Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Máy Mới Nhất 2022, Theo Tiêu Chuẩn Chuyên Gia mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách bảo dưỡng xe máy
Không cần phải đến tiệm để xem quy trình bảo dưỡng xe máy, bạn vẫn có thể tự bảo dưỡng xe máy của mình đúng cách với những bước kiểm tra, và cách bảo dưỡng xe máy đơn giản sau:
Rửa xe: lớp bụi bám dính lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến các động cơ bị hao mòn, mục rỉ. Tân trang lại cho chiếc xe của mình chỉ một vài bước rửa xe làm mới không chỉ vẻ ngoài mà còn các bộ phận bên trong cho động cơ được chạy ổn định hơn.
Thay linh kiện: các bộ phận như: tấm lọc gió, phanh, dầu nhớt,… bạn nên thay nếu đã lâu ngày bạn không quan tâm gì tới chiếc xe của mình thì đây cũng là dịp bạn làm mới cho chiếc xe trước khi nó hỏng nặng.
Acquy: Hiện nay hầu hết đang trang bị trên xe là acquy khô nên không cần bảo trì thường xuyên, khi thấy xe có hiện tượng khi đề máy đèn trên xe chớp nhẹ, hoặc bấm kèn kêu yếu thì lúc đó bạn nên đem xe đi kiểm tra lại acquy.
Kiểm tra lốp: đây là điều bạn nên để ý đầu tiên vì lốp ở ngoài rất dễ kiểm tra, và bạn thường xuyên phải dùng xe hằng ngày nên lốp lâu ngày rất dễ bị mòn bạn nên chú ý tới.
Thay dầu nhớt: đây là điều quan trọng khi bảo dưỡng xe. Việc lâu ngày không thay nhớt khiến xe bạn khó chạy, chạy không được êm ga điều này cũng ảnh hưởng đến những bộ phận khác của xe. Bạn nên thay nhớt định kỳ từ 1000-1500km/ lần và thay đúng loại nhớt cho xe của mình.
Còn những bộ phận khác bạn không thể bảo dưỡng tại nhà thì nên đến tiệm sửa xe chính hãng để được tư vấn về cách bảo dưỡng xe máy tốt nhất tại tiệm.
Quy trình bảo dưỡng xe máy honda
Quy trình bảo dưỡng xe máy honda được chia làm 4 phần chính của xe:
Hệ thống nhiên liệu:
Kiểm tra, vệ sinh quạt gió, chế hòa khí, hệ thống phun xăng( dành cho các xe phun xăng điện tử), cảm biến Oxy.
Phần động cơ:
Kiểm tra: dầu máy, chỉnh Xuppap, căn chỉnh góc đặt cam, quạt gió, rơle nhiệt. Chỉnh ly hợp côn ngâm dầu, bảo dưỡng hộp côn khô, chỉnh chế độ nhiên liệu.
Thay dầu định kỳ giúp xe chạy êm ái và bền bỉ.
Phần điện:
Kiểm tra, bổ sung, thay nước, sạc ắc quy. Kiểm tra: hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống tín hiệu; hệ thống đánh lửa, làm sạch bugi; bảo dưỡng hệ thống khởi động.
Phần khung sườn, chuyền động:
Bảo dưỡng: cổ phốt; thay dầu giảm sóc trước; bôi trơn trục và vòng bi xe bánh trước, bánh sau; hệ thống phanh trước, sau; bôi trơn trục càng sau; bôi trơn các khớp xoay; sơn chống rỉ gầm xe;…. và còn nhiều các bộ phận khác của khung sườn và phần chuyển động xe.
Chạy thử và kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi ra khỏi hãng.
Bảo dưỡng xe máy hết bao nhiêu tiền
Tùy vào từng bộ phận của xe mà giá tiền dành cho quy trình bảo dưỡng xe máy sẽ khác nhau. Vậy bảo dưỡng xe máy hết bao nhiêu tiền? Thông thường tiền bảo dưỡng sẽ dao động từ 200 đến 1 hoặc 2 triệu tùy vào mức độ sửa chữa xe của bạn.
Mỗi xe sẽ có thời gian bảo dưỡng khác nhau, điều này tùy thuộc vào tình trạng xe máy của bạn sẽ quyết định thời gian và số tiền bỏ ra sẽ nhiều hay không.
Hãy dành một ít thời gian quan tâm chiếc xe của mình, đến với Kilu bạn sẽ được hướng dẫn các quy trình bảo dưỡng xe máy tại nhà bằng những cách đơn giản để giảm bớt chi phí cũng như thời gian sửa chữa.
Một bất ngờ nữa, khi đến Kilu bạn sẽ được tận mắt thấy quy trình bảo dưỡng xe máy của các chuyên gia. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và lựa chọn quy trình bảo dưỡng xe máy của mình cho phù hợp. Không những thế, tiền sửa chữa hư hỏng xe cũng được miễn phí tại các đại lý ủy quyền honda, suzuki,…
Vui lòng gửi yêu cầu của bạn đến Facebook Messenger Kilu để được tư vấn thêm
Sửa xe máy 24h
Hiện nay, quy trình bảo dưỡng xe máy ở nhiều tiệm đã được mở rộng khung giờ làm việc xuyên suốt 24 giờ đồng hồ nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao phương tiện đi lại của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên thay phiên nhau trực ca làm việc 24/24 đảm bảo việc sửa chữa và bảo dưỡng cho khách hàng luôn hài lòng.
Không những thế, dịch vụ sửa xe máy 24h luôn có đội túc trực 24/24 sẵn sàng đến tận nơi bạn gọi điện và hoàn thành công đoạn sửa chữa nhanh nhất có thể như đang sửa tại tiệm.
Với dịch vụ này bạn có thể yên tâm phần nào mỗi khi xe gặp trục trặc vào tối khuya hay những ngày lễ tết. Không những thế, đến với dịch vụ sửa xe 24h bạn cũng được tư vấn về tình trạng xe cũng như các thiết bị cần đem sửa mà không cần phải đến tiệm, chỉ cần một cuộc gọi điện các nhân viên sẽ nhanh chóng đến vị trí và giải quyết vấn đề xe của bạn.
Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô? Bảo Dưỡng Theo Km? Bảng Giá Bảo Dưỡng Xe Mới, Cũ? Bảo Dưỡng Ở Đâu?
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô?
Để có thể sử dụng xe ô tô lâu dài và luôn hoạt động ổn định, vận hành êm ái, hầu hết các chủ xe đều phải thực hiện công việc đem xe đi bảo dưỡng định kỳ theo tháng, năm hoặc theo hạn mức số km quy định.
Tùy theo mỗi hàng xe sẽ có quy định bảo dưỡng xe ô tô định kỳ khác nhau, chủ xe nên theo dõi qua sách hướng dẫn sử dụng để biết được khi nào cần đem xe đi “làm mới” trở lại.
Thông thường, quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ sẽ thực hiện theo các bước sau:
Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt
Quy trình thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt được thực hiện khá đơn giản. Các thợ sửa xe tại trung tâm bảo dưỡng sẽ nâng xe lên và tháo tất cả các ốc xả nhớt để xả nhớt vô thùng, tiếp đến là tháo bộ phận lọc và kiểm tra độ dơ của lọc nhớt.
Sau khi đã kiểm tra bộ phận lọc nhớt và vệ sinh kỹ lưỡng hoặc thay lọc nhớt (nếu cần), thợ sửa xe sẽ siết ốc lại và châm nhớt vào xe ô tô theo từng chủng loại khác nhau, tùy vào yêu cầu của hãng xe.
Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Bộ phận lọc gió động cơ có công dụng giúp điều hòa và lọc không khí trước khi hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động của hệ thống động cơ của xe ô tô. Vì thế, theo định kỳ, các trung tâm bảo dưỡng sẽ kiểm tra tổng thể bộ phận này của xe. Nhân viên tại xưởng sẽ vệ sinh sạch lọc gió hoặc thay mới (nếu cần).
Theo các chuyên gia trong ngành, các chủ xe nên thay lọc gió động cơ sau khi đã đi được khoảng 50.000 km. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện khí hậu, môi trường vận hành mà chủ xe có thể xem xét bảo dưỡng phù hợp bộ phận này của xe.
Kiểm tra lọc gió máy lạnh
Bộ phận lọc gió máy lạnh có nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn trong không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh và thổi gió mát vào không gian xe. Theo thời gian, bộ phận lọc gió sẽ là nơi ứ đọng nhiều bụi bẩn và cần vệ sinh sạch sẽ để hạn chế hư hỏng dàn lạnh và đảm bảo nguồn không khí lọc qua máy lạnh sạch và an toàn cho hành khách trên xe ô tô.
Kiểm tra thắng
Thắng xe ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng, đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách khi di chuyển trên đường. Theo thời gian, thắng xe sẽ bị mòn và chai cứng, mất tác dụng phanh. Vì thế, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra thắng xe để không gặp phải rủi ro đáng tiếc khi vận hành xe ô tô.
Tại các trung tâm bảo dưỡng, thợ sửa xe sẽ tiến hành tháo bánh xe, sau đó tháo thắng xe để kiểm tra bố, kiểm tra heo dầu. Cuối cùng là vệ sinh bố nếu bị dơ, tra mỡ ắc thắng rồi ráp lại như ban đầu. Nếu bố xe bị mòn và cần thay mới, các chủ xe nên chọn những loại bố đúng với loại xe mình đang sử dụng để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật.
Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo km?
Sau 5000 km hay sau 6 tháng đầu tiên
Bảo dưỡng xe ô tô lần đầu sau 5000 km đầu tiên, các chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng để kiểm tra các chi tiết như dầu máy, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính… để vệ sinh hoặc thay thế mới nếu cần thiết.
Thông thường, các chủ xe nên thay dầu máy vì sau 5000 km xe vận hành, dầu máy đã có thể lẫn những vụn kim loại, điều này sẽ gây hại đến xe khi di chuyển cũng như giảm tuổi thọ máy dầu của xe.
Sau 15.000 km hay sau 18 tháng
Trong lần bảo dưỡng xe thứ 2 này, các chuyên gia khuyên chủ xe nên thay luôn lọc dầu và đảo lốp nếu cần thiết. Sau đó cứ mỗi 10.000 đảo lốp 1 lần.
Sau 30.000 km hay sau 36 tháng
Sau 30.000 km, chủ xe cần thay lọc gió động cơ và máy điều hòa, bởi vì với số km này, chúng đã bị đóng bẩn và nghẹt khá nặng. Lọc gió động cơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của buồng đốt và lọc giá máy điều hòa ảnh hưởng đến sức khỏe của tài xế và hành khách khi ngồi trên xe.
Sau 40.000 km hay sau 48 tháng
Sau 40.000 km, các chủ xe nên nhờ thợ sửa xe tại các trung tâm bảo dưỡng kiểm tra và thay bộ phận lọc nhiên liệu, dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dầu phanh, dầu ly hợp và dung dịch làm mát cho xe. Trong đó,
Việc thay dầu vi sai rất quan trọng, cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo hộp số, bộ vi sai được bôi trơn, hoạt động êm ái và giúp hệ thống truyền động của xe luôn vận hành được tốt nhất.
Dầu phanh và dầu ly hợp theo thời gian dài sẽ bị lẫn hơi ẩm, gây mòn và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh và ly hợp xe ô tô.
Hiện tượng chai, nứt rất thường gặp ở dây curoa sau khi xe ô tô vận hành được khoảng 40.000 km, điều này sẽ giảm khả năng ma sát, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ.
Sau 100.000 km
Sau 100.000 km là thời gian xem xét việc thay thế bộ phận bugi, má phanh, nước làm mát xe… Trong đó, nước làm mát xe theo thời gian dài sẽ bị biến dạng, có nhiều chất đóng cặn gây ảnh hưởng đến hệ thống động cơ của xe ô tô, vì thế cần thay mới hoàn toàn.
Ngoài ra, kể cả xe ô tô mới hay xe ô tô cũ đều cần kiểm tra định kỳ các bộ phận như đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng…
Đây là cách bảo dưỡng xe ô tô mới và cả xe ô tô cũ mà khách hàng cần tham khảo.
Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô mới và xe hơi cũ?
Hiện nay không có một bảng giá chính thức nào quy định chung cho các đơn vị bảo dưỡng xe ô tô trên thị trường trong nước.
Thông thường, chi phí bảo dưỡng xe ô tô sẽ dao động từ 150.000 đồng trở lên. Tùy theo hãng xe, mẫu xe, các phụ kiện cần thay thế có nguồn gốc, chất lượng tốt hay trung bình, sau khi được sự thỏa thuận giữa trung tâm và khách hàng, các thợ bảo dưỡng xe sẽ tiến hành vệ sinh, thay thế tương ứng. Chẳng hạn như xe SUV, MPV kích cỡ 7 chỗ ngồi sẽ khác với phụ tùng dành cho xe 4 chỗ ngồi hoặc 5 chỗ ngồi thuộc phân khúc Sedan, Hatchback, hoặc xe sử dụng hộp số tự động sẽ khác xe số sàn …
Bảo dưỡng xe ô tô ở đâu tốt nhất?
Hầu hết các chủ xe đều phân vân giữa việc chọn lựa hãng hay các gara bảo dưỡng để đem xe đi làm mới trở lại.
Trên thực tế, hãng xe hay gara bảo dưỡng xe đều có những ưu điểm và nhược điểm đi kèm, tùy theo mục đích sử dụng và độ tin cậy của chủ xe dành cho nơi nào nhất thì sẽ mang xe đến đó để bảo dưỡng định kỳ cho xe.
Nếu bảo dưỡng xe ở hãng, các nhân viên lành nghề sẽ vệ sinh và thực hiện thay thế phụ tùng xe có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng, xe sẽ tái sử dụng trơn tru và vận hành êm ái. Đặc biệt, vì xe chính hãng, các thợ sửa xe đoán bệnh rất nhanh, sửa chữa hợp lý. Tuy nhiên, hãng lại có nhược điểm là số lượng xe đến bảo dưỡng nhiều, chủ xe phải chờ đợi lâu và chi phí sửa chữa khác đắt hơn bên ngoài.
Còn nếu chủ xe chọn bảo dưỡng xe ô tô tại các gara bên ngoài thì sẽ nhận được giá trị ngược lại với hãng. Chẳng hạn như giá sửa chữa rẻ, linh hoạt chọn lựa xưởng ở gần nơi mình sinh sống chứ không như hãng chỉ tập trung khu trung tâm. Những, nếu gặp thợ giỏi thì xe nào cũng sửa được, thợ không giỏi hoặc không hiểu biết nhiều về các dòng xe ô tô trên thị trường, sẽ chẩn đoán và trị bệnh cho xe không đúng.
Nhìn chung, vẫn tùy thuộc vào mong muốn của chủ xe sẽ có chọn lựa nơi bảo dưỡng xe uy tín và phù hợp.
Quy Trình Dịch Vụ Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Ô Tô Tại Tphcm 2022
Chào hỏi khách hàng, khai thác thông tin về xe của khách hàng về thông tin bảo dưỡng, các triệu chứng hư hỏng, các tiếng kêu lạ xung quanh xe, các vết trầy xước khách hàng yêu cầu làm đồng sơn…
Điền đầy đủ thông tin về xe của khách hàng, thông tin liên lạc, quan sát kiểm tra các vết trầy xước, nứt vỡ xung quanh xe, vật dụng trên xe để hoàn tất phiếu PYCSC theo mẫu của công ty;
Trong trường hợp khách hàng để xe lại xưởng CVDV phải đưa liên màu xanh và name card của mình cho khách hàng tiện liên lạc và thu hồi lại liên xanh khi khách hàng đến nhận xe.
Dựa vào yêu cầu và thông tin khác hàng cung cấp CVDV trực tiếp kiểm tra nhận định tình trạng xe hoặc phân công KTV SCC, KTV Đồng Sơn kiểm tra hoặc thử xe nếu cần thiết, trong một số trường hợp KTV SCC có thể mời khách hàng cùng thử xe để khách xác định chính xác mong muốn của khách hàng và kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của xe;
Trước khi lên xe khách hàng KTV phải trùm áo ghế, bọc vô lăng, trước khi lên cầu nâng và tháo rã kiểm tra KTV phải che vè, che cản cho xe khách hàng theo quy định công ty;
Sau khi kiểm tra chi tiết KTV phải ghi chép nội dung cần sửa chữa lên giấy trình Tổ Trưởng kí tên và nộp cho CVDV đồng thời giải thích nguyên nhân và hiện tượng hư hỏng cụ thể nhất cho CVDV tư vấn khách hàng và giải đáp mọi thắc mắc của CVDV khi có yêu cầu.
CVDV tiến hành lập bảng báo giá chi tiết dựa vào yêu cầu của Tổ Trưởng chuyên môn và nhu cầu khách hàng;
CVDV là người trực tiếp tư vấn, giải thích cho khách hàng về nguyên nhân hư hỏng, biện pháp khắc phục, dự trù kinh phí và thời gian cho khách hàng;
CVDV xin sự xác nhận đồng ý sửa chữa của khách hàng theo báo giá bằng chữ kí trực tiếp hoặc xác nhận qua email, tin nhắn SMS trong trường hợp xe khách hàng đang còn tại xưởng. Trường hợp cần đặt hàng và xe khách hàng không còn tại xưởng CVDV đề nghị khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% giá trị báo giá;
CVDV hoàn tất lệnh sửa chữa (liên vàng) theo báo giá khách hàng duyệt chuyển đến Tổ Trưởng chuyên môn.
Tổ Trưởng chuyên môn phân công nhiệm vụ cho từng KTV để thực hiện theo lệnh sửa chữa phòng dịch vụ chuyển xuống một cách đầy đủ và chính xác;
CVDV, Tổ Trưởng chuyên môn phải thường xuyên theo dõi tiến độ và kiểm tra kĩ thuật để đảm bảo KTV thực hiện đúng theo lệnh sửa chữa, đúng tiến độ hoàn tất công việc.
KTV báo cáo đến Tổ Trưởng chuyên môn và kiểm tra chất lượng dịch vụ, nếu chất lượng chưa đạt yêu cầu Tổ Trưởng phải chỉ định kĩ thuật viên khắc phục ngay lập tức, nếu đạt yêu cầu Tổ Trưởng phải kí tên xác nhận, cho KTV dời xe sang khu vực vệ sinh, tháo bỏ trùm ghế, bọc vô lăng.
KTV tiến hành vệ sinh khu sửa chữa và rửa xe, hút bụi bên trong xe cho khách hàng;
Sau khi việc vệ sinh hoàn tất KTV dời xe đến khu vực giao xe và mang lệnh sửa chữa, chìa khóa xe giao cho CVDV và báo cáo công việc đã hoàn tất.
CVDV kiểm tra xe trước khi giao xe cho khách hàng đảm bảo yêu cầu của khách hàng theo báo giá đã được thực hiện đúng, đủ và các tính năng, tình trạng nội, ngoại thất xe khách hàng hoàn toàn bình thường như khi khách hàng bàn giao xe;
Sau khi kiểm tra hoàn tất và chất lượng đạt yêu cầu CVDV thông báo cho khách hàng đến nhận xe, nếu chất lượng dịch vụ chưa đạt CVDV có quyền yêu cầu Tổ Trưởng chỉ định KTV thực hiện lại dịch vụ đến khi đạt yêu cầu.
Kế toán dịch vụ thu tiền khách hàng theo báo giá của CVDV và viết hóa đơn VAT nếu khách hàng có yêu cầu;
Trường hợp cá biệt khách hàng nhận xe nhưng chưa thanh toán thì phải có bảo lãnh từ Giám Đốc,Trưởng Phòng Dịch Vụ hoặc xe của các công ty có hợp đồng liên kết hoặc công ty bảo hiểm có hợp đồng liên kết;
Với các công ty có hợp đồng liên kết, các công ty bảo hiểm trước khi khách hàng lấy xe phải kí giấy xác nhận đã sửa chữa đúng theo nội dung báo giá và ký biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao phụ tùng cũ và các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
CVDV là người trực tiếp giao xe cho khách hàng xác nhận nội dung đã được làm đúng, đủ theo báo giá khách hàng phê duyệt và lưu ý với khách hàng những điều cần thiết về việc sử dụng xe, hoặc cảnh báo các hư hỏng cần giải quyết trong tương lai nếu có;
Thu hồi liên xanh đã đưa khách hàng khi nhận xe và yêu cầu khách hàng kiểm tra xe, đồ dung trong xe, giấy tờ xe…;
Nếu là khách hàng mới CVDV gửi khách hàng thẻ Membership do công ty phát hành để giảm giá cho khách hàng trong những lần phục vụ kế tiếp.
+ Note: Sửa Chữa – Bảo Trì Tiểu, Trung, Đại Tu Máy, Gầm
CVDV xin ý kiến khách hàng khi dịch vụ đã hoàn tất để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng;
Nếu quy trình có sai sót làm phiền lòng khách hàng CVDV cần có ý kiến đề xuất để làm hài lòng khách hàng.
Nhân viên kinh doanh phải gọi thăm hỏi khách hàng và kiểm tra thông tin về chất lượng dịch vụ để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng khi đã vận hành xe trong vòng 7 ngày sau khi giao xe khách hàng;
Nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng và gọi nhắc bảo dưỡng trong chu kì 3 tháng và 6 tháng Nhân viên kinh doanh nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng khi công ty có đợt giảm giá hoặc chương trình hậu mãi áp dụng cho khách hàng.
Ý kiến khách hàng rất quan trọng đối với chúng tôi. Thanh Phong auto cam kết không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ sửa chữa ô tô, sẽ luôn luôn lắng nghe và hành động dựa trên những phản hồi từ phía khách hàng. Nếu bạn có lời khen hay đề nghị nào, hãy cho Thanh Phong auto biết.
Quy Trình Đánh Giá An Toàn Theo Chuẩn Euro Ncap Như Thế Nào?
Nói cách khác khoảng 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông trên toàn thế giới. Và cũng không ngạc nhiên khi tỉ lệ người mua xe vì số lượng sao chứng nhận an toàn được cấp bởi các tổ chức phi lợi nhuận ngày một tăng.
Có rất nhiều tổ chức đánh giá an toàn cho một mẫu xe, có thể kể ra như NHTSA hay IIHS tại Mỹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình đánh giá của một trong những tổ chức uy tín trên thế giới dành cho thị trường Châu Âu, EURO NCAP.
1. Tác động từ phía trước
Đây là bài thử nghiệm từ thời ban đầu, được xây dựng bởi Ủy ban an toàn giao thông Châu Âu. Bài thử nghiệm này được thực hiện ở vận tốc 64 km/h (khoảng 40 dặm/h), chiếc xe sẽ va chạm trực diện vào một vật cản. Vật cản này được cố định và có cấu trúc hấp thụ xung lực dạng tổ ong. Bài kiểm tra này mô phỏng gần giống với các vụ va chạm trực diện thực tế giữa hai chiếc xe.
Về mặt kỹ thuật, chỉ 40% tiết diện đầu xe tiếp xúc với vật cản, giả lập tình huống hai xe đối đầu ở tốc độ 55 km/h. Ngoài ra, bài thử nghiệm cũng sử dụng hai hình nhân với tỉ lệ 95% như người thật, lực tác động lên hai hình nhân cũng được đo đạc tỉ mỉ. Và một mẫu xe vượt qua bài thử nghiệm này sẽ phải có mức tác động tới hình nhân ít nhất.
Vào năm 2015, bài thử nghiệm tác động phía trước được nâng cấp lên một bậc. Tốc độ thử nghiệm chỉ còn 50 km/h, nhưng tiết diện va chạm được nâng lên tới 100% thay vì 40% như trước. Mặc dù tốc độ giảm xuống nhưng lực tác động giờ đây lớn hơn nhiều so với trước. Chỉ những xe có hệ thống đai an toàn đủ tốt mới có thể ngăn chặn những tác động lên trên hai hình nhân ngồi trong xe.
2. Tác động từ bên hông xe
Tất nhiên, bên cạnh tác động từ phía trước, tác động từ bên hông xe là thử nghiệm quan trọng thứ hai của Euro NCAP. Một vật cản di động tác động lên hông xe tại vị trí cửa lái xe với vận tốc 50 km/h. Vật cản này có chiều ngang 1.500 mm, và dài 500 mm, trung tâm điểm tiếp xúc trên xe sẽ có 1 điểm được gọi là “R-Point”, đây là nơi sẽ tác động 95% lên người lái ngồi trong xe.
Euro NCAP không quy định cụ thể trọng lượng của vật cản, nhưng điều này không quan trọng, vì tình huống giả lập xe đang đứng yên và gặp tác động từ bên hông, điều này cũng giúp cho ra những kết quả dễ so sánh giữa các xe trong cùng phân khúc. Lực tác động lên hình nhân cũng được đánh giá và mức độ thâm nhập của vật cản vào trong khoang nội thất cũng cho thấy mức độ an toàn của khoang hành khách.
3. Tác động bên hông bởi vật nhọn dạng cột
Trước năm 2009, tổ chức này mới đưa vào thang đánh giá tiêu chí này. Những bài thử nghiệm sẽ xác định mức độ nguy hại ảnh hưởng đến phần ngực và bụng của lái xe, khi va chạm với một vật nhọn dạng cột cứng.
Xe thử nghiệm sẽ di chuyển ngang ở tốc độ 32 km/h và va chạm vào một vật cản dạng cột, tiết diện nhỏ. Những va chạm này gần như làm biến dạng hoàn toàn phần hông xe, hậu quả thường rất khủng khiếp. Với một mẫu xe không trang bị túi khí rèm hay túi khí hông để bảo vệ, hành khách lẫn lái xe thường gặp những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
4. Tác động đến khách bộ hành
Những tác động này tưởng chừng như hiếm gặp, nhưng tai nạn giữa người đi bộ và xe không phải không có. Và tiêu chí này ngày nay trở thành một phần đánh giá bắt buộc với tất cả mẫu xe tại Châu Âu, và Euro NCAP không có ngoại lệ cho bất kỳ mẫu xe nào.
Bài thử nghiệm sử dụng một hình nhân va chạm với xe thử nghiệm đang di chuyển ở vận tốc 40 km/h. Trên thực tế có 3 bài thử nghiệm tác động lên người đi bộ, tác động lên phần đầu, phần chân trên và phần chân dưới.
Tương ứng với 3 bài thử nghiệm sẽ là khu vực tác động của xe đến người đi bộ. Ví dụ phần cản trước sẽ được thử nghiệm khi tác động vào vùng chân dưới, phần nắp capo phía đầu xe sẽ thử nghiệm tác động vào phần chân trên, và phần trên nắp capo sẽ thử nghiệm tác động lên phần đầu của người đi bộ.
5. Những trang bị an toàn khác
Sau những bài thử nghiệm tác động vật lý, Euro NCAP cũng chấm điểm dựa trên các trang bị an toàn dành cho trẻ em như móc khóa ghế trẻ em và chốt an toàn trong trường hợp va chạm phía sau. Cuối cùng sẽ là những điểm dựa trên các trang bị an toàn chủ động như hệ thống cân bằng điện tử, cảnh báo cài dây an toàn và các thiết bị cảnh báo tốc độ.
Vào năm 2011, Euro NCAP chính thức thử nghiệm hệ thống cân bằng điện tử, và trang bị an toàn chủ động trở thành 1 phần quan trọng trong đánh giá tiêu chuẩn an toàn.
Khi thử nghiệm hệ thống cân bằng điện tử, Euro NCAP đánh giá đồng thời khả năng kiểm soát chuyển hướng và độ nghiêng của xe, ngoài ra khả năng chuyển làn cũng được đánh giá. Được tổ chức này đặt tên bài kiểm tra là “sine-with-dwell”, xe được đánh giá di chuyển ở vận tốc 80 km/h, và vô lăng được xoay một góc 270 độ để mô phỏng cách đánh lái gấp ở tốc độ cao.
Đến cuối 2014, tất cả các mẫu xe bán ra tại Châu Âu bắt buộc phải trang bị hệ thống cân bằng điện tử, Euro NCAP chính thức ngừng thử nghiệm trang bị này và đến năm 2016, không còn đánh giá dựa trên hệ thống này.
Khi các nhà sản xuất ô tô trang bị tính năng này, Euro NCAP cũng đưa ra những bài thử nghiệm để đánh giá mức độ an toàn. Các bài thử nghiệm được chia làm 3 cấp độ
Hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Control Testing)
Lần thứ nhất, chiếc xe thử nghiệm sẽ di chuyển đến một mẫu xe cố định tại tốc độ lần lượt 30 và 80 km/h. Lần thứ hai, chiếc xe được đánh giá sẽ di chuyển đến gần một mẫu xe đang di chuyển ở tốc độ chậm hơn cũng ở tốc độ tương tự lần thứ nhất. Lần thứ ba, chiếc xe thử nghiệm sẽ di chuyển sau một chiếc xe mẫu và chiếc xe mẫu đột ngột dừng lại ở tốc độ 50 km/h.
Chỉ những hệ thống tránh được những va chạm hoặc gây ra những tác động ít nhất sẽ được đánh giá cao theo Euro NCAP.
Được giới thiệu vào năm 2014, thử nghiệm AEB City được thực hiện trên những mẫu xe trang bị hệ thống phanh này. Xe được đánh giá sẽ di chuyển đến một mô hình xe giả cố định ở vận tốc 10 và 50 km/h.
Điểm cao nhất sẽ được trao cho những mẫu xe tránh va chạm tuyệt đối, và số điểm thấp dần tùy thuộc vào mức độ giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra va chạm.
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Automatic Emergency Braking Interurban)
Hệ thống phanh tự động thứ ba được áp dụng vào năm 2016. Trước đó, Euro NCAP đã đưa ra ba bài đánh giá tác động lên người đi bộ, nhưng không có hệ thống phanh tự động.
Để đánh giá hệ thống này, Euro NCAP chia làm hai bài thử nghiệm. Thử nghiệm đầu tiên, một người giả sẽ di chuyển từ trái qua phải và ngược lại ngay hướng di chuyển của xe thử nghiệm. Thử nghiệm thứ hai, một trẻ me giả sẽ xuất hiện đột ngột giữa những hàng xe đang đỗ trong bãi. Và điều đặc biệt, không phải hệ thống phanh tự động nào cũng phản ứng tốt. Euro NCAP chỉ cho điểm những mẫu xe thân thiện với người đi bộ bằng việc tránh được những va chạm từ bài thử nghiệm.
Euro NCAP cũng chấm điểm những xe được trang bị hệ thống cảnh báo điểm mù, hệ thống hỗ trợ làn đường, hệ thống cảnh báo tốc độ, hệ thống phanh khẩn cấp, cảnh báo sự mất tập trung, cảnh báo tai nạn tự động và hệ thống an toàn trước va chạm.
Hệ thống phanh tự động trong thành phố (Automatic Emergency Braking City)
Cuối cùng, bạn nên nhớ các va chạm thực tế khác xa các thử nghiệm va chạm được thực hiện trong một môi trường giả lập. Nói cách khác, chúng ta không nên ỷ lại các chứng nhận này, để điều khiển xe một cách bất cẩn, mất an toàn. Mặc dù vậy, lựa chọn một chiếc xe được chứng nhận 5 sao từ Euro NCAP luôn là một sự ưu tiên, đáng để cân nhắc.
Hệ thống phanh tự động đối với người đi bộ (Automatic Emergency Braking Pedestrian) Những hệ thống an toàn chủ động tiên tiến
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Máy Mới Nhất 2022, Theo Tiêu Chuẩn Chuyên Gia trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!