Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Mua Xe Nâng Cũ mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc mua xe nâng cũ đặc biệt là xe nâng dầu làm cho các bạn khá khó khăn cho việc chọn lựa. chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để các bạn mua xe nâng cũ
Việc mua xe nâng cũ đặc biệt là xe nâng dầu làm cho các bạn khá khó khăn cho việc chọn lựa. chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để các bạn mua xe nâng cũ. Các thông tin này rất hữu ích khi các bạn đi mua xe nâng hàng.
1/ Quá nhiều người bảo: “Ở xe nâng cũ thông thường người mua hay sợ nhất chính là bộ van điều khiển của xe nâng hay thường gọi là bộ chia thủy lực”. Nhiều người lại còn bảo : ‘nó vốn không hư hỏng nhanh như bơm nhớt thủy lực, nhưng chủ xe thường bán cả chiếc xe khi nó bị hư, nếu thấy nó bị ẩm khi hoạt động , có nghĩa là nó đã ốm yếu rồi’!
Một thợ máy lâu năm chia sẻ với các bạn cái này là không đúng. Bộ chia dầu thủy lực của xe nâng hàng nó rất ít hư hỏng, nếu nó có hư hỏng là do hoạt động khá nhiều năm tuổi thọ. Và nó bị ẩm ưới có thể là chỉ là do 4 cái sin (nó bằng cao su và rất là rẻ) gạt – chặn dầu thủy lực của nó bị chai cứng và cũng có thể là bị thêm phần xước ty van. Cái này có thể mạ lại và sử dụng ok luôn, các bác không phải lo.
2/ Động cơ của xe nâng cũ mới là điều đáng quan tâm và nó là quan trọng nhất. Động cơ của xe nâng hàng không được xì dầu, xì nhớt, xả khói đen um tùm. Động cơ không có vết roăng keo, nếu có thì đã đại tu hay làm lại.
3/ Khi mua xe nâng hàng cũ thì người ta hay quan tâm nhất vẫn là phần hộp số. Đặc biệt đúng là như vậy nhưng nói như vậy chứ ít bác có thể biết và quan tâm. Hộp số tự động của xe nâng hàng cũ cũng là phần phải xem xét kỹ không thể thiếu nếu các bác đi xem xe nâng để mua. Hộp số tự động trong xe nâng hàng thì không được xì nhớt, thiếu nhớt và nhớt không được bẩn. Bởi nếu hộp số đã bị thiếu nhớt hoặc bẩn thì hộp số tự động của chiếc xe nâng hàng này sắp phải tốn tiền rồi các bác ạ. Khi các bác thử xe thì xe nâng hàng chạy không được ì. Khỏe, không ga nó cũng vẫn chạy bình thường.
5/ Bơm nhớt thủy lực là trái tim của xe nâng hàng. Các loại xe nâng ở Việt Nam thông thường sử dụng bơm bánh răng bởi nó bền bỉ và dễ sửa chữa khi có hư hỏng nhẹ. Các bác hãy xem xét nó khô hay ướt dầu, nếu các bác biết đo áp lực thủy lực thì đo áp lực được thì tốt quá.
6/ Cho xe nâng & hạ tải nặng và đột ngột, các bác để ý xem cơ cấu ga tự động có ngon lành không. Khi các bác nâng lên, nếu thấy hai ty đứng nó lên giật cục thì nhất quyết các bác quên nó đi.
7/ Xi lanh nâng hạ là một phần cũng khá quan trọng. Các bác có thể kiểm tra xilanh thủy lực nâng hạ phải khô ráo , không được trầy xước.
8/ Các bác có thể nên kiểm tra luôn hệ thống xích nâng. Hệ thống xích nâng không được rơ quá , các bác có thể hạ chùng xuống để kiểm tra .
9/ Đặc biệt là phần càng nâng của xe nâng hàng và thang nâng tuyệt đối không được có vết hàn.
Khi cho động cơ nổ máy để kiểm tra. Thì động cơ ở chế độ ga không tải th không được quá cao, nếu xe nâng hàng cũ khi không tải và xe không nâng hàng mà người bán xe chỉnh động cơ nổ ầm ầm thì chắc hẳn là xe nâng hàng này có vấn đề rồi đấy.
10/ Còn phần lốp chắc em không phải nói. Các bác chắc cũng biết. Có 2 loại lốp đặc và hơi. Các bác hãy chọn loại lốp mà đúng với nhu cầu của các bác.
11/ Khi kiểm tra hệ thống lái là phải nhẹ nhàng và không rơ rảo còn hệ thống phanh của xe nâng hàng là phải ăn chết.
Kinh Nghiệm Mua Xe Spark Cũ ?
Bước đầu tiên:
1) Hãy hỏi giấy tờ xe: xe có giấy đăng kí hay không? Lần tu sửa xe gần đây nhất là khi nào? Xe có thường xuyên được kiểm tra định kì hay không?2) Kiểm tra tình trạng phanh, dầu , ắc quy.3) Kiểm tra sự bôi trơn của hệ thống truyền độngNăm phút cho một cuộc phân tích nho nhỏ ngay lập tức sẽ chỉ ra cho bạn thấy liệu người chủ cũ của chiếc xe có phải là một người biết bảo dưỡng chiếc xe của một cách cẩn thận hay không?
Bước hai: kiểm tra kĩ lưỡng
Hãy bắt đầu từ hệ thống đèn trên xe, mặt đồng hồ điện tử khi xe nổ máy cũng như khi xe chạy trên đường. Đồng thời khi chạy xe ta cũng kiểm tra luôn hệ thống phanh trước và phanh sau xe. Nếu có tiếng toctoc phát ra chứng tỏ phanh bị bó chặt.
Kiểm tra sự vận hành của bánh xe sau. Công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chiếc mô tô đó sở hữu một chiếc chân chống giữa.
Hãy quan sát tình trạng của những con ốc vít trên động cơ và trên cả phần khung xe: ốc vít sáng chứng tỏ xe thường xuyên được tra dầu mỡ…
Nếu tinh ý bạn chỉ cần nhìn vào phần ống xả là cũng có thể đoán được một phần động cơ xe có tốt hay không. Bởi một chiếc xe có động cơ chạy êm và tốt không thể để lại đằng sau xe những vệt khói đen ngòm được.
Hãy chắc chắn rằng trước khi bạn nổ máy động cơ xe rất mát
Sau đó hãy nổ máy và nghe động cơ chạy. Tăng ga và kiểm tra độ rung của xe hãy cẩn thận với những tiếng động lạ khi giảm ga. Khi chạy thử xe bạn nên để ý luôn đến độ cân bằng đặc biệt là hệ thống phanh tay phanh chân.
Cuối cùng tắt máy và kiểm tra liệu máy có quá nóng sau khi đã chạy thử.
Những lời khuyên cuối cùng
Nếu bạn không chắc chắn mình có sự am hiểu về máy móc động cơ hoặc chỉ có một sự hiểu biết hạn chế hãy đi cùng một người bạn nữa có kinh nghiệm hơn
Dành thời gian trao đổi với người chủ của chiếc xe về phần động cơ xe. Bạn sẽ dễ dàng mua được chiếc xe với giá ưu đãi hơn nếu bạn thể hiện mình biết rất rõ về chiếc xe bạn sắp mua.
Hy vọng giúp ích được bác.
Kinh Nghiệm Mua Ô Tô Cũ
Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều xe ô tô cũ được bán đi chỉ với lý do chủ xe muốn lên đời xe cao hơn hoặc muốn đổi sang xe hãng khác trong khi xe vẫn hoạt động bình thường.
Trong bài viết hướng dẫn này, bạn sẽ nắm được:
– Kinh nghiệm mua ô tô đã qua sử dụng
– Cách kiểm tra chi tiết 16 bộ phận khi mô xe ô tô cũ
– Cách định giá ô tô cũ
Một chiếc xe hơi đã qua sử dụng được đánh giá là xe chất khi hội tụ đầy đủ những yếu tố sau:
– Tình trạng kỹ thuật của máy và gầm tốt (40%)
– Khung và vỏ không đâm đụng (30%)
– Đẹp về thẩm mỹ, nội thất và ngoại thất bắt mắt (20%)
KINH NGHIỆM MUA XE Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG – Bước 1: Ngân sách của bạn:
Ngân sách là yếu tố khiến người mua phải cân đo, đong đếm nhiều nhất. Vì vậy dù là mua xe cũ nhưng bạn nên lựa chọn dòng xe có mức giá bán lại phù hợp với khả năng tài chính của mình để không phải vất vả “trừ nợ” sau đó.
– Bước 2: Tìm hiểu danh sách những mẫu xe cũ nằm trong ngân sách của bạn
Căn cứ vào ngân sách hiện có, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu danh sách những mẫu xe cũ nằm trong “tầm ngắm” của mình.
– Bước 3: So sánh giá từ nhiều nguồn khác nhau
Các dòng xe ô tô cũ dù được bán lại nhưng mức giá bán ở mỗi nơi, mỗi chủ là hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, để không phải mua ô tô cũ với mức giá “trên trời” mà chất lượng cũng không được đảm bảo thì bước tiếp theo bạn nên làm là so sánh giá từ nhiều nguồn khác nhau.
– Bước 4: Liên hệ với đại lý, chủ xe
Trên thực tế, người mua thường được biết đến những chiếc xe cũ thông qua người thứ 3 hay còn gọi là người môi giới mua bán.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự yên tâm về chất lượng xe cũng như thương lượng được giá bán phù hợp nhất thì bạn nên liên hệ trực tiếp với đại lý hoặc chủ xe hiện tại.
– Bước 5: Kiểm tra, test xe ô tô cũ
Trước khi quyết định mua và thương lượng về giá, người mua nên chủ động kiểm tra, test xe ô tô cũ. Đây được xem là bước vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng xe cũng như đưa ra mức giá hài lòng nhất cho cả đôi bên.
– Bước 6: Chạy thử xe
Cuối cùng, việc bạn cần làm đó chính là chạy thử xe. Nếu xe chạy êm, không phát ra tiếng động cơ hư hỏng cũng như các thiết bị nội thất xe hoạt động bình thường thì chắc chắn đây là chiếc xe ô tô cũ dành cho bạn.
HƯỚNG DẪN CÁCH KIỂM TRA KHI MUA XE Ô TÔ CŨ
Kiểm tra xe ô tô cũ không quá phức tạp và khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ.
Dù vậy, không phải ai cũng biết cách kiểm tra đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả chính xác tuyệt đối. Vậy để bỏ túi kinh nghiệm mua xe ô tô cũ nhưng vẫn “chất” , bạn có thể tham khảo cách kiểm tra xe ô tô cũ thông qua 16 bộ phận quan trọng sau đây:
Thân xe
Thân xe là bộ phận đầu tiên bạn nên quan tâm khi tiếp cận với một chiếc xe cũ. Với bộ phận này, bạn sẽ tiến hành kiểm tra nước sơn, độ phẳng cũng như độ cong của lớp vỏ và độ gỉ sét. Bởi đây là những yếu tố có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường và thông qua đó, bạn sẽ nhận định được phần nào tuổi thọ, độ bền của xe.
Kính chắn gió
Sau thân xe, kính chắn gió sẽ là bộ phận tiếp theo bạn cần kiểm tra. Kính chắn gió sẽ “nói” cho bạn biết về khả năng xe đã xảy ra va chạm mạnh hay không.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý kỹ hơn ở bất kỳ các dấu hiệu có vết mài, nứt hoặc độ lỏng lẻo nào khi tác động lực nhẹ vào.
Các yếu tố này cũng sẽ giúp chỉ ra rằng xe ô tô cũ bạn định mua đã từng bị va chạm, sửa chữa hay lâu không được bảo dưỡng cẩn thận.
Cánh cửa
Kiểm tra các cánh cửa đóng có sát không hay có bị hở, vênh không trước khi mua xe cũng là điều khách hàng nên lưu ý.
Trong trường hợp xe đã có va chạm và cánh cửa không còn giữ được độ chắc chắn như ban đầu thì tùy thuộc vào mức độ va chạm mà bạn cân nhắc có nên mua xe hay không.
Lốc máy
Với lốc máy, người mua ô tô cũ cần kiểm tra mặt dưới xem có bị rỉ nhớt hay không? Nếu có thì nhiều khả năng máy đã bị mòn gioăng.
Ngược lại, trong trường hợp lốc máy không bị rỉ nhớt cũng có thể do người chủ hiện tại của xe đã lường trước được nên sử dụng nhớt đặc loại 20w-40 hoặc 30w-50.
Tuy nhiên trên thực tế, các chuyên gia khuyên rằng vẫn nên dùng loại nhớt yêu cầu theo xe là tốt nhất.
Lốp và hệ thống giảm xóc
Dù mong muốn tiết kiệm chi phí đến đâu thì việc kiểm tra lốp và hệ thống giảm xóc khi mua xe ô tô cũ cũng là điều cần thiết bạn nên làm. Việc kiểm tra này nhằm mục đích xem xét độ bền lốp cũng như áp suất lốp còn đủ tiêu chuẩn hay không, có cần phải thay thế hay không.
Từ đó bên mua và bên bán sẽ có thêm cơ sở để thương lượng và đưa ra mức giá mua bán hợp lý nhất.
Hệ thống giảm xóc cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo sự vận hành êm ái của xe. Do vậy, người mua nên cho xe thử chạy ở nhiều loại địa hình khác nhau để kiểm tra phản ứng một cách chính xác nhất.
Tay lái
Không chỉ đối với những chiếc xe ô tô mới mà khi mua những chiếc xe ô tô cũ, bạn cũng nên kiểm tra tay lái bằng việc lái thử ít nhất 2 lần.
Khi lái thử, bạn nên chọn những cung đường yên tĩnh để có thể nghe và cảm nhận rõ nhất tiếng máy có êm không trong suốt chặng đường.
Máy lạnh
Để kiểm tra máy lạnh khi mua xe ô tô cũ, bạn sẽ tiến hành kiểm tra cánh quạt máy lạnh có chạy hay không. Nếu quạt không chạy, bạn nên thương lượng với chủ xe để đưa ra mức giá hài lòng nhất cho cả hai bên.
Đèn xe
Hệ thống đèn xe được xem như “người soi đường chỉ lối” cho lái xe đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, sương mù.
Do vậy, khi mua ô tô cũ, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng đèn pha trước sau, đèn phanh và đèn tín hiệu về độ chiếu xa cũng như tuổi thọ đèn.
Bảng điều khiển
Bảng đồng hồ điều khiển cùng với các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng cần chính xác để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tình trạng xe và hành trình di chuyển.
Kinh nghiệm cho bạn khi kiểm tra bộ phận này của xe ô tô cũ đó chính là thử tất cả các nút bấm dù là nhỏ nhất như âm lượng hay chuyển bài hát. Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi chắc chắn rằng bảng điều khiển hoàn toàn không có vấn đề.
Dầu nhớt
Dầu bôi trơn động cơ ô tô được ví như máu của cơ thể sinh vật.
Vậy nên nếu không đủ dung tích hoặc chất lượng không tốt sẽ khiến cho “cỗ máy” này hoạt động với hiệu suất thấp và nhanh chóng hao mòn.
Do đó, khi kiểm tra dầu nhớt, người mua nên kiểm tra cả về chất và lượng.
Phanh xe
Phanh xe được xem là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người lái khi tham gia giao thông. Bởi vậy, đây chính là lý do vì sao khi mua ô tô cũ, người mua cần kiểm tra phanh bằng cách đạp chân trên bàn đạp thắng.
Nếu thấy phanh không chắc hoặc đạp thắng thấy rung xe hoặc khi phanh xe nghe thấy tiếng rít ken két chà vào nhau thì nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng.
Ngoài ra, nếu đĩa phanh đã quá mòn thì cần phải tráng mặt lại hoặc biết lớp bố thắng đã mòn.
Chân máy
Trong ô tô có tổng tất cả 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây nên hiện tượng giật khi đề ga và chi ph hiện nay để thay chân máy là khá đắt đỏ.
Do vậy bạn cần kiểm tra kỹ bộ phận này trước khi thương lượng giá thành sản phẩm.
Cách kiểm tra chân máy có thể thực hiện như sau:
Có 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây hiện tượng giật khi đề pa, chi phí thay thế rất đắt. mở nắp ca-pô, vào số 1 rồi nhấn ga, thấy máy giật mạnh ngược về sau hoặc ngược lên trước thì thay. Cũng dễ nhìn bằng mắt thường ở các chân cao su. Trên thực tế hầu hết các loại xe ô tô cũ đều gặp phải hiện tượng này.
Ống xả
Kiểm tra ống xả đối với xe ô tô cũ cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện ga mạnh xe để kiểm tra lượng khói thoát ra từ ống xả và màu của khói có màu lạ không. Nếu thấy khói xuất hiện với màu lạ đồng nghĩa với việc xe đang thiếu dầu hoặc lâu chưa được thay dầu khiến động cơ gặp trở ngại trong quá trình đốt cháy, xả khí thải.
Côn (ly hợp)
Để nhận biết côn bị mòn với số sàn, khách hàng mua xe ô tô cũ sẽ làm như sau: nhả hết phanh, vào số 2 sau đó nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay.
Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
Két làm mát và ống dẫn
Đối với ô tô, két nước làm mát là bộ phận đầu tiên dễ dàng kiểm tra bên dưới nắp ca-pô. Do đó nếu dung dịch không nhiều và có hiện tượng dính bẩn thì chứng tỏ chủ nhân hiện tại của chiếc xe không dành sự quan tâm nhiều đến bộ phận này.
Cùng với đó khi kiểm tra xe ô tô cũ, bạn cũng nên lưu ý đến các lá tản nhiệt để chắc chắn không bị mỏng hay xốp. Đường dẫn nước mát cũng cần được xem xét cẩn thận để biết có nên thay hay không.
Hộp số
Bộ phận cuối cùng bạn cần kiểm tra khi mua xe ô tô cũ đó là hộp số. Hộp số nên được kiểm tra thật kỹ lưỡng ở nhiều tốc độ khác nhau đặc biệt là với số sàn. Việc kiểm tra này sẽ giúp phát hiện ra tiếng động lạ phát ra mỗi lần vào số, chân ga có bắt đều với ly hợp không.
Bên cạnh đó, nếu sức kéo của xe kém cũng sẽ là những dấu hiệu chứng tỏ hệ thống truyền động của xe cần được kiểm tra lại.
CÁCH ĐỊNH GIÁ KHI MUA XE Ô TÔ CŨ
Không phải bất kỳ loại xe ô tô cũ nào hiện nay cũng đều được bán với mức giá giống nhau. Theo đó, cách định giá xe chính xác khi chọn mua xe ô tô cũ đó là căn cứ vào chất lượng xe cũng như giá cả thị trường của xe mới cùng loại.
Với những dòng xe bình dân, giá thấp như Kia Morning hay Hyundai Grand i10 thì cứ sau mỗi năm sử dụng, giá xe sẽ được trừ đi khoảng 20 – 25 triệu đồng so với giá bán xe mới.
Với những dòng xe chất lượng cao hơn như Toyota Vios thì cứ sau mỗi năm sử dụng sẽ trừ đi khoảng 30 triệu. Đặc biệt với những dòng đắt tiền như Toyota Corolla Altis hay Camry thì sẽ trừ khoảng 50 triệu qua mỗi năm sử dụng.
Với cách định giá này, người mua sẽ dễ dàng thương lượng được mức giá mua xe ô tô cũ phù hợp với túi tiền của mình.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn Mua Xe Nâng Hàng Cho Doanh Nghiệp
+ Tải trọng: Tải trọng nâng là một yếu tố quan trọng vì nó quyết định khối lượng hàng hóa có thể nâng của xe. 2 dòng xe nâng phổ biến nhất hiện nay là dòng xe nâng dầu 2,5 tấn và xe nâng dầu 3 tấn.
+ Chiều cao nâng: Đối với xe nâng dầu diesel thì chiều cao là 2,7m – 7,9m, xe điện: 1,5m – 12m, xe xăng/gas: 3m – 7,9m.
+ Loại trục nâng: Trục V, VF, TF, QF. Mỗi loại có chiều cao xác định, loại V và TF được sử dụng thông thường nhất.
+ Chiều dài càng nâng: Tiêu chuẩn chiều dài từ 900 – 1200mm.
+ Lốp xe: có 3 loại. Lốp hơi giúp cho xe di chuyển êm ái nhưng trong quá trình vận hành nếu xe đi vào vật nhọn thì lốp có thể bị thủng xăm. Đối với lốp đặc thì xe không bị thủng xăm nhưng lại di chuyển không êm như lốp hơi.
2. Kinh nghiệm chọn mua xe nâng hàng phù hợp
2.1. Xác định khối lượng và loại hàng hoá cần nâng
Điều quan trọng trước khi đưa ra quyết định chọn mua xe nâng là bạn cần xác định loại hàng hoá cần nâng hạ. Nó được đóng khối hay đóng thùng? Việc làm này sẽ giúp bạn cân nhắc lựa chọn được loại càng nâng phù hợp. Trong trường hợp không có nhiều hiểu biết cũng như kiến thức chuyên môn, bạn nên trao đổi kĩ với nhân viên tư vấn.
Ngoài ra, cần xác định chính xác khối lượng hàng hoá cần nâng để lựa chọn được mức tải trọng nâng phù hợp. Thực tế, nếu chỉ dừng lại ở việc vận chuyển những hàng hoá có khối lượng trung bình, các dòng xe nâng cỡ lớn đương nhiên sẽ không phù hợp. Điều này không những lãng phí tiền của mà còn tiêu tốn nhiều diện tích kho bãi. Ngược lại, nếu đưa vào sử dụng các dòng xe nâng có tải trọng quá nhỏ so với nhu cầu cần vận chuyển sẽ không đáp ứng được hiệu suất công việc, kéo dài thời gian hoạt động và gây mất an toàn do quá tải.
2.2. Xác định chiều cao và kích thước hàng hoá
Một trong những bí kíp giúp bạn lựa chọn được dòng xe nâng hàng phù hợp là xác định được chiều cao tối đa cần thực hiện nâng hàng hoá. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên đo khoảng cách giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất của tiến trình nâng hạ để đưa ra quyết định mua xe với chiều cao khung nâng phù hợp.
2.3. Xác định phạm vi không gian hoạt động
Lối đi yêu cầu tối thiểu đối với xe nâng hàng ngồi lái là 3,8 mét và 2,7 mét đối với xe nâng điện đứng lái. Vì vậy, bạn cần căn cứ vào diện tích đường di chuyển của kho hàng để có thể đưa ra quyết định mua xe nâng phù hợp. Tránh trường hợp xe không thể vận hành được do lối đi quá nhỏ.
Nếu nhu cầu của bạn là mua xe nâng hàng để hoạt động ngoài trời thì nên lựa chọn các dòng xe nâng động cơ đốt trong như xe nâng dầu, xăng, gas. Những mẫu xe nâng động cơ đốt trong có thể hoạt động tốt ở môi trường ngoài trời như sân bãi. Bên cạnh đó, xe nâng dầu cũng có thể hoạt động tốt trên bề mặt gồ ghề hay phải leo dốc.
2.4. Căn cứ vào đặc thù công việc
Hiện nay, 2 dòng xe nâng được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường là xe nâng động cơ điện và xe nâng động cơ đốt trong. Mỗi dòng xe được trang bị động cơ khác nhau, vì thế mà chúng cũng có những đặc điểm riêng trong nguyên lí hoạt động.
Nếu môi trường làm việc của bạn yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe về khí thải, tiếng ồn thì xe nâng điện là sự lựa chọn phù hợp. Do quá trình vận hành xe nâng điện không sản sinh ra các khí thải công nghiệp độc hại và tiếng ồn nhỏ. Nên nó được khuyến khích sử dụng trong các kho lạnh, xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, hoá chất,….
Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ vào thời gian dự tính cho mỗi lần thực hiện công tác nâng hạ. Với mỗi lần sạc đầy ac quy, xe nâng điện có thể hoạt động tối đa 8 tiếng liên tục. Tuy nhiên, xe nâng dầu diesel có khả năng làm việc 2, thậm chí 3 ca trong ngày, chỉ cần bạn đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu cho xe hoạt động.
Nguồn: https://xenangthienson.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mua Xe Nâng Cũ trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!