Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng ô tô
– Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi kinh doanh phụ tùng ô tô là mở cửa hàng phụ kiện ô tô cần bao nhiêu tiền? Bởi vì, chỉ khi nắm rõ chi phí mở cửa hàng cũng như số vốn cần chuẩn bị, các chủ cửa hàng mới có thể yên tâm hơn trong việc đầu tư kinh doanh.
– Trên thực tế, vốn mở cửa hàng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mức vốn cần chuẩn bị ít hay nhiều sẽ tùy vào quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có, hàng hóa muốn kinh doanh. Có thể hiểu là nếu bạn muốn mở cửa hàng quy mô nhỏ thì số vốn sẽ ít hơn khi mở 1 cửa hàng có quy mô lớn hay nếu bạn có sẵn mặt bằng không cần phải thuê thì chi phí cũng sẽ ít hơn so với khi đi thuê cửa hàng. Do đó, rất khó để xác định một con số chính xác cho bạn.
– Nhưng nếu căn cứ theo mức giá các mặt hàng phụ tùng ô tô hiện nay thì bạn sẽ cần tối thiểu từ 100 – 500 triệu mới có thể mở cửa hàng.
Khi mở cửa hàng phụ tùng ô tô, bạn phải đặt tên cho cửa hàng. Vì tên cửa hàng có những quy định riêng cần tuân thủ, dó đó bạn cần hết sức lưu ý:
– Tên cửa hàng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tên cửa hàng phải có cấu trúc đầy đủ, gồm cả loại hình và tên riêng.
– Đặc biệt, tên cửa hàng không được trùng lặp hay giống với cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện. Để tránh trùng lặp, bạn có thể dùng tên tiếng anh, hay tên viết tắt khi đăng ký kinh doanh.
– Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh doanh của cửa hàng. Do đó, cần chọn địa điểm có mặt bằng phù hợp. Nếu phải thuê cửa hàng, bạn nên thuê ở khu vực đông dân cư, có mặt tiền, gần đường hoặc gần chợ.
– Một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng ô tô quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là vấn đề lập kế hoạch kinh doanh. Bạn nên có một bản kế hoạch cụ thể, như vậy quá trình hoạt động mới thuận lợi. Hãy lập 1 kế hoạch kinh doanh nêu đầy đủ những vấn đề cần chuẩn bị hay lưu ý, thủ tục phải hoàn tất khi mở cửa hàng, để biết mình phải làm những gì.
Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng ô tô
Khi mở cửa hàng bạn sẽ cần tiến hành đăng ký kinh doanh để tránh việc bị xử phạt hành chính khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Trường hợp này, để dễ dàng và nhanh chóng đi vào hoạt động, bạn có thể tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể khi kinh doanh phụ tùng ô tô. Đây là cách mở cửa hàng phụ tùng ô tô đơn giản và dễ tiến hành nhất hiện nay. Hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép mở cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sỡ hữu đất (nếu bạn không thuê cửa hàng).
– Chứng minh thư nhân dân bản sao hoặc hộ chiếu bản sao của chủ hộ kinh doanh.
Khi mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô bạn cần đóng những loại thuế sau:
– Thuế giá trị gia tăng.
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế môn bài
Bậc thuế
Thu nhập 1 năm
Mức thuế cả năm
1
Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm
300.000
2
Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm
500.000
3
Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm
1.000.000
Để được tư vấn, hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô chi tiết hơn khi mở cửa hàng, bạn hãy liên hệ ngay đến LAW FOR LIFE để được hỗ trợ.
– Hơn nữa, LAW FOR LIFE sẽ thay mặt khách hàng làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép trả khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể khi nhận được uỷ quyền.
– Với kinh nghiệm nhiều năm, giúp hàng ngàn khách hàng đăng ký kinh doanh, mở cửa hàng thành công, LAW FOR LIFE sẽ là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm tin tưởng. Chúng tôi cam kết luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến đây.
Mở Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô
I/ Mở cửa hàng phụ tùng ô tô cần chuẩn bị những gì?
Cần tiến hành thuê cửa hàng:
– Để mở cửa hàng thì việc đầu tiên bạn cần quan tâm chính là địa chỉ kinh doanh. Do đó, bạn cần tiến hành thuê cửa hàng, vị trí cửa hàng sẽ do bạn tự quyết định, nhưng tốt nhất hãy chọn khu vực trung tâm, mặt tiền để dễ thu hút người mua. Trường hợp nhà bạn có sẵn mặt bằng để mở cửa hàng thì không cần thuê cửa hàng.
Cần chuẩn bị vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô:
– Mở cửa hàng phụ kiện ô tô cần bao nhiêu tiền luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định mở cửa hàng. Bởi vì chi phí luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu. Trên thực tế thì vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện kinh doanh, nên rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn. Như nếu bạn phải tiến hành thuê cửa hàng thì cần chuẩn bị nhiều vốn hơn so với khi mở cửa hàng ngay tại nhà hay nếu bạn mở cửa hàng bán phụ tùng ô tô quy mô lớn thì số vốn bỏ ra cũng nhiều hơn so với việc kinh doanh phụ tùng ô tô quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, căn cứ theo mức giá phụ tùng ô tô hiện nay thì bạn cần tối thiểu từ 100 triệu đến 500 triệu đồng để kinh doanh phụ tùng.
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh phụ tùng ô tô
– Khi kinh doanh bạn hãy chọn nhà cung cấp phụ tùng ô tô uy tín và có giá cả hợp lý nhất.
– Bạn hãy tìm hiểu những kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng ô tô và hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô hiệu quả từ những người đi trước, để từ đó rút ra mục tiêu, phương hướng cho chính cửa hàng của mình.
Bạn cần đặt tên cho cửa hàng phụ tùng ô tô của mình trước khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên của cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Không được dùng từ doanh nghiệp hay công ty để làm tên cửa hàng phụ tùng ô tô.
– Tên cửa hàng phụ tùng ô tô phải có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. (Loại hình là Hộ kinh doanh). Tên riêng của cửa hàng không được sử dụng các ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để làm tên.
– Tên của cửa hàng phải được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm ký hiệu, chữ số và các chữ F, J, Z, W. Tên cửa hàng có thể viết tắt hoặc dùng tên tiếng anh.
– Tên của cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ không được giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.
Chuẩn bị thông tin về chủ cửa hàng:
– Bởi vì trong quá trình đăng ký kinh doanh sẽ cần thông tin cụ thể về chủ hộ kinh doanh, do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin như tên, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân và ngày cấp chứng minh và chữ ký của chủ cửa hàng phụ tùng ô tô, chủ hộ đăng ký kinh doanh. Những thông tin này phải chính xác, đầy đủ, bạn cần cung cấp chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng kèm theo trong trường hợp này. Người đại diện mở cửa hàng phải trên 18 tuổi.
II/ Hướng dẫn xin giấy phép, đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng
Để có thể mở cửa hàng phụ tùng ô tô thì bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng. Cụ thể, đối với trường hơp này, để thuận tiện và nhanh chóng đi vào hoạt động, bạn nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh, kinh doanh cửa hàng phụ tùng ô tô
+ Bản sao hộ chiếu, bản sao chứng minh thư nhân dân hay bản sao thẻ căn cước công dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
+ Hợp đồng thuê địa chỉ kinh doanh, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô.
III/ Một số lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi mở cửa hàng
Khi mở cửa hàng phụ tùng ô tô, thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
– Khi cửa hàng phụ tùng ô tô đi vào hoạt động, bạn sẽ cần đóng một số loại thuế như:
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế thu nhập cá nhân
+ Thuế môn bài
– Cửa hàng của bạn nếu có thuê nhân viên thì số nhân viên tối đa được thuê là 10 người.
– Bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng, nếu trường hợp bạn muốn mở thêm nhiều cửa hàng khác thì cần tiến hành thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp.
IV/ Tư vấn mở cửa hàng phụ tùng ô tô thành công tại Nam Việt Luật
– Khi đến với Nam Việt Luật, bạn sẽ được hướng dẫn cách đặt tên cửa hàng, cách chuẩn bị vốn, cách soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh để có thể xin giấy phép kinh doanh trong thời gian nhanh nhất.
– Đặc biệt, ngay khi được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay bạn soạn thảo, nộp hồ sơ và lấy giấy phép mở cửa hàng trao tận tay cho bạn. Giúp bạn thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp.
Những Bước Then Chốt Cần Chuẩn Bị Khi Mở Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Ô tô trở thành phương tiện di chuyển chính của nhiều người. Mở cửa hàng phụ tùng ô tô hứa hẹn là nghành kinh doanh đầy tiềm năng trong tương lai.
1. Nghiên cứu thị trường và kiến thức về phụ tùng ô tô
Kinh doanh phụ tùng ô tô là nghành kinh doanh về kỹ thuật. Vì vậy, bắt buộc người kinh doanh phải có kiến thức về sản phẩm. Nó giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
Trước khi bắt tay vào mở cửa hàng phụ tùng ô tô, bạn phải xác định trước đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, lựa chọn địa điểm và chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu, sở thích của họ.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để cửa hàng có thể đi vào kinh doanh, hoạt động. Khoản tài chính đầu tư vào một cửa hàng phụ tùng ô tô không hề nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và lợi nhuận thu về, bạn phải suy xét cẩn thận từng loại chi phí đầu tư. Tốt nhất nên lập một bảng dự toán chi phí đầu tư gồm các khoản chi chính như phí nhập hàng, phí thuê mặt bằng, tiền mua trang thiết bị,…
Nhà cung cấp uy tín là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Sau khi xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn hãy tập trung đầu tư nguồn hàng theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hãy cân nhắc lựa chọn hợp tác với những nhà cung cấp có sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh tốt nhất nhằm đảm uy tín, lợi nhuận cho cửa hàng.
Vị trí cửa hàng và chiến lược kinh doanh phù hợp là hai yếu tố then chốt giúp thúc đẩy việc kinh doanh của bạn đi lên. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng hay rửa xe miễn phí cho cửa hàng trong giai đoạn mới khai trương. Bạn nên chú trọng xây dựng nội dung trên website, fanpage để thu hút thêm sự quan tâm của khách hàng.
Cửa hàng phụ tùng ô tô có đặc trưng gồm nhiều phụ kiện với số lượng lớn nên rất khó kiểm kê, quản lý số lượng hàng hóa. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp bạn quản lý cửa hàng hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Nó cho phép bạn kiểm tra chính xác mọi giao dịch, tác nghiệp của nhân viên ngay cả khi bạn không thể có mặt ở cửa hàng.
6. Chế độ bảo hành sản phẩm
Do đặc thù sản phẩm kinh doanh là phụ tùng xe ô tô nên cần phải có thời gian bảo hành cho người sử dụng. Khi nhập hàng bạn phải xác định chắc chắn nhà cung cấp có chính sách bảo hành cho sản phẩm đó. Việc xây dựng chính sách bảo hành giúp bạn có được sự tin tưởng từ khách hàng, cũng như thể hiện được trách nhiệm với sản phẩm.
Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Phụ Tùng Ô Tô Có Lãi Nhanh Nhất
1. Những yếu tố tạo nên thành công khi mở đại lý phụ tùng ô tô
Tất nhiên, lĩnh vực nào cũng thế, để thành công bạn phải đáp ứng được nhu cầu của người mua. Dù bạn có marketing hay đến cỡ nào đi nữa, giá sản phẩm của bạn cũng rẻ hơn so với các đối thủ nhưng chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cửa hàng cũng phải đóng cửa mà thôi. Bạn có thể dễ dàng đưa khách hàng đến đại lý phụ tùng ô tô của bạn lần đầu, nhưng để những người này quay lại vào lần sau thì sản phẩm của bạn phải đem lại giá trị cho họ. Vì thế chất lượng phụ tùng ô tô luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô chính hãng
Nếu chưa biết kiếm một nguồn hàng phụ tùng ô tô chất lượng ở đâu thì bạn có thể tham khảo những cách sau:
Đây chắc chắn là một nguồn hàng uy tín và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Họ là những doanh nghiệp lớn nên sẽ có những chính sách bán hàng hỗ trợ bạn. Khi nhập hàng ở đây, bạn không phải bận tâm đến chất lượng phụ tùng, vì nếu có sai sót gì xảy ra, các doanh nghiệp này sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và đứng ra đền bù thiệt hại theo những gì đã cam kết từ trước.
Chợ phụ tùng ô tô cũ
Tuy nhiên điểm yếu của hình thức này là quy mô đại lý phụ tùng ô tô bạn định mở phải thật sự lớn. Vì nếu nhập hàng của họ, bạn không thể nhập hàng với số lượng nhỏ lẻ. Hãy cân nhắc trước khi hợp tác với họ, tránh trường hợp nhập số lượng quá nhiều dẫn đến hàng hóa tồn kho quá nhiều, nguồn vốn bị ngưng đọng, kinh doanh phụ tùng ô tô trở nên kém hiệu quả.
Nếu đang định hướng kinh doanh theo mô hình buôn bán, sửa chữa xe hơi thì đây là một nguồn hàng sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho bạn. Bạn có thể mua những mặt hàng này về sửa chữa, tân trang và nâng cấp lên thành những sản phẩm hữu dụng. Tuy nhiên chất lượng của nguồn hàng này không giống nhau. Nếu không biết cách lựa chọn bạn rất dễ bị “hố”. Vì thế nếu chọn nguồn hàng phụ tùng ô tô này bạn sẽ phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao để có thể chọn mua được những sản phẩm tốt nhất với giá “hời” để công việc buôn bán phụ tùng ô tô được tối ưu.
1.2 Nhập đúng mặt hàng và khách hàng cần
Linh kiện ô tô không phải chỉ có một loại. Tùy thuộc vào từng dòng xe như sedan, SUV, hatchback,… sẽ có những loại phụ tùng đi kèm sẽ khác nhau. Các thương hiệu xe hơi phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Vinfast, Toyota, Kia, Hyundai, BMW, Mercedes,… Tùy vào bạn đang phục vụ những khách hàng sở hữu nhưng dòng xe nào thì nhập hàng về cho phù hợp. Đừng để rơi vào tình trạng “người ta muốn một con gà mà bạn lại bán một con vịt”. Chắc chắn sẽ không hiệu quả.
1.3 Kiểm soát dòng tiền hiệu quả
Để việc mở đại lý phụ tùng ô tô được thuận lợi thì dòng tiền ra vô phải luôn được thống kê một cách rõ ràng. Có rất nhiều người coi thường những khoản chi nhỏ lẻ nên không thống kê lại. Nhưng về lâu về dài, nó sẽ trở thành một con số khổng lồ, gây thiệt hại rất nhiều cho đại lý phụ tùng. Và lúc này bạn có hối hận cũng không kịp.
Hãy tập thói quen, nếu là chi tiêu cho cửa hàng thì dù chỉ vài trăm ngàn để mua một món đồ gì đó cũng đều phải được liệt kê lại. Như vậy về sau có vấn đề gì xảy ra, bạn cũng đều nắm được tình hình và không còn bị động.
Cứ mỗi đồng bỏ ra, cửa hàng phụ tùng của bạn phải thu lại hai, ba, năm hoặc nhiều hơn thì mới coi là hiệu quả và nên tiếp tục kinh doanh. Còn khi bạn bỏ một đồng nhưng chỉ thu lại được một đồng, thậm chí thỉnh thoảng còn bị hao hụt thì cần rà soát lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Kiểm tra xem đâu là điểm yếu của cửa hàng, lý do tại sao lại kém hiệu quả như vậy để tìm phương án xử lý kịp thời nhất.
Bên cạnh đó, doanh thu/lợi nhuận của đại lý cũng được thống kê chi tiết mỗi ngày, từ đó bạn dễ dàng so sánh hiệu quả hoạt động của từng ngày một. Tìm ra những nguyên nhân gây thiệt hại đến doanh thu để giải quyết nhanh nhất và không mắc lại những sai lầm đó.
Đăng ký nhận tin
Nhận thông báo mới từ chúng tôi!
Startup đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam, chúng tôi muốn khách hàng được sự trải nghiệm tốt nhất
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!