lái xe ô tô hạng B2

Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có CMND/hộ chiếu còn thời hạn. Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe theo quy định của Bộ GTVT.

Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Gồm Những Gì?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ thi bằng lái xe ô tô như sau:

Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm đơn xin học lái xe, bản sao CMTND, giấy khám sức khỏe…

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Điều kiện thi lấy bằng lái xe ô tô là gì?

Nếu còn chưa nắm rõ về điều kiện thi bằng lái xe ô tô, các chuyên gia tư vấn xe của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn dựa trên quy định của Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Nếu đỗ kỳ thi sát hạch, 10-14 ngày sau đó học viên sẽ nhận được bằng lái xe

Các hạng bằng lái xe ô tô được sử dụng tại Việt Nam hiện nay

chúng tôi cập nhật một số loại bằng lái xe ô tô hiện đang được sử dụng tại Việt Nam:

Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.

Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng B2 được sử dụng cho xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.

Giấy phép lái xe hạng B11: Loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.

Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.

Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.

Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.

Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối toa.

Hồ Sơ Học Bằng Lái Xe Ô Tô B2 Cần Những Gì?

Nhiều người trước khi đăng ký học lái xe oto B2 nghĩ rằng việc chuẩn bị một bộ hồ sơ học bằng lái xe ô to thì cũng vô cũng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, cũng không ít học viên khi đăng ký học lái xe và nộp hồ sơ đầy đủ nhưng hồ sơ không đúng theo quy định buộc phải về làm lại ( đa phần những trường hợp này không nghe tư vấn viên tư vấn kỹ nên xảy ra trường hợp này).

1. Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe

2. Giấy khám sức khỏe

3. 12 tấm hình 3×4 chuẩn

4. 2 CMND photo ( không cần công chứng)

5. Túi đựng hồ sơ xin sát hạch và cấp giấy phép lái xe

– Đối với giấy khám sức khỏe bạn cần khám đúng giấy khám sức khỏe thi sát hạch lái xe ô tô B2, nếu như các bạn nộp giấy khám sức khỏe xin việc thì giấy khám sức khỏe này không có hiệu lực vì vậy bạn cần phải kỹ trong vấn đề này.

– 12 tấm hình 3×4 chuẩn: Phông nền màu xanh dương đậm, Ảnh không được đeo kính khi chụp, tóc không được che lông mày, phải cài khuy áo gần sát ngực.

Thông tin quan trọng về học lái xe ô tô B2 bạn không thể không biết:

– Điều kiện đăng ký học bằng lái xe ô tô B2

– Chi phí học bằng lái xe ô tô B2 bao nhiêu tiền

– Thời gian tổ chức thi sát hạch lái xe ô tô B2 là bao lâu

– Những chiêu lừu đảo thường gặp khi học lái xe ô tô

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE B2 MUA Ở ĐÂU:

Đối với ” đơn đề nghị học, sát hạch để phấp giấy phép lái xe” và ” túi đựng hồ sơ xin sát hạch” các bạn có thể mua tại các trung tâm đào tạo sát hạch lái xe ô tô hoặc một số trung tâm khi bạn đăng ký đã cấp cho các bạn. Còn với giấy khám sức khỏe thì tùy vào mỗi trung tâm mà bạn cần tự đi khám sức khỏe hay trung tâm sẽ giúp bạn làm điều đó.

12 tấm hình 3×4 cũng tùy vào mỗi trung tâm mà có luôn dịch vụ chụp ảnh cho học viên, CMND cũng như vậy.

Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn liên hệ với trung tâm tư vấn học lái xe ô tô Rahavan

Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Hạng C Cần Những Gì ?

Bằng lái xe hạng C là gì?

Bằng lái xe hạng C là loại bằng được cấp cho người điều khiển các loại phương tiện ô tô từ đủ 21 tuổi trở lên, đã đáp ứng được các yêu cầu về điểm số lý thuyết và kỹ thuật thực hành trong kỳ thi sát hạch lái xe ô tô bằng C, cho phép người sở hữu điều khiển các loại xe ô tô được quy định tại hạng B1, B2. Bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng tối đa là 5 năm và có thể nâng dấu từ hạng B2.

Bằng lái xe hạng C là loại bằng cho phép người sở hữu hành nghề lái xe ô tô chở người từ 4-9 chỗ ngồi, lái xe ô tô tải chở hàng có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên,…

Sở hữu bằng lái xe hạng C, các tài xế có đủ điều kiện để hành nghề lái taxi, lái xe tải, lái xe chở hàng,…

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng C gồm những gì?

Học viên có nhu cầu đăng ký thi sách hạch bằng lái xe hạng C phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

01 đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng C (theo mẫu)

02 bản sao giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu còn thời hạn có ghi rõ số chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam

01 bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú/ thẻ thường trú/ chứng minh thư ngoại giao/ chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam

01 giấy khám sức khỏe chuẩn cho người học lái xe không quá 6 tháng theo mẫu “Dùng để điều khiển các phương tiện giao thông”

12 ảnh thẻ 3×4 nền xanh đậm (có kèm file mềm ảnh gốc)

Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng C

Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!