Cập nhật nội dung chi tiết về Mất Giấy Phép Lái Xe, Có Phải Thi Lại? mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vậy cho hỏi, trong trường hợp của tôi có phải thi lại bằng lái không?
Bạn đọcLê Anh (TP.HCM)
Luật sư ,Đoàn Luật sư chúng tôi trả lời: Theo quy định pháp luật hiện hành, chưa có văn bản nào quy định mất GPLX hai lần trở lên thì phải thi lại.
Việc cấp lại GPLX được quy định trong Điều 36 Thông tư 12/2017: “Người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng được xét cấp lại GPLX” (không quy định bị mất lần một hay lần hai).
Trường hợp người bị mất GPLX hoặc quá thời hạn sử dụng từ ba tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, Thông tư 12 quy định phải dự sát hạch lại sau hai tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu GPLX quá hạn sử dụng từ ba tháng đến dưới một năm phải dự sát hạch lại lý thuyết; quá hạn sử dụng từ một năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Như vậy, trường hợp của bạn không thuộc trường hợp GPLX bị quá thời hạn sử dụng. Do đó, bạn chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp lại tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại Sở GTVT nơi cấp GPLX.
Hồ sơ xin cấp lại bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu), hồ sơ gốc phù hợp với GPLX, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, A2, A3), bản sao hợp lệ CMND hoặc căn cước công dân.
Về quy định mất bằng lái xe lần hai trở lên phải thi lại thì đây chỉ là quy định đã từng có trong dự thảo sửa đổi Thông tư 12 mà trước đó Bộ GTVT đã cho lấy ý kiến, tuy nhiên dự thảo này chưa được thông qua.
Mất Giấy Phép Lái Xe Ô Tô Có Phải Thi Lại Không?
Một số quy định cụ thể về một số trường hợp mất giấy phép lái xe ô tô
Trên thực tế không phải toàn bộ những trường hợp mất giấy phép lái xe ô tô đều phải thi lại bằng. Tuy nhiên cũng không phải trường hợp nào cũng sẽ được cấp lại bằng mà không phải thi, điều này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
– Giấy phép lái xe bị mất lần 1, còn hoặc hết thời hạn sử dụng trong phạm vi 3 tháng nếu không thuộc danh sách bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ sẽ được cấp lại bằng mà không cần thi bất kỳ bài thi nào. Để được cấp lại bằng, tài xế cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật để được xử lý, phê duyệt bởi các đơn vị chức năng. Thông thường thời gian xử lý hồ sơ là 2 tháng.
– Trường hợp bị mất bằng lái xe lần 1 quá thời hạn sử dụng lớn hơn 3 tháng, có tên trong danh sách của cơ quan quản lý sát hạch đồng thời khi tra cứu không phát hiện thông tin bị thu giữ xử lý bởi các cơ quan chức năng sẽ có phương án giải quyết như sau:
Thời hạn sử dụng trên 3 tháng dưới 1 năm sẽ phải thi lại lý thuyết, trên 1 năm tài xế buộc phải thi lại cả 2 bài thi lý thuyết và thực hành để được cấp bằng mới.
– Đối với lần mất bằng thứ 2, nếu thời điểm mất bằng nhỏ hơn 2 năm so với lần cấp thứ 1, đồng thời phương tiện không thuộc danh sách bị thu giữ, xử lý. Tài xế sẽ phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Bộ GTVT đồng thời thực hiện thi lại lý thuyết để được cấp bằng lái.
– Trong trường hợp bằng mất lần thứ 2 tại thời điểm hơn 2 năm so với lần 1 sẽ được giải quyết như lần mất thứ nhất trước đó.
– Tại lần mất thứ 3 trong thời hạn 2 năm kể từ lần cấp bằng thứ 2, không phát hiện dữ liệu bị thu giữ bởi các cơ quan chức năng, tài xế sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại bằng mới.
– Tương tự nếu lần mất thứ 3 thuộc thời điểm trên 2 năm so với lần cấp thứ 2 trước đó sẽ được xử lý tương tự như lần mất đầu tiên.
Hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe gồm những gì? Địa điểm nộp tại đâu?
Thủ tục hồ sơ cũng như địa điểm điểm nộp hồ sơ cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm trong quá trình tham khảo thông tin. Cụ thể như sau:
– 1 đơn đề nghị xin cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu của Bộ GTVT. Tài xế có thể lấy và điền đơn tại địa điểm nộp hồ sơ.
– Bản chính hồ sơ thi bằng lái xe gốc (không bắt buộc).
– Giấy khám sức khỏe được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý chỉ chấp nhận giấy khám mới từ 6 tháng trở xuống.
– 1 bản photo chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Lưu ý bạn cũng cần mang theo những loại giấy tờ này khi đi nộp hồ sơ để phục vụ cho công tác xác minh ban đầu.
– Ngoài ra không cần chuẩn bị ảnh bởi chúng ta sẽ được chụp trực tiếp khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ.
Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe là bao lâu?
Về địa chỉ, khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những loại giấy tờ trên, tài xế cần đem hồ sơ đến nộp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc các đơn vị Sở giao thông vận tải.
Lưu ý bạn sẽ không cần đến đúng địa phương nơi đăng ký mà có thể thực hiện thủ tục tại bất kỳ Sở GTVT của các tỉnh. Do đó hãy chủ động tìm kiếm thông tin địa chỉ để thuận tiện nhất với địa chỉ nơi ở, khu vực làm việc của mình.
Thời hạn và mức phí cấp lại bằng là bao nhiêu?
Thông thường thời hạn xử lý hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe sẽ được xử lý trong thời gian 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Ngoài ra trong trường hợp còn hồ sơ gốc, thủ tục xác minh sẽ được lược bỏ cùng với đó thời gian giải quyết cũng sẽ được rút ngắn.
Về lệ phí, trước kia phí cấp giấy phép lái xe bằng giấy là 60 nghìn. Tuy nhiên giờ đây để tiện cho việc quản lý hệ thống toàn bộ bằng giấy sẽ được thay thế dần bằng thẻ nhựa PET. Nhìn chung loại bằng này cũng được người dùng đánh giá cao về độ bền cùng tính tiện dụng.
Đề Xuất Mất Giấy Phép Lái Xe Phải Thi Lại Là “Tối Kiến”!
Tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 6/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khi nói về những bất cập trong cấp phép lái xe hiện nay đã đề xuất phương án: “Tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3”.
Độc giả BÙI DUY TUẤNviết: ” Ông Thể không hiểu rằng văn bằng, chứng chỉ chỉ là những giấy tờ công nhận một người nào đó có kiến thức, kỹ năng của một công việc, ngành nghề đã được đào tạo sao? Cái đó chứa đựng ở trong đầu người ta chứ có phải chứa đựng trong giấy phép lái xe đâu chứ!”
Đa phần kiến độc giả đều phản đối đề xuất của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Các ý kiến cho rằng, thời đại hiện nay là 4.0 nhưng cách nói của ông Thể không khác gì mấy cách giải quyết những năm 60 thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến “áp dụng” đề xuất của Bộ trưởng GTVT vào các ngành khác như giáo dục. Theo đó, đặt giả thiết “Bộ Giáo dục cũng quy định như Bộ GTVT thì căng nhỉ!”. Như vậy, mất bằng cấp tốt nghiệp phổ thông, đại học sẽ phải thi lại?
Phản hồi của người dân cho rằng, đề xuất của Bộ trưởng là “tối kiến”.
Mất công sức và tiền bạc của người dân
Thực tế, đề xuất của Bộ trưởng GTVT đang đẩy khó cho người dân. Bởi, các quy định về cấp mới, cấp lại các loại văn bằng, giấy tờ đều đã được pháp luật qui định rõ, đặc biệt với các trường hợp còn hồ sơ gốc.
Do đó, không có lý do gì để Bộ GTVT “đẻ” thêm quy định về cấp lại bằng lái xe cho người dân. Bộ GTVT đã có Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đặc biệt qui định rõ ràng về các trường hợp người bị mất giấy phép lái xe được cấp lại. Các qui định tại thông tư 46 được cho là khá chặt chẽ, phù hợp.
“Theo cá nhân tôi, việc đề xuất thi lại khi mất bằng lái là không hợp lý. Tôi thấy bất bình vì việc học lại vừa mất thời gian, vừa tốn kém về kinh tế, chưa kể đến nhiều thứ khác”, anh Phan Phương Nam, một người dân Đà Nẵng nói.
Anh Nguyễn Hoàng Tình, tài xế xe tải ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng bất bình với đề xuất của Bộ trưởng GTVT.
Theo anh Tình, đối với tài xế, bằng lái là công cụ mưu sinh, cũng là tài sản có giá trị: “Quá trình chạy xe, ví với bằng lái rơi ra là chuyện thường tình, với người dân chuyện mất bằng lái là thường xuyên xảy ra. Nếu mất bằng thì gia đình khốn đốn về kinh tế, vì chúng tôi nghề chính là lái xe, quá trình thi lại bằng tốn kém tiền bạc, thời gian, quá trình cả học nữa rất chi là tốn kém. Nếu mất bằng mà thi lại thì thất thoát tài sản đối với người dân chúng tôi”.
Tài xế Nguyễn Ngọc Quỳnh tại Huế cho rằng: “Việc Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề xuất “người mất bằng lái xe phải học lại” khiến nhiều người không đồng tình. Theo tôi, giấy phép lái xe chỉ là chứng nhận khả năng điều khiển phương tiện giao thông và khi đã đủ khả năng điều khiển phương tiện giao thông rồi người dân mới được cấp bằng, nếu mất bằng thì cấp lại là chuyện bình thường”.
Đa số người dân trên cả nước phản hồi với đề xuất của Bộ trưởng GTVT đều thể hiện bức xúc và không đồng tình. Đề xuất này không những gây tốn kém mà còn phiền phức thể hiện tính “cửa quyền”. Người dân mong rằng các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, để đưa ra những quyết định hợp tình, hợp lý.
“Theo tôi, những đối tượng thường xuyên vi phạm giao thông, đến mức phải giữ bằng lái 1- 2 tháng hay vài tháng thì tại sao không bắt buộc người ta phải thi lại. Đó mới là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Về sức khỏe, năng lực, tiêu chuẩn cấp giấy phép lái xe, chúng tôi đã được chứng nhận khi tham gia thi bằng lái, vậy thì tại sao mỗi việc mất mà phải thi lại?”, anh Nguyễn Văn Vịnh ở Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng phản bác ý kiến của Bộ trưởng./.
Mất Bằng Lái Xe Ôtô Có Phải Thi Lại?
Nếu mất bằng lá i lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Tôi bị mất bằng lái xe ôtô có được cấp lại hay phải thi lại? Thủ tục cấp bằng lái xe ôtô bị mất như thế nào? Thời gian bao lâu?
Anh Vũ, Bách Khoa, Hà Nội
Qua tìm hiểu tại Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội, được biết:
Mất bằng lái xe ôtô phải thi lại trong một số trường hợp
Không phải cứ mất bằng lái xe ôtô là sẽ phải thi lại. Do đó nếu bạn bị mất bằng lái xe, trong vòng 2 năm chưa lần nào cấp lại, còn hồ sơ gốc thì sẽ được cấp lại đơn giản mà không cần phải thi lại lý thuyết hay thực hành.
Vậy cụ thể khi nào thì được cấp lại bằng lái xe ôtô, khi nào không? Các trường hợp mất bằng khi bằng lái đang còn hạn, và bạn không đang trong thời gian khắc phục vi phạm khi tham gia giao thông (xử phạt).
Nếu mất bằng lái lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, sau 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn cũng sẽ được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, trong vòng 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn phải thi lại lý thuyết.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ ba trong vòng 2 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Làm lại bằng B2 hết bao nhiêu tiền và trong bao lâu?
Lệ phí cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất theo biểu phí của Bộ giao thông vận tải từng thời điểm. Hiện tại lệ phí cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất là 135.000 đồng (một trăm ba mươi lăm nghìn đồng).
Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp lại bằng lái bị mất, sau khi xác minh và làm đủ các thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất bạn sẽ được cấp lại bằng lái xe ôtô mới.
Nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe B2 bị mất ở đâu
Để xin cấp lại bằng lái xe B2 bị mất cũng như bằng B1, bằng C hay tất cả các loại giấy phép lái xe khác. Bạn cần đến Sở giao thông vận tải (cấp tỉnh) để nộp hồ sơ.
Một số lưu ý khi làm thủ tục cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất
Bạn cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực để nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất.
Đối với bằng lái thẻ nhựa mới hiện nay (PET) bạn không cần có hồ sơ gốc.
Đối với bằng lái xe cũ (thẻ giấy), cần có hồ sơ gốc khi nộp hồ sơ xin cấp lại.
Nếu mất hồ sơ gốc, cần làm thủ tục cấp lại hồ sơ gốc trước.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mất Giấy Phép Lái Xe, Có Phải Thi Lại? trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!