Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Việc Học Và Thi Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Đảo Síp mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những điều cần biết về việc học và thi lấy bằng lái xe ô tô ở đảo Síp
Ở đảo Síp, bên cạnh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc taxi thì việc sở hữu một chiếc xe hơi cũng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc đi lại. Người Việt khi định cư tại quốc gia này, nếu đã có bằng lái xe ô tô ở Việt Nam thì trước khi sang Síp nên chuyển đổi thành bằng lái xe quốc tế để có thể sử dụng ở trong thời gian 6 tháng.
Nhiều người Việt ở đảo Síp cho rằng việc lái xe tại quốc gia này không khó, tuy nhiên có một số quy định khác với Việt Nam nên để lái xe an toàn và đúng luật, bạn nên dành thời gian học với thầy giáo bản địa (giá khoảng 20 euro/giờ) trước khi tham gia điều kiển phương tiện giao thông.
Còn việc học và thi lấy bằng lái xe tại Síp, trước tiên bạn cần phải có bằng lái xe tạm thời trước khi được phép thi lấy bằng lái xe chính thức.
Các bước cần thực hiện khi học và thi lấy bằng lái xe tại Síp sẽ trải qua các giai đoạn sau:
1. Đăng ký thi lấy bằng lái xe tạm thời
Việc đầu tiên bạn cần làm khi thi lấy bằng lái xe tạm thời tại Síp đó là đến Sở Giao thông Vận tải (DoRT) đăng ký và làm bài kiểm tra mắt, kiểm tra lý thuyết (thi vấn đáp) về tín hiệu và biển báo giao thông.
Phí thi: 10 EUR
Những tài liệu cần mang theo:
– 2 ảnh 4×6 cm nền trắng (tương tự ảnh hộ chiếu)
– Giấy phép cư trú hợp pháp
– Xác minh ở Síp ít nhất 6 tháng, có thể là hóa đơn điện nước, internet…, nếu không có thể đến văn phòng DoRT để hỏi cụ thể về trường hợp của mình
– Hộ chiếu, bản sao trang có thông tin của chủ hộ chiếu
2. Thủ tục thi lấy bằng tập lái (learner/beginner)
*Bài kiểm tra miệng
*Phí thi € 20 và có hiệu lực trong 1 năm
Thủ tục thi lấy bằng chính thức:
– Cư trú tại Síp từ 6 tháng trở lên
– Có bằng lái tạm thời hoặc bằng tập lái vẫn còn hạn
– Đủ tuổi lái xe ở Síp
*Nếu thi trượt phải đợi 30 ngày mới được thi tiếp
– Mang theo bằng lái tạm thời/tập lái
– 2 ảnh 4×6 nền trắng
– Bảo hiểm (bảo hiểm bổ sung phục vụ ngày thi)
– MOT (nếu cần)
– Đề biển E (học lái) ở trước và sau xe
– Phanh tay để ở giữa để người kiểm tra sử dụng trong trường hợp khẩn
– Nộp phí thi: € 170 và € 40 lấy bằng cứng (nếu thi đỗ)
Bài thi tổng cộng 45 phút (10 phút làm thủ tục), bao gồm thi lý thuyết và thi thực hành:
– Bài thi lý thuyết chủ yếu hỏi về biển báo, tín hiệu giao thông (tương tự như thi lấy bằng lái xe tạm thời)
– Bài thi thực hành từ 15 – 25 phút, bao gồm lái xe trên đường địa phương và đỗ xe song song
*Kết quả có khi hết bài thi
– Nếu người thực hiện bài thi bằng ô tô tự động thì chỉ được lái xe tự động. trường hợp sử dụng xe thông thường thì được phép lái cả 2 loại xe.
– Thi B+E bắt buộc phải được đào tạo 7 giờ trước khi thi. Anh chị có thể đăng ký học thi thực hành với thầy dạy lái 10 ngày trước khi thi.
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666
Những Điều Cần Biết Về Học Và Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng B2
Bằng lái xe B2 được phép điều khiển những phương tiện nào? Những quy định về độ tuổi, sức khỏe và chương trình đào tạo của bằng B2 như thế nào…và rất nhiều những thông tin về bằng B2 mà các bạn phải nắm vững khi học lái xe ô tô. Tất cả sẽ được giới thiệu đến các bạn trong bài chia sẻ này
Bằng lái xe B2: Những điều cần biết về học và thi bằng lái xe B2
Bằng lái xe B2 là loại bằng lái xe ô tô thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay. Hàng năm có tới hàng triệu lượt đăng ký mới thi bằng B2. Việc tìm hiểu kỹ những thông tin về bằng B2 cũng như những thông tin về các khóa học lái xe B2 sẽ giúp bạn lựa chọn được một khóa học phù hợp, một địa chỉ học lái xe uy tín.
Bằng lái xe B2 lái được những loại xe nào?
Nếu như bạn muốn lái xe khách, xe tải trên 3,5 Tấn thì các bạn không được học bằng B2. Theo quy định thì bằng lái xe B2 được phép điều khiển các phương tiện sau:
Ô tô dưới 9 chỗ, xe tải và máy kéo với 1 rơ móc trọng lượng không quá 3,5 tấn và các phương tiện quy định bằng b1 được phép điều khiển. Bằng b2 có thời hạn 10 năm. Sau 10 bạn phải đến cơ quan cấp bằng LX để xin cấp lại
Trước khi đăng ký học bằng lái xe B2, bạn cần tìm hiểu đầy đủ những quy định về độ tuổi, sức khỏe. Bởi việc lái xe ô tô ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nên cần có những quy định cụ thể về hành vi năng lực của người lái xe.
Bằng lái xe B2 chỉ cấp cho những công dân đã đủ 18 tuổi. Những trường hợp chưa đủ tuổi sẽ không được phép đăng ký và tham gia các khóa thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng B2.
Bằng B2 sẽ có thời hạn tới khi bạn 55 tuổi (nữ giới) và 60 tuổi (nam giới). Sau đó, bằng B2 sẽ được chuyển tự động về bằng B1.
Mỗi loại bằng lái xe lại có những quy định về sức khỏe khác nhau để có thể đảm bảo trách nhiệm lái xe an toàn. Các trường hợp sức khỏe không đủ điều kiện thi GPLX hạng B2 gồm:
Người bệnh mắc chứng rối loạn tâm thần cấp tuy đã được chữa khỏi hoàn toàn nhưng thời gian chưa đủ 24 tháng
Người bệnh mắc chứng rối loạn tâm thần mạn tính
Người có thị lực dưới 8/10 (mắt tốt) và dưới 5/10 (mắt kém) (kể cả điều chỉnh bằng kính)
Người mắc tật khúc xạ từ trên +5 diop hay -8 diop
Người bị chói sáng, bị quáng gà
Người bị mất chức năng, cụt 1 bàn chân, người bị cụt từ 2 ngón tay trên 1 bàn tay trở lên
Nếu không gặp vấn đề về sức khỏe trong một số trường hợp trên. Học viên hoàn toàn đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô B2
Đăng ký học và thi bằng B2
Nội dung đào tạo tại các khóa học bằng B2 bao gồm:
Học lý thuyết: Bộ 450 câu hỏi trắc nghiệm thi bằng lái xe B2
Học thực hành: Học kỹ năng lái xe ô tô, các bài thi sa hình là kỹ năng lái xe đường trường
Để tránh bị đánh lừa bởi các khóa học lái xe ô tô của nhiều trung tâm không uy tín. 83 Group đưa ra cho bạn 2 gợi ý về các khóa học lái xe ô tô
Khóa học B2 – Chuẩn 5,2 TRĐ: Khóa học là trọn gói đào tạo, không giới hạn số buổi học lý thuyết và sẽ có 12h học thực hành lái xe.
Khóa học B2 – Vip 7,5 TRĐ: Khóa học Vip là trọn gói đào tạo (trong đó: Không giới hạn số giờ học lý thuyết và thực hành lái xe)
Phần thi sát hạch bằng lái xe ô tô B2 sẽ bao gồm 3 phần thi lớn là: Lý thuyết + Thực hành lái xe sa hình + lái xe đường trường. Mỗi bài thi sẽ có một mốc điểm quy định để có thể vượt qua được bài thi đó.
Nếu học viên đạt tiêu chuẩn sẽ được sở GTVT cấp bằng và gửi về trung tâm sau 10 ngày kết thúc khóa thi.
Nếu học viên không thể vượt qua được khóa thi sát hạch bằng lái xe B2. Học viên sẽ được đăng ký thi lại vào khóa thi tiếp theo với mức học phí được tính theo từng phần thi mà học viên không đạt
Chia sẻ với các bạn: Khi các bạn đăng ký khóa học lái xe B2 chuẩn tại 83 Group, tổng chi phí thi bằng B2 vào khoảng bao gồm 5.200.000 TRĐ tiền phí đăng ký khóa học + 500.000Đ tiền học xe chip (không bắt buộc) + 585.000Đ tiền lệ phí thi (không bắt buộc) . Nếu có một trung tâm nào đưa ra mức phí thấp hơn trên thì các bạn hãy thật sự cẩn trọng
SĐT liên hệ: 04.62911363 – 0961.195.394Địa chỉ : Tại trung tâm đào tạo lái xe ôtô 83 Group
Số 22 – Ngõ 69 – Xuân La – Tây Hồ – Hà Nội
Thi Lấy Bằng Lái Xe Ở Canada Và Những Điều Cần Lưu Ý
Thi lấy bằng lái xe ở Canada và những điều cần lưu ý
Việc tiếp theo cần thực hiện đó là nộp bằng lái B2 cho nhân viên phụ trách. Người thi bằng lái xe tại Canada sẽ được cấp một số điện thoạt của dịch thuật viên tiếng Việt để dịch nội dung bằng lái sang tiếng Anh. Chi phí cho việc này vào khoảng 70 đô Canada.
Lưu ý, đừng dịch bằng lái của bạn sang tiếng Anh ở Việt Nam trước rồi mang sang Canada, vì bản dịch đó sẽ không được công nhận. Người dịch phải là người được ICBC chứng nhận và cấp phép.
Sau khi đã hoàn thành việc nộp bản tiếng Anh bằng lái của mình, bạn sẽ được nhân viên phụ trách hướng dẫn đến phần thi lý thuyết. Bài thi lý thuyết để nhận bằng lái xe ở Canada được tiến hành trên mát tính, theo hình thức trắc nghiệm giống như ở Việt Nam và có 50 câu hỏi, trả lời đúng 40/50 câu là hợp quy cách. Chi phí cho cuộc thi này là 15 đô Canada, tài liệu để ôn thi lý thuyết được phát miễn phí tại các trung tâm ICBC.
Sau khi hoàn thành và đậu phần thi lý thuyết, bằng lái xe B2 ở Việt Nam của bạn sẽ được giữ lại và thay vào đó, bạn sẽ nhận được một giấy phép lái xe tạm thời. Với giấy phép này, bạn chỉ được lái xe khi có người giám sát, thường là giáo viên dạy lái xe, đi cùng. Giấy phép tạm thời này có mục đích là để bạn thuê xe tập lái có người hướng dẫn để chuẩn bị thi thực tế.
Bạn sẽ phải tự đăng ký lịch thi thực hành thông qua trang web của ICBC. Bạn có thể đăng ký thi thực hành ngay sau khi thi đậu lý thuyết. Nếu lần đầu thi thực hành này không đạt, bạn sẽ phải đợi một tuần mới được phép đăng ký thi lại. Nếu thi lần thứ hai vẫn không đạt thì những lần sau đấy bạn phải đợi hai tuần mới được phép đăng ký thi tiếp. Chi phí cho một lần thi thực hành là 50 đô la Canada.
Những điều cần chú ý khi thi thực hành là với các bạn đã có kinh nghiệm lái xe ở Việt Nam thì trở ngại lớn nhất, làm cho nhiều người trượt nhất, là thói quen xử lý tình huống ở Canada khác biệt đôi chút so với ở Việt Nam. Một vài điểm tiêu biểu như sau:
1. Xe buýt và các loại xe ưu tiên:
Theo luật, bạn phải nhường đường cho xe buýt. Bất kể lúc nào, nếu bạn thấy xe buýt báo hiệu chuyển làn sang trái hoặc sang phải, bạn phải bắt buộc nhường đường. Nếu bạn cố tình chạy vượt qua, hoặc cản trở không cho xe buýt chuyển làn thì giám khảo sẽ đánh trượt bạn ngay lập tức do vi phạm luật giao thông. Nếu có xe ưu tiên, cứu hỏa, cứu thương, công an, v.v…đang trên đường làm nhiệm vụ thì ngay lập tức phải tấp vào lề phía bên phải để nhường đường.
2. Quan sát:
Đây là một phần khá quan trọng, các giám khảo trong cuộc thi sát hạch bằng lái xe ở Canada rất chú tâm đến điểm này. Quan sát bao gồm việc quan sát gương chiếu hậu, hai bên và ở trong xe, quan sát phía sau, bằng cách quay đầu 45 độ sang phải hoặc trái khi chuyển làn, quan sát người đi bộ, xe đạp và xe máy khi đến ngã tư, ngã ba.
3. Sự ưu tiên:
Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen giảm tốc độ khi vào “cua” hoặc khi chuyển sang làn. Về cơ bản thì cũng giống nhau, tuy nhiên bạn phải chú ý đến các biển báo. Nếu hướng bạn đi không có biển STOP, thì có nghĩa bạn được ưu tiên và bạn phải nhanh chóng đi qua ngã ba hoặc ngã tư để các xe phía sau có thể di chuyển nhịp nhàng. Khi chuyển làn, bạn không được giảm tốc độ, thậm chí phải tăng tốc trong một số tình huống. Mục đích của việc giữ nguyên tốc độ là để dòng xe lưu thông trôi trảy và liên tục. Nếu bạn giảm tốc độ khi chuyển làn thì các xe phía sau của bạn sẽ phản ứng bằng cách bóp còi. Bóp còi ở Canada được xem là gay gắt, báo cho bạn biết bạn đang gây nguy hiểm cho các xe khác.
4. Rẽ trái:
Khi đến cái ngã 4 và có nhu cầu rẽ trái, lái xe phải giữ tay lái thẳng, đồng thời nhường xe hướng đối diện đi thẳng qua hết thì mới được phép rẽ trái. Điều này khác hẳn với giao thông ở Việt Nam
5. Biển báo STOP:
Theo luật giao thông Canada, trong tất cả mọi trường hợp, khi thấy biển báo STOP, bạn phải dừng xe 100. Các tay lái Việt Nam thường có thói quen là rề thắng, chạy thật chậm, nhưng lại không dừng 100%, bánh xe vẫn chuyển động tý chút. Giám khảo sẽ đánh trượt bạn ngay lập tức do đây là vi phạm luật giao thông.
Sưu tầm và tổng hợp
Những Điều Bạn Cần Biết Khi Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Quốc Tế
Những điều bạn cần biết khi thi bằng lái xe ô tô quốc tế
1, Giấy phép, bằng lái xe quốc tế là gì? Giấy phép lái xe quốc tế là một loại giấy tờ giúp bạn được phép điều khiển phương tiện giao thông tại các nước khác nhau. Tuy nhiên bằng, giấy phép lái xe quốc tế đó cần phải dựa theo quốc gia của người đó đến.
2, Vì sao nên thi bằng lái xe ô tô quốc tế? Một thống kê cho thấy, nhu cầu thi bằng lái quốc tế của người dân Việt nam là không hề nhỏ. Cụ thể, có khoảng đến khoảng 1.000 người có nhu cầu được cấp bằng, giấy phép lái xe quốc tế mỗi tháng. Trong khi đó, đối tượng người xin thi bằng lái xe ô tô quốc tế cũng hết sức đa dạng, phong phú. Cụ thể có đến khoảng 70% số người làm bằng lái xe ô tô quốc tế để đi Mỹ, trong đó có không ít những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Đây chính là những người thường có rất nhiều những chuyến lưu diễn dài ngày tại nước ngoài. Vì vậy, nhu cầu được thi bằng lái xe ô tô quốc tế là hết sức lớn, để có thể tự mình “vi vu” là điều hết sức cần thiết. Do đối với những người thích du lịch hay công tác dài ngày tại nước ngoài, việc thuê xe tự lái là một phương án tối ưu nhất. Nó vừa có thể giúp cho bạn tiết kiệm chi phí, cũng như chủ động được trong việc di chuyển, tham quan tốt nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu này của người dân, Sở Giao thông đã thực hiện cấp giấy phép lái xe quốc tế từ nhiều năm trước. Những tấm bằng này có hiệu lực tại 84 quốc gia tham gia Công ước Vienna 1986 về Giao thông đường bộ cũng như Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ. Vì vậy, có không ít người đã thực hiện thi bằng lái xe quốc tế do những đơn vị tổ chức uy tín cấp. Đối với những người đã có bằng lái xe ô tô rồi thì sẽ được đổi bằng, chứ không cần phải thi bằng lái xe ô tô quốc tế nữa. Như vậy sẽ giúp cho bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, cũng như tiền bạc.
4, Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam Khi bạn đã đổi bằng lái xe quốc tế, thì bạn sẽ hoàn toàn có thể sử dụng tại những quốc gia khác nhau. Và vì vậy, lúc này bạn sẽ không cần phải xin được cấp giấy phép lái xe ô tô ở nước sở tại nữa. Bạn cần phải có bằng lái xe ô tô tại Việt Nam khi muốn đổi từ bằng lái xe Việt Nam đổi sang bằng lái xe quốc tế. Do đó khi đã có bằng lái xe ô tô thì bạn sẽ không cần phải tham gia một kỳ thi mới nào, mà sẽ được chuyển đổi qua bằng lái xe quốc tế tương ứng. Bạn lưu ý rằng, những tấm bằng lái xe quốc tế sẽ chỉ có thời hạn trong thời gian 3 năm. Một điều nữa là dù cho bạn không phải thi lại bằng lái xe, nhưng bạn cũng sẽ phải học thuộc luật giao thông của nước sở tại. Như vậy mới có thể đảm bảo cho bản thân có thể lưu thông trên đường đúng với pháp luật của nước sở tại.
5, Điều kiện đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc tế là gì? Để có thể đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc tế thì bạn cần phải đáp ứng một số những yêu cầu sau. Đồng thời đó cũng chính là một số giấy tờ mà bạn bắt buộc phải có để bạn có thể đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc tế. – Bằng lái xe Việt Nam của bạn phải còn thời hạn sử dụng – Hộ chiếu hay chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực đối với quốc gia sở tại mà bạn muốn cư trú. – Ảnh 3 x 4 (ảnh thẻ) – Chữ ký của chủ bằng lái xe – Giấy khám sức khỏe Sau khi bạn đã hoàn thành những thủ tục, bạn sẽ được thực hiện đổi bằng lái xe tại Tổng cục đường bộ. Bên cạnh đó, một số những Sở giao thông tại những địa phương có nhu cầu thi bằng lái xe ô tô quốc tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay Đà Nẵng cũng có thể làm việc này. Lưu ý: bằng lái xe ô tô do Tổng cục đường bộ chỉ cấp chỉ có hiệu lực trong khuôn khổ Công ước Vienna mà Chính phủ nước ta đã ký kết. Hi vọng, bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin cơ bản về việc thi bằng lái xe quốc tế cũng như việc đổi bằng lái xe ô tô quốc tế. Qua đó giúp bạn sẽ có thêm được những thông tin bổ ích và sớm có được một tấm bằng lái xe ô tô quốc tế nhanh nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Cần Biết Về Việc Học Và Thi Lấy Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Đảo Síp trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!