Cập nhật nội dung chi tiết về Tài Xế Nên Biết Nếu Không Muốn Bị Phạt mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Việc sử dụng xe ba bánh làm phương tiện chuyên chở từ lâu đã không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, dù là tài xế mới hay đã có nhiều năm kinh nghiệm thì cũng đã không ít lần gặp phải một số những sai sót trong quá trình lưu thông. Và câu hỏi đặt ra nhiều nhất hiện nay là về thủ tục bằng lái xe ba gác. Khi chạy xe ba bánh thì tài xe cần đảm bảo bằng lái gì? Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và lưu thông một cách thuận tiện nhất. Đừng chủ quan để rồi bị phạt oan!
Có cần giấy phép lái xe ba bánh khi lưu thông không?
“Có cần giấy phép lái xe ba bánh khi lưu không?” Đây đang là câu hỏi mà không ít những tay tài xế mới vô cùng băn khoăn. Tuy nhiên lại không có nhiều các tài liệu hướng dẫn nói về điều này. Để giúp tài xế có cái nhìn đúng nhất về luật lưu thông xe lôi ba bánh
Do đó mà đã có không ít tài xế chạy xe ba gác bị xử phạt chỉ vì không nắm rõ về thông tin này. Bởi vậy, đừng để bị phạt oan chỉ vì không cập nhật luật quy định của nhà nước về luật lưu thông xe ba bánh
Xe ba gác được xếp vào dòng xe mô tô 3 bánh, là loại xe có động cơ. Chính vì vậy, khi tham gia giao thông, tài xế xe cần đảm bảo đầy đủ bằng lái xe ba gác và xin giấy phép lái xe hợp lệ. Tuân thủ đầy đủ mọi luật lệ giao thông theo đúng pháp luật. Nếu không vẫn sẽ bị xử phạt theo đúng mức độ riêng của loại phương tiện
Đã là một tài xế xe ba gác hay ít nhất là đã có ý định sử dụng xe ba gác để tham gia giao thông. Thì nhất định bất cứ ai cũng đều phải tìm hiểu và nắm rõ điều này. Do đó, để đảm bảo luật giao thông và an toàn khi chạy xe. Thì bạn hãy chuẩn bị cho mình một cách đầy đủ nhất về bằng lái xe ba gác và những giấy phép lưu thông
Bằng lái xe ba gác là bằng gì?
Bằng lái xe ba gác là một trong những chứng chỉ, giấy phép. Được cơ quan nhà nước, hay các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cho người điều khiển phương tiện giao thông đó, được vận hành. Đi trên các con đường quốc lộ, công cộng.
Và như chúng ta đã biết thì xe ba gác máy là loại xe mô tô 3 bánh. Chính vì vậy mà hiện nay, nhiều người vẫn bị nhầm tưởng rằng có thể sử dụng giấy phép lái xe máy A1 để có thể chạy xe ba gác. Nếu như bạn cũng đang có suy nghĩ như vậy thì hãy ngay lập tức gạt bỏ đi
Bởi nếu như bằng A1, bằng A2 là hạng bằng lái cho người lái xe điều khiển xe moto hai bánh. Thì bằng lái xe A3 sẽ giúp bạn chạy được các loại xe ba bánh khi tham gia giao thông. Chúng bao gồm các phương tiện phổ biến hiện nay như: xe hoa lâm, xe lam ba bánh, xe xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Tức là có bằng A3 bạn cũng được chạy xe máy có phân khối nhỏ như bằng A1 vậy.
Điều đó có nghĩa là khi có bằng A3 thì bạn có thể lưu thông với các phương tiện bằng A1. Nhưng không có điều ngược lại. Tức là bằng A1 không thể sử dụng để tham gia giao thông với loại xe lôi ba bánh. Chính vì vậy mà nếu như có nhu cầu sử dụng và chạy xe ba bánh. Thì nhất định người điều khiển phải đảm bảo đầy đủ giấy phép lái xe bằng A3
Thủ tục để sở hữu bằng lái xe ba bánh?
Sau khi đã có hiểu rõ về việc phải đảm bảo đầy đủ về bằng lái xe ba bánh khi tham gia giao thông. Thì câu hỏi đặt ra là làm sao để sở hữu bằng lái xe ba gác A3? Và thủ tục làm bằng lái ba bánh gồm những gì? Đừng quá lo lắng bởi những thủ tục, giấy tờ này khá đơn giản.
1/ Những yêu cầu để sở hữu bằng lái xe ba gác
Đầu tiên, sở hữu một tấm bằng lái xe ba gác, người sử dụng cần đảm bảo một số những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Để có thể sở hữu được giấy phép lái xe A3, người sử dụng phương tiện giao thông đó, phải làm các thủ tục xin cấp phép và đăng kí kiểm tra, thi sát hạch lái xe. Sau khi hoàn tất xong xuôi hết, bạn sẽ được chứng nhận về khả năng lái xe.
+ Tuy nhiên, bạn cũng xem xét coi mình có đủ điều kiện để xin cấp giấy phép hay không. Ví dụ người muốn đăng ký phải đảm bảo 18 tuổi trở lên (chính xác cả về ngày – tháng – năm ). Yêu cầu kiểm tra sức khỏe và các quy định đặc biệt khác của nhà nước.
2/ Thủ tục làm bằng lái xe ba bánh gồm những gì?
+ 2 bản sao chép không cần công chứng của CMND hoặc căn cước công dân.
+ 4 hình 3×4, ảnh chụp phải rõ nét, tóc tai gọn gàng, không che chân mày.
+ 1 bản sao chép của GPLX thẻ Pet (nếu có thì càng tốt không bắt buộc).
+ 1 giấy khám sức khỏe được chứng nhận tại các trung tâm, bệnh viện.
+ 1 đơn xin học lái xe ba bánh, ở trong các văn phòng.
+ Chi phí nộp để tham gia thi sát hạch và kiểm tra.
Chỉ cần với những giấy tờ đơn giản vậy thôi, là bạn đã có thể hoàn thành xong thủ tục để đăng kí bằng lái xe ba bánh rồi.
Đừng để mình trở thành một trong những người tiếp theo bị phạt oan chỉ vì thiếu bằng lái xe ba gác khi tham gia giao thông. Hãy tiến hành thực hiện và làm những thủ tục để sở hữu bằng lái A3 ngay hôm nay. Vừa đảm bảo tuân thủ luật giao thông, vừa có thể tự tin khi lưu thông trên mọi nẻo đường
Quy Chuẩn Mới, 8 Vạch Kẻ Đường Tài Xế Cần Lưu Ý Để Không Bị Phạt
Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau.
Ở các nước, luật lệ giao thông có những sự khác biệt, song nhìn chung thì vạch đôi liền màu vàng áp dụng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được tự ý lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thông thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Theo Quy chuẩn 41:2019 về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.
Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông – hiệu lệnh đèn tín hiệu – hiệu lệnh biển báo – hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.
Có 8 loại vạch kẻ đường, lái xe cần lưu ý khi tham gia giao thông.
Vạch màu trắng nét đứt (Vạch 2.1)
Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).
Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.
Vạch màu trắng nét liền (Vạch 2.2)
Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên, phương tiện không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.
Vạch màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)
Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Phương tiện được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.
Vạch màu vàng nét liền (Vạch 1.2)
Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu, nên các phương tiện đi vào vùng có vạch liền vàng đơn tuyệt đối không được đè hoặc lấn làn.
Vạch vàng nét liền đôi (Vạch 1.3)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.
Vạch vàng một đứt, một liền (Vạch 1.4)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
Vạch vàng đứt song song (Vạch 1.5)
Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch làn đường ưu tiên (Vạch 2.3)
Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại gồm: Vạch trắng nét liền là dành riêng cho 1 loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này. Vạch trắng nét đứt dành riêng cho một loại xe nhất định, nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.
Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.
Hoàng Mai
Phân Biệt Hai Biển Báo Rẽ Trái Tài Xế Cần Nhớ Tránh Bị Phạt
Phân biệt hai biển báo rẽ trái
Hai biển báo hiệu lệnh rẽ trái đều để chỉ hướng đi tài xế phải tuân thủ, tuy nhiên, khác biệt nằm ở vị trí đặt biển…
Để hướng dẫn các phương tiện theo hướng phải đi, ví dụ chỉ được rẽ trái hoặc chỉ được rẽ phải, hệ thống biển báo hiệu đường bộ có hai loại với hình vẽ và ý nghĩa tương tự nhau. Vậy điểm khác nhau của hai biển hiệu lệnh này như thế nào?
Theo quy định tại Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN: 41/2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới, hai biển báo trên thuộc biển hiệu lệnh nhóm D: hướng đi phải theo.
Trong đó, biển số 1 có mã là R.301e và biển số 2 có mã R.301c, đều có ý nghĩa hướng rẽ trái phải theo. Biển báo số 1 cắm trước nơi đường giao nhau và biển số 2 đặt phía sau nơi đường giao nhau.
Đại diện Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, hai biển này được đặt ở những nơi đường giao nhau, nhắc nhở tài xế khi gặp các biển này đồng nghĩa với việc chỉ được rẽ trái, không được rẽ phải hay đi thẳng. Tuy nhiên, vị trí đặt biển không giống nhau.
“Biển số 1 đặt trước nơi đường giao nhau, quy định hướng đi phải theo, bắt buộc tài xế rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau phía sau mặt biển.
Còn biển số 2 đặt sau nơi đường giao nhau, nhằm chỉ hướng cho phép xe đi ngang qua nơi đường giao nhau và ngăn chặn hướng đi ngược chiều trên đường phố với đường một chiều. Biển bắt buộc tài xế phải rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau trước mặt biển”, đại diện Vụ ATGT cho biết.
Biển báo cấm là gì? Khi nào được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô?
Tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra tình trạng các bác tài tranh thủ đi tắt để tiết kiệm thời gian, nhất là tại nơi thưa vắng, buổi trưa hay buổi tối vắng vẻ. Điều này khiến họ đã vô tình đi vào 1 số tuyến đường cấm hoặc biển báo cấm.
Tuy nhiên thực tế, không ít các bác tài vẫn nhầm lẫn các biển báo hiệu giao thông cũng như quy định rõ về biển báo đó như thế nào. Nhất là với biển báo cấm rẽ trái, ô tô có thể được quay đầu xe hay không.
Danh số hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại nước ta được chia thành 6 nhóm biển báo gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo phụ và vạch kẻ đường.
Trong đó, biển báo cấm là loại được áp dụng nhiều nhất, đồng thời cũng là lỗi dễ gặp phải nhất của rất nhiều tài xế. Vậy biển báo cấm là gì? Thực tế đây là biển có thông điệp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trên đường bộ. Từ đó giúp họ tránh gây ra những rủi ro, tai nạn đáng tiếc khi không hiểu rõ các loại biển báo cấm chỉ điều gì.
Lỗi đi vào đường cấm là khi ô tô đi vào đường cấm trong thời gian cấm ô tô, thường là những đoạn đường trong thời gian thi công, đường dễ tắc nghẽn trong giờ cao điểm hoặc đường 1 chiều. Còn lỗi đi vi phạm biển cấm là ô tô vi phạm thông điệp của biển báo cấm.
Theo đó, biển cấm ô tô rẽ trái là biển báo hiệu các chủ điều khiển phương tiện ô tô không được phép rẽ trái vào đoạn đường đặt biển “cấm rẽ trái”. Nếu các bác tài thấy biển báo mà vẫn đi vào thì được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái.
Gặp biển cấm rẽ trái ô tô có được quay đầu xe không?
Hiện rất nhiều tài xế tại nước ta vẫn nhầm lẫn hoặc không hiểu rõ khi gặp biển cấm rẽ trái thì có được phép quay đầu hay không. Bởi hiện Bộ Giao thông vận tải đã có sự thay đổi, điều chỉnh về phạm vi nghiêm cấm của loại biển báo này.
Nếu như theo quy định trong luật cũ từ năm 2012, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì đồng nghĩa với việc cấm cả quay đầu xe. Thế nhưng từ năm 2016, Bộ Giao thông đã áp dụng quy chuẩn mới, cụ thể như sau:
Theo quy chuẩn 41, các phương tiện được phép quay đầu khi gặp biển báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải tại các vị trí đường giao nhau. Đặc biệt, ngay cả biển cấm rẽ trái dành riêng cho các loại xe ô tô thì trong quy chuẩn 41/2016 cũng giải thích rõ không hề tồn tại việc “cấm ô tô rẽ trái sẽ cấm không quay đầu xe”.
Như vậy, theo luật hiện hành, lỗi cấm rẽ trái không có giá trị cấm quay đầu xe. Do đó, các bác tài vẫn có thể quay đầu xe theo quy định.
Ngoài ra, trong quy chuẩn mới cũng đã bổ sung các biển loại biển báo mới với quy định cụ thể như: “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”. “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.
Mức xử phạt lỗi vi phạm các biển báo rẽ trái
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP ô tô đi vào biển cấm rẽ trái sẽ bị quy về lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Về mức xử phạt trong phạm vi hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ quy định rõ, ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Cùng với đó tài xế bị tước quyền dùng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt trường hợp gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Tại điểm a, Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ- CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) thì với hành vi vi phạm này, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng.
Như vậy, khi mắc lỗi đi vào biển cấm ô tô, các bác tài sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Lái Xe Quá Bẩn Làm Mờ Biển Số, Tài Xế Bị Phạt Cả Triệu Đồng
Không ít người tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đến thông tin này. Trên thực tế, việc lái xe quá bẩn làm mờ biển số có thể khiến tài xế đối mặt với mức phạt không nhỏ.
Lái xe quá bẩn làm mờ biển số, phạt đến 01 triệu đồng
Khi đối chiếu với những quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang có hiệu lực hiện nay thì không có lỗi nào xử phạt hành vi để xe quá bẩn.
Nghị định này chỉ xử phạt nếu vì xe quá bẩn mà che mờ biển số xe.
Cụ thể mức phạt như sau:
– Điều khiển xe ô tô gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 800.000 đến 01 triệu đồng (giữ nguyên so với mức phạt tại Nghị định 46 năm 2016);
– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (trước đây chỉ bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng);
– Điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe bị che lấp, xử phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng (trước đây không bị xử phạt).
Với một lỗi nhỏ, tưởng chừng đơn giản nhưng mức phạt lại khá cao. Nếu không chú ý, tài xế có thể “mất oan” một số tiền không nhỏ.
Biển xe bị mờ, lực lượng chức năng khó phát hiện sai phạm
Theo Luật Giao thông đường bộ, xe cơ giới muốn tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Vì thế, biển số xe không rõ chữ, bị bẻ cong, che lấp đều không đáp ứng điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Biển số xe có thể bị che mờ do bụi bẩn, bùn đất cũng có thể do người điều khiển phương tiện cố tình che đi để “qua mặt” lực lượng chức năng. Nhưng dù cố tình hay vô ý thì hành vi này vẫn bị xử phạt.
Việc cấp biển số xe giúp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý được phương tiện, nắm được danh tính của cá nhân hay tổ chức sở hữu xe. Khi xe quá bẩn sẽ làm che, mờ biển số, dẫn đến việc khó xác định được nguồn gốc, chủ sở hữu của phương tiện. Trong trường hợp xe gây tai nạn, các nhân chứng hoặc nạn nhân khó nhìn được biển số xe để có thể tìm ra người gây tai nạn.
Ngoài ra, hiện nay, các camera giao thông ngày càng nhiều, có thể dùng để phát hiện các sai phạm trong quá trình tham gia giao thông, phát hiện tội phạm trong các vụ trộm cắp, cướp giật, tai nạn giao thông…Đặc biệt, với ô tô vi phạm giao thông còn bị “phạt nguội” khi đi đăng kiểm xe. Vì thế, khi biển số xe bị mờ có thể khiến các “công cụ” này khó phát huy được tác dụng.
Việc sử dụng biển số xe sạch sẽ, rõ ràng khiến tài xế tránh được việc bị xử phạt, ngoài ra còn giúp lực lượng chức năng quản lý xã hội, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông và phát hiện tội phạm trong lĩnh vực khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tài Xế Nên Biết Nếu Không Muốn Bị Phạt trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!