Cập nhật nội dung chi tiết về Mở Cửa Hàng Mua Bán Xe Máy Cũ Thành Công 100%! mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm sao để mở cửa hàng kinh doanh, mua bán xe máy cũ thành công? Cần lưu ý nhưng gì? Thủ tục mở cửa hàng mua bán xe máy cũ như thế nào? Là băn khoăn chung của nhiều người kho có ý định kinh doanh thu mua xe máy cũ. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về những vấn đề trên thì hãy những chia sẻ trong bài viết sau sẽ rất hữu ích với bạn đấy!
I/ Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng mua bán xe máy cũ
Lưu ý về kế hoạch kinh doanh
– Bạn cần tìm hiểu kinh nghiệm bán xe máy cũ, cách mua bán xe máy cũ như thế nào thì hiệu quả. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng sửa xe máy thì có thể thu mua xe máy cũ hỏng về rồi sửa chữa và bán lại.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:
– Có thể nhiều người thấy lạ khi mở cửa hàng kinh doanh lại phải chuẩn bị ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, bởi vì đây là việc cần thiết khi đăng ký kinh doanh, nên bạn phải lưu ý. Bạn sẽ cần chọn ngành nghề phù hợp để đăng ký kinh doanh, lúc đó mới có thể thuận lợi mở cửa hàng. Nếu bạn không đăng ký ngành nghề phù hợp, thì sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định.
– Mở cửa hàng mua bán xe máy cũ cần bao nhiêu vốn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định mở cửa hàng. Bởi vì chi phí luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu. Trên thực tế thì vốn mở cửa hàng mua bán xe máy cũ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện kinh doanh, nên rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn. Như nếu bạn phải tiến hành thuê cửa hàng thì cần chuẩn bị nhiều vốn hơn so với khi mở cửa hàng ngay tại nhà hay nếu bạn mở cửa hàng quy mô lớn thì số vốn bỏ ra cũng nhiều hơn so với việc kinh doanh thông thường ở quy mô nhỏ.
– Tuy nhiên, hiện nay theo mức giá thì trường thì bạn cần tối thiểu từ 70 – 500 triệu đồng.
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng mua bán xe máy cũ, bạn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế sau:
– Thuế môn bài
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
Cửa hàng mua bán xe máy cũ cần có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải tuân thủ những quy định chung như:
– Có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Tên không giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh khác trong phạm vi cấp huyện/ quận.
– Tên có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt nhưng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Hơn nữa, cấm sử dụng chữ công ty hay doanh nghiệp để làm tên cửa hàng.
II/ Thủ tục mở cửa hàng mua bán xe máy cũ
Khi mở cửa hàng, bạn cần tiến hành làm thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động. Đối với trường hợp này, bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
– Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng còn hiệu lực của chủ cửa hàng.
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
III/ Tư vấn mở cửa hàng mua bán xe máy cũ thành công tại Nam Việt Luật
– Bên cạnh việc tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mua bán xe máy cũ, hướng dẫn chuẩn bị, đặt tên cửa hàng, đăng ký ngành nghề kinh doanh, Nam Việt Luật còn nhận ủy quyền từ khách hàng để thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép. Giúp khách hàng có thể nhanh chóng đưa cửa hàng của mình đi vào kinh doanh.
Mở Cửa Hàng Sửa Chữa Xe Máy Thành Công 100%!
I/ Thủ tục mở cửa hàng – Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh
Khi mở cửa hàng sửa chữa xe máy thì bạn không thể bỏ qua việc đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, khi mở cửa hàng, bạn có thể áp dụng hình thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể để thuận lợi kinh doanh. Đây là mô hình sửa chữa xe máy đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay. Để đăng ký kinh doanh cho cửa hàng, bạn có thể tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hồ sơ gồm:
– Hợp đồng thuê cửa hàng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao.
– Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
– Thông tin chủ cửa hàng: Bạn cần chuẩn bị đủ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp của chủ cửa hàng để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Tên cửa hàng: Cửa hàng sửa chữa xe máy khi đăng ký kinh doanh thì bắt buộc phải có tên riêng. Tên riêng cửa hàng không được trùng lặp hay không được đặt giống với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh tối thiểu trong phạm vi cấp huyện/ quận. Có thể đặt tên cửa hàng bằng tiếng anh hay tên viết tắt. Hơn nữa, khi đặt tên, bạn không được sử dụng các từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để làm tên. Lưu ý là tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Khi tên cửa hàng đạt yêu cầu, bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh, do đó cần hết sức lưu ý.
– Ngành nghề kinh doanh: Để kinh doanh, buôn bán đồ sửa chữa xe máy, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp khi đăng ký kinh doanh. Cụ thể, trường hợp này phải đăng ký ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh sữa chữa máy móc, như vậy mới có thể kinh doanh. Nếu không tuân thủ yêu cầu, bạn sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Thông tin về số vốn và địa chỉ cửa hàng: Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị thông tin về địa chỉ cửa hàng cũng như số vốn kinh doanh. Cần ghi rõ địa chỉ, địa chỉ phải xác định, chính xác, không sử dụng địa chỉ giả.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên UBND và lấy giấy phép
– Bạn mang hồ sơ nộp lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng.
– Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa sửa chữa xe máy đầy đủ, hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.
II/ Hướng dẫn chuẩn bị khi mở tiệm sửa xe máy
Ngoài thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh thì để mô hình tiệm sửa xe máy của bạn thuận lợi phát triển thì bạn cần chuẩn bị thêm 2 vấn đề sau:
– Vốn mở cửa hàng kinh doanh sửa chữa xe máy là vấn đề luôn được quan tâm khi kinh doanh. Bởi vì ai cũng muốn biết mức vốn tối thiểu mình cần chuẩn bị khi kinh doanh là bao nhiêu. Vậy mở cửa hàng sửa chữa xe máy cần bao nhiêu vốn?
– Thực tế, thì vốn mở hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện sẵn có cũng như quy mô cửa hàng… Bởi vì nếu bạn không cần thuê cửa hàng hay chỉ mở cửa hàng nhỏ thì mức vốn sẽ ít. Tuy nhiên, nếu bạn phải thuê cửa hàng hoặc mở cửa hàng có quy mô lớn thì mức vốn cũng sẽ cao hơn.
– Nhưng như đã trình bày ở trên thì căn cứ theo mức chi phí thị trường hiện tại, bạn cần chuẩn bị từ 50 – 100 triệu mới có thể mở cửa hàng.
– Bạn có ý tưởng kinh doanh sửa chữa xe máy nhưng lại không có mặt bằng sẵn để làm cửa hàng thì một điều chắc chắn là bạn sẽ phải thuê cửa hàng. Bạn nên chọn thuê cửa hàng có mặt tiền, rộng, gần đường lớn. Như vậy mới có thể thu hút khách hàng.
III/ Hướng dẫn đóng thuế cho cửa hàng sửa xe máy
Sau khi mở cửa hàng sửa chữa xe máy và có giấy phép kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ hoạt động dưới hình thức cơ sở kinh doanh. Do đó, theo quy định chung, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập
– Thuế môn bài
IV/ Tư vấn mở cửa hàng sửa chữa xe máy tại Nam Việt Luật
Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục, kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa xe máy, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.
– Hơn nữa, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép để trả cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Giúp cửa hàng của bạn thuận lợi đi vào kinh doanh.
Vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết về thủ tục, quy định khi mở cửa hàng sửa chữa xe máy. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình.
Mở Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô
I/ Mở cửa hàng phụ tùng ô tô cần chuẩn bị những gì?
Cần tiến hành thuê cửa hàng:
– Để mở cửa hàng thì việc đầu tiên bạn cần quan tâm chính là địa chỉ kinh doanh. Do đó, bạn cần tiến hành thuê cửa hàng, vị trí cửa hàng sẽ do bạn tự quyết định, nhưng tốt nhất hãy chọn khu vực trung tâm, mặt tiền để dễ thu hút người mua. Trường hợp nhà bạn có sẵn mặt bằng để mở cửa hàng thì không cần thuê cửa hàng.
Cần chuẩn bị vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô:
– Mở cửa hàng phụ kiện ô tô cần bao nhiêu tiền luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định mở cửa hàng. Bởi vì chi phí luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu. Trên thực tế thì vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện kinh doanh, nên rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn. Như nếu bạn phải tiến hành thuê cửa hàng thì cần chuẩn bị nhiều vốn hơn so với khi mở cửa hàng ngay tại nhà hay nếu bạn mở cửa hàng bán phụ tùng ô tô quy mô lớn thì số vốn bỏ ra cũng nhiều hơn so với việc kinh doanh phụ tùng ô tô quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, căn cứ theo mức giá phụ tùng ô tô hiện nay thì bạn cần tối thiểu từ 100 triệu đến 500 triệu đồng để kinh doanh phụ tùng.
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh phụ tùng ô tô
– Khi kinh doanh bạn hãy chọn nhà cung cấp phụ tùng ô tô uy tín và có giá cả hợp lý nhất.
– Bạn hãy tìm hiểu những kinh nghiệm mở cửa hàng phụ tùng ô tô và hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô hiệu quả từ những người đi trước, để từ đó rút ra mục tiêu, phương hướng cho chính cửa hàng của mình.
Bạn cần đặt tên cho cửa hàng phụ tùng ô tô của mình trước khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên của cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Không được dùng từ doanh nghiệp hay công ty để làm tên cửa hàng phụ tùng ô tô.
– Tên cửa hàng phụ tùng ô tô phải có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. (Loại hình là Hộ kinh doanh). Tên riêng của cửa hàng không được sử dụng các ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để làm tên.
– Tên của cửa hàng phải được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm ký hiệu, chữ số và các chữ F, J, Z, W. Tên cửa hàng có thể viết tắt hoặc dùng tên tiếng anh.
– Tên của cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ không được giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.
Chuẩn bị thông tin về chủ cửa hàng:
– Bởi vì trong quá trình đăng ký kinh doanh sẽ cần thông tin cụ thể về chủ hộ kinh doanh, do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin như tên, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân và ngày cấp chứng minh và chữ ký của chủ cửa hàng phụ tùng ô tô, chủ hộ đăng ký kinh doanh. Những thông tin này phải chính xác, đầy đủ, bạn cần cung cấp chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng kèm theo trong trường hợp này. Người đại diện mở cửa hàng phải trên 18 tuổi.
II/ Hướng dẫn xin giấy phép, đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng
Để có thể mở cửa hàng phụ tùng ô tô thì bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng. Cụ thể, đối với trường hơp này, để thuận tiện và nhanh chóng đi vào hoạt động, bạn nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh, kinh doanh cửa hàng phụ tùng ô tô
+ Bản sao hộ chiếu, bản sao chứng minh thư nhân dân hay bản sao thẻ căn cước công dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
+ Hợp đồng thuê địa chỉ kinh doanh, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô.
III/ Một số lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi mở cửa hàng
Khi mở cửa hàng phụ tùng ô tô, thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
– Khi cửa hàng phụ tùng ô tô đi vào hoạt động, bạn sẽ cần đóng một số loại thuế như:
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế thu nhập cá nhân
+ Thuế môn bài
– Cửa hàng của bạn nếu có thuê nhân viên thì số nhân viên tối đa được thuê là 10 người.
– Bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng, nếu trường hợp bạn muốn mở thêm nhiều cửa hàng khác thì cần tiến hành thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp.
IV/ Tư vấn mở cửa hàng phụ tùng ô tô thành công tại Nam Việt Luật
– Khi đến với Nam Việt Luật, bạn sẽ được hướng dẫn cách đặt tên cửa hàng, cách chuẩn bị vốn, cách soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh để có thể xin giấy phép kinh doanh trong thời gian nhanh nhất.
– Đặc biệt, ngay khi được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay bạn soạn thảo, nộp hồ sơ và lấy giấy phép mở cửa hàng trao tận tay cho bạn. Giúp bạn thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp.
Tư Vấn Mở Cửa Hàng Rửa Xe Máy “1 Vốn 4 Lời”
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Tiệm Rửa Xe Máy
Theo các các anh em trong nghề chia sẻ kinh nghiệm để mở tiệm rửa xe máy thì mọi người cần có vốn, tìm mặt bằng “đắc địa”, tìm nơi cung ứng phụ tùng trang thiết bị, có chiến lược kinh doanh tốt…Cụ thể như sau:
1/Tìm Và Lựa Chọn Mặt Bằng Mở Tiệm Rửa Xe
Việc tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng để mở quán rửa xe cần được tiến hành ngay khi bạn có ý định mở. Bạn có thể tìm trực tiếp, nhờ bạn bè người thân hoặc lên các diễn đàn bất động sản, rao vặt.
Lưu Ý:
+ Bạn nên đi tham khảo nhiều địa điểm khác nhau, lên danh sách tổng hợp các địa điểm rồi tiến hành đi xem một lượt tổng thể. Dành khoảng nửa tháng lên thông tin và chốt thời gian qua xem rồi
+ Mặt bằng “đắc lợi” để mở tiệm rửa xe máy là nơi có mật độ dân cư đông, nhiều xe cộ qua lại, gần đường lớn…Hệ thống điện nước đảm bảo, sạch sẽ, cống thoát nước tốt.
2/Vấn Đề Về Nhân Lực Và Thủ Tục Pháp Lý
+ Theo những người có kinh nghiệm, thời gian đầu khi mới kinh doanh rửa xe sẽ có ít khách nên không cần phải thuê người làm, bạn có thể tự quán xuyến công việc hoặc người thân hỗ trợ.
+ Sau một thời gian nếu kinh doanh tốt bạn nên thuê thêm một người làm để chia sẻ công việc, khi quán thực sự phát triển sẽ tính đến chuyện “tuyển quân”. Lưu ý, cần phải cân nhắc về phí nhân công sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh doanh của tiệm.
+ Về vấn đề pháp lý: Mở tiệm rửa xe là hoạt động thương mại không phải là hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo pháp luật, vẫn phụ thuộc vào sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường.
3/Mở Tiệm Rửa Xe Máy Cần Những Gì?
+ Khi mở hiệu rửa xe máy, cần phải đầu tư mua bộ dụng cụ và máy móc để phục vụ công việc gồm có máy rửa xe, máy nén khí, cầu nâng 1 trụ rửa xe máy… Ngoài máy móc ra thì mua thêm hóa chất tẩy rửa, bình bọt tuyết, khăn lau chuyên dụng, ben nâng…
Ben Nâng Rửa Xe Máy
+ Ben nâng rửa xe máy là thiết bị đầu tiên và cực kỳ quan trọng mà bạn nên lắp đặt. Ngoài việc nâng hạ giúp quá trình vệ sinh các bộ phận trên xe được diễn ra nhanh chóng, thiết bị còn tăng tính chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn.
+ Ben xe máy có 2 loại: Dùng hơi và dùng dầu. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên dùng ben dầu vì nó vận hành an toàn hơn, bền hơn và khi rủi ro có sự cố thì ben cũng từ từ hạ xuống chứ không tụt đột ngột như ben hơi.
Máy Xịt Rửa Xe Máy
+ Dĩ nhiên bất cứ một tiệm rửa xe nào cũng cần có máy rửa xe mới có thể vận hành được. Thiết bị giúp xịt rửa, vệ sinh xe nhanh chóng và toàn diện.
+ Có 2 lựa chọn đáng để khách hàng cân nhắc khi lựa chọn máy xịt rửa cho tiệm rửa xe máy đó là: máy rửa xe dây đai và máy phun rửa áp lực cao. Máy rửa xe dây curoa có giá thành rẻ hơn, dễ sửa chữa bảo dưỡng, nhưng lại yếu hơn và hiệu quả làm việc không cao như máy rửa áp lực.
Máy Nén Khí
+ Máy hơi luôn là thiết bị hàng đầu mà một tiệm rửa xe máy cần có. Ngoài công dụng cấp khí nén vận hành ben nâng, bình bọt tuyết thì thiết bị còn dùng xì khô, bơm hơi và một số thiết bị khí nén cơ bản khác
+ Đối với tiệm rửa honda, nhu cầu về khí nén không lớn do vậy một chiếc máy nén tầm 2 – 3HP là bạn đã có thể dư sức phục vụ công việc được rồi.
Bình Phun Bọt Tuyết Rửa Xe
+ Bình phun bọt tuyết là thiết bị giúp đánh bọt mịn và phun ra bên ngoài qua súng. Từ đó, việc rửa xe sẽ chuyên nghiệp, tiết kiệm dung dịch mà hiệu quả làm sạch cũng tối ưu hơn khá nhiều.
+ Bên cạnh đó, nếu muốn gọn nhẹ hoặc tiết kiệm chi phí, bình bọt tuyết cầm tay gắn súng rửa xe hoặc bình phun bọt tuyết cầm tay dùng khí nén cũng là lựa chọn mà bạn nên tham khảo.
Kinh Nghiệm Mở Tiệm Rửa Xe Máy Có Lãi
Để tiệm có đông khách, nhiều ” lời lãi” thì cần có chiến lược kinh doanh tốt, định hướng tốt sau đây:
+ Tạo ấn tượng đẹp với khách hàng bằng dịch vụ tốt, thái độ phục vụ tận tâm ân cần, thân thiện để khách hàng quay lại.
+ Kết nối với khách hàng bằng cách xin số điện thoại, họ tên để theo dõi định kỳ tình trạng xe, nhắc học đi bảo dưỡng để tạo thiện cảm, tang lượng khách thân thiết.
+ Có thể sử dụng phương pháp gọi điện chăm sóc định kỳ, tạo website, fanpage… để quảng bá cửa hàng.
+ Xây dựng dịch vụ đặt lịch rửa xe, sửa xe, bảo dưỡng xe…. để nâng cao sự chuyên nghiệp của tiệm.
Với hơn 10 năm kinh doanh trong nghề Tpro luôn tự hào mang đến cho khách hàng những lựa chọn tối ưu nhất, cam kết chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành hậu mãi cực tốt cùng những giải pháp kinh doanh, tư vấn mặt bằng, đào tạo nghề toàn diện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mở Cửa Hàng Mua Bán Xe Máy Cũ Thành Công 100%! trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!