Cập nhật nội dung chi tiết về Tcvn 8092:2009 Ký Hiệu Đồ Họa mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIATCVN 8092:2009ISO 7010:2003
KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG
Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areasLời nói đầu
TCVN 8092:2009 thay thế TCVN 2572-78;
TCVN 8092:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 7010:2003, sửa đổi 1:2006, sửa đổi 2:2007, sửa đổi 3:2007, sửa đổi 4:2009;
TCVN 8092:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNGGraphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areasChú ý quan trọng – Màu sắc được thể hiện trong tập tin điện tử của tiêu chuẩn này khi nhìn trên màn hình hoặc khi in ra có thể không đúng như thể hiện. Mặc dù các bản sao của tiêu chuẩn này được in bởi ISO đã cho kết quả phù hợp với yêu cầu của ISO 3864-1 (có dung sai chấp nhận được khi xem xét bằng mắt thường), nhưng điều đó không có nghĩa là các bản sao được in ra này đã sử dụng màu sắc thích hợp. Để thay thế tra cứu ISO 3864-1 cung cấp các thuộc tính về độ màu và phép đo quang cùng với việc tham khảo hệ thống thứ tự màu.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các biển báo an toàn nhằm ngăn ngừa tai nạn, phòng chống cháy, thông tin nguy hiểm đến sức khỏe và sơ tán khẩn cấp.
Cần sử dụng hình dạng và màu sắc qui định cho từng biển báo, như được qui định bởi ISO 3864-1, đưa ra cùng với các ký hiệu đồ họa chứa trong từng biển báo.
Tiêu chuẩn này qui định nguyên bản biển báo an toàn để có thể được cân nhắc để sao chép lại và dùng cho các ứng dụng nhất định.
Có thể sử dụng ký hiệu bằng chữ bổ sung kết hợp với các biển báo an toàn để làm rõ ràng hơn.
2 Tài liệu tham khảo
ISO 3864-1, Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và biển báo an toàn – Phần 1: Nguyên tắc thiết kế đối với các biển báo an toàn ở nơi làm việc và ở nơi công cộng).
ISO 17724, Graphical symbols – Vocabulary (Ký hiệu đồ họa – Từ vựng)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 17724 và các định nghĩa sau:
3.1 Lĩnh vực ứng dụng (field of application)
Bối cảnh hoặc khu vực ảnh hưởng mà ở đó cần sử dụng ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn.
3.2 Hình thức ứng dụng (format of application)
Loại đối tượng mà trên đó ký hiệu hoặc biển báo thích hợp để sử dụng.
3.3 Nội dung hình ảnh (image content)
Diễn tả thành văn bản các thành phần của một ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn và cách sắp xếp tương đối.
3.4 Biển báo (referent)
Khái niệm hoặc mục đích mà ký hiệu đồ họa thích hợp để thể hiện.
3.5 Màu sắc an toàn (safety colour)
Màu sắc có các đặc điểm riêng để tượng trưng theo nghĩa an toàn.
3.6 Hình dạng an toàn (safety shape)
Hình dạng đồ họa để tượng trưng theo nghĩa an toàn.
3.7 Biển báo an toàn (safety sign)
Biển báo đưa ra thông điệp an toàn chung, đạt được bằng cách kết hợp màu sắc và hình dạng hình học và bổ sung vào ký hiệu đồ họa, nêu bật thông điệp an toàn cụ thể.
3.8 Nguyên bản biển báo an toàn (safety sign original)
Biển báo an toàn là biển báo kết hợp thể hiện bằng đồ họa và mô tả ứng dụng.
3.9 Ký hiệu an toàn (safety symbol)
Ký hiệu đồ họa được sử dụng cùng với màu sắc an toàn và hình dạng an toàn để tạo thành biển báo an toàn.
3.10 Biển báo bổ sung (supplymentary sign)
Biển báo hỗ trợ cho biển báo khác mà mục đích chính là để dễ hiểu hơn.
4 Biển báo và phân loại biển báo an toàn4.1 Qui định chung
Bản tóm tắt trong 4.2 và 4.3 giúp cho việc tìm kiếm các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa một cách thuận tiện.
Tiêu chuẩn này được duy trì bằng bản điện tử thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu. Sử dụng các chỉ số của cơ sở dữ liệu trong bản tóm tắt này làm công cụ tìm kiếm, mỗi biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa đều có một số tham chiếu riêng.
Số tham chiếuBác sỹ
E009
Bề mặt nóng, cảnh báo
W017
Bề mặt trơn, cảnh báo
W011
Bị kẹp, cảnh báo
W019
Biển báo hành động bắt buộc chung
M001
Biển cảnh báo chung
W001
Biển cấm chung
P001
Bình chữa cháy
F001
Bức xạ phi ion hóa, cảnh báo
W005
Cài dây an toàn
M020
Cấm ăn uống ở đây
P022
Cấm bước lên bề mặt
P019
Cấm bước qua
P004
Cấm chạm vào
P010
Cấm che khuất
P023
Cấm chó
P021
Cấm dập lửa bằng nước
P011
Cấm đẩy
P017
Cấm đi bộ hoặc đứng ở đây
P024
Cấm điện thoại di động họat động
P013
Cấm hút thuốc
P002
Cấm ngồi
P018
Cấm ngọn lửa hở; cấm nguồn lửa, nguồn đánh lửa, hút thuốc
P003
Cấm người có cấy ghép kim loại tiếp cận
P014
Cấm sử dụng thang máy khi có cháy
P020
Cấm vào đối với người mang máy điều hòa nhịp tim
P007
Cấm vật bằng kim loại hoặc đồng hồ
P008
Cấm với vào
P015
Cấm xe nâng hàng hoặc các phương tiện giao thông công nghiệp khác
P006
Cáng
E013
Chỉ hướng, mũi tên 45 o (tăng lên 90 0), tình trạng an toàn
E006
Chỉ hướng, mũi tên (tăng lên 90 o), tình trạng an toàn
E005
Có chướng ngại vật; cảnh báo
W007
Có chướng ngại vật trên đầu; cảnh báo
W020
Có điện, cảnh báo
W012
Có vật nặng trên cao; cảnh báo
W015
Có vật nhọn; cảnh báo
W022
Cuộn vòi chữa cháy
F002
Đập vỡ để tiếp cận
E008
Đề phòng chó, cảnh báo
W013
Đeo bảo vệ tai
M003
Đeo bảo vệ mắt
M004
Đeo dây an toàn
M018
Đeo găng tay bảo vệ
M009
Đeo kính mờ bảo vệ mắt
M007
Đeo mặt nạ
M016
Đeo mặt nạ bảo vệ đường hô hấp
M017
Đeo mặt nạ hàn
M019
Đội mũ bảo vệ
M014
Đeo tấm chắn bảo vệ mặt
M013
Đi ủng an toàn
M008
Điểm tập trung để sơ tán
E007
Khởi động tự động: cảnh báo;
W018
Lối thoát khẩn cấp (bên phải)
E002
Lối thoát khẩn cấp (bên trái)
E001
Máy điện thoại báo cháy khẩn cấp
F006
Máy điện thoại gọi cấp cứu
E004
Mặc quần áo dễ nhìn thấy
M015
Mặc quần áo bảo vệ
M010
Máy khử rung tim tự động từ bên ngoài
E010
Ngã; cảnh báo
W008
Nguy hiểm sinh học; cảnh báo
W009
Nhiệt độ thấp/tình trạng đóng băng; cảnh báo
W010
Nối đầu nối đất xuống đất
M005
Nơi tập trung thiết bị chữa cháy
F004
Nước không uống được
P005
Nút bấm chuông báo cháy
F005
Rửa tay
M011
Rủi ro về cháy/Vật liệu dễ cháy; cảnh báo
W021
Rút phích cắm nguồn khỏi ổ cắm
M006
Sơ cứu
E003
Sử dụng cầu dành cho người đi bộ
M023
Sử dụng kem chống nhiễm trùng da
M022
Sử dụng tay vịn
M012
Thang chữa cháy
F003
Tham khảo sổ tay/sách hướng dẫn
M002
Tia laze; cảnh báo
W004
Trạm rửa mắt
E011
Trường từ; cảnh báo
W006
Xe nâng hàng và các phương tiện vận tải công nghiệp khác; cảnh báo
W014
Vật liệu độc hại; cảnh báo
W016
Vật liệu nổ; cảnh báo
W002
Vật liệu phóng xạ hoặc bức xạ ion hóa; cảnh báo
W003
Vòi hoa sen an toàn
E012
4.3 Phân loại biển báo an toàn
Phân loại biển báo an toàn theo chức năng của chúng như sau:
– E là loại dùng cho biển thoát hiểm và biển báo thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn);
– F là loại dùng cho biển an toàn về cháy;
– M là loại dùng cho biển hành động bắt buộc;
– P là loại dùng cho biển cấm;
– W là loại dùng cho biển cảnh báo.
Bảng 2 tóm tắt các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa sử dụng ở nơi làm việc và ở nơi công cộng theo các hạng mục phân loại về chức năng, ký hiệu đồ họa cũng như hình dạng hình học và màu sắc phù hợp với ISO 3864-1.
Trong trường hợp hướng của ký hiệu là không thiết yếu với ý nghĩa của nó, có thể thay đổi hướng.
Ký hiệu đồ họa có thể được vẽ đường nét bao ngoài hoặc dạng tô kín.
Từ Bảng 3 đến Bảng 7 thể hiện các nguyên bản biển báo theo phân loại của chúng, như sau:
– E Biển báo cách thoát hiểm và thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn) xem Bảng 3
– F Biển báo an toàn về cháy xem Bảng 4
– M Biển hành động bắt buộc xem Bảng 5
– P Biển cấm xem Bảng 6
– W Biển cảnh báo xem Bảng 7
Từ Bảng 3 đến Bảng 7 cũng mô tả ứng dụng của từng biển báo an toàn.
Bảng 2 – Tóm tắt toàn bộ các biển báo an toàn
Biển báo an toàn, số tham chiếu và biển báo
Phân loại
E
F
M
P
W
Biển báo cách thoát hiểm và thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn)
Biển báo an toàn về cháy
Biển báo hành động bắt buộc
Biển cấm
Biển cảnh báo
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E001
Lối thoát hiểm khẩn cấp (bên trái)
F001
Bình chữa cháy
M001
Biển báo hành động bắt buộc chung
P001
Biển cấm chung
W001
Biển cảnh báo chung
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E002
Lối thoát hiểm (bên phải)
F002
Cuộn vòi chữa cháy
M002
Tham khảo sổ tay/sách hướng dẫn
P002
Cấm hút thuốc
W002
Cảnh báo: Vật liệu nổ
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E003
Sơ cứu
F003
Thang chữa cháy
M003
Đeo bảo vệ tai
P003
Cấm ngọn lửa hở; cấm nguồn lửa, nguồn đánh lửa hở, hút thuốc
W003
Cảnh báo: Vật liệu phóng xạ hoặc bức xạ ion hóa
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E004
Máy điện thoại gọi cấp cứu
F004
Nơi tập trung thiết bị chữa cháy
M004
Đeo bảo vệ mắt
P004
Cấm bước qua
W004
Cảnh báo: Tia laze
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E005
Chỉ hướng, mũi tên (tăng 90 o), tình trạng an toàn
F005Nút bấm chuông báo cháy
M005
Nối đầu nối đất xuống đất
P005
Nước không uống được
W005
Cảnh báo; Bức xạ phi ion hóa
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E006
Chỉ hướng, mũi tên 45 o (tăng lên 90 0), tình trạng an toàn
F006
Máy điện thoại báo cháy khẩn cấp
M006
Rút phích cắm nguồn khỏi ổ cắm
P006
Cấm xe nâng hàng hoặc các phương tiện giao thông công nghiệp khác
W006
cảnh báo; Trường từ
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E009
Bác sỹ
– –
M009
Đeo găng tay bảo vệ
– –
W009
Cảnh báo; Nguy hiểm sinh học
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
E012
Vòi hoa sen an toàn
– –
M012
Sử dụng tay vịn
– –
W012
Cảnh báo; Có điện
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
– –
– –
M016
Đeo mặt nạ
– –
W016
Cảnh báo; vật liệu độc hại
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
– –
– –
– –
P021
Cấm chó
W021
Cảnh báo; Rủi ro về cháy/Vật liệu dễ cháy
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
– –
– –
M023
Sử dụng cầu dành cho người đi bộ
P023
Cấm che khuất
– –
Biển báo an toàn
Số tham chiếu
Biển báo
– –
– –
– –
P024
Cấm đi bộ hoặc đứng ở đây
– –
Bảng 3 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển thoát hiểm và thiết bị cấp cứu (Báo hiệu tình trạng an toàn) (Loại E)
Biển báo an toànMô tả/ứng dụng Hình thức ứng dụngChỉ dẫn an toàn
Sử dụng ký hiệu mũi tên bổ sung để đưa ra thông tin hướng dẫn (E005, E006)
Sổ tay hướng dẫn và và các thông báo an toàn
Sử dụng ký hiệu bổ sung để làm rõ ràng hơn
Hình thức ứng dụngChỉ dẫn an toàn
Sử dụng ký hiệu mũi tên bổ sung để đưa ra thông tin hướng dẫn (E005, E006)
Sổ tay hướng dẫn và và các thông báo an toàn
Sử dụng ký hiệu bổ sung để làm rõ ràng hơn
Chức năngĐể gọi cấp cứu hoặc giải thoát
E005Chỉ hướng, mũi tên (tăng 90o), tình trạng an toàn
Chức năng
Để chỉ hướng (mũi tên có thể xoay tăng lên 90 o theo phương thẳng đứng)
Nội dung hình ảnhMũi tên có đầu Belgian, có góc tại đỉnh nằm trong khoảng 84 o và 86 o
E006Chỉ hướng, mũi tên 45o (tăng lên 900), tình trạng an toàn
Chức năng
Để chỉ hướng (mũi tên có thể xoay tăng 90 o từ 45 o)
Nội dung hình ảnhMũi tên có đầu Belgian, có góc ở đỉnh nằm trong khoảng 84 o và 86 o
Chức năngĐể biểu thị tấm chắn bằng kính đòi hỏi phải đập vỡ để tiếp cận một thiết bị thoát khẩn cấp
Chức năng
Để chỉ ra nơi có máy khử rung tim chạy tự động từ bên ngoài
Nội dung hình ảnh
Trái tim có tia chớp ở giữa, chữ thập cấp cứu
Tiêu chuẩn có ích? Vui lòng chia sẻ cho cộng đồng:
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 7997:2009 Về Cáp Điện Lực Đi Ngầm Trong Đất
TCVN 7997:2009
CÁP ĐIỆN LỰC ĐI NGẦM TRONG ĐẤT – PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT
Power cable buried ground – Installation methods Lời nói đầu
TCVN 7997 : 2009 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội công nghiệp Nhật Bản JIS C 3653 : 1994;
TCVN 7997 : 2009 xây dựng trên cơ sở dự thảo đề nghị của công ty cổ phẩn BA AN, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
– Đường cáp lắp đạt trong hệ thống đường ống;
– Đường cáp đặt trực tiếp trong đất.
TCVN 7417-1: 2004 (IEC 61386-1:1996, Amd.1:2000), Hệ thống ống dùng cho quản lý cáp – Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 7417-23: 2004 (IEC 61386-23:2002), Hệ thống ống dùng cho quản lý cáp – Phần 23: Yêu cầu cụ thể – Hệ thống ống mềm
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, tên gọi các loại ống nhựa như ống nhựa lượn sóng, ống dạng sóng, ống nhựa xoắn được hiểu là như nhau. Ngoài các định nghĩa nêu trong TCVN 7417-1: 2004 , tiêu chuẩn này còn áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Hệ thống đường ống (conduit system)
Hệ thống trong đó các ống được đặt trước trong đất, cáp có thể được luồn vào hoặc kéo ra mà không cần đào đất, và ở những chỗ cần thiết, phải có các hộp cáp ngầm.
3.2. Hệ thống đặt trực tiếp (direct laying system)
Hệ thống trong đó cáp được đặt trực tiếp trong đất, hoặc được bố trí trong vật liệu bảo vệ sau đó đặt trong đất, nhưng khi kéo cáp ra thì phải đào đất.
3.3. Đường ống (conduit)
Công trình, gồm đường ống và các phụ kiện của đường ống được lắp đặt chắc chắn để kéo cáp qua.
3.4. Hộp cáp ngầm (underground cable box)
Hộp đặt trong đất, trên tuyến mà ống đi qua để thực hiện dễ dàng các công việc như đưa cáp vào, kéo cáp ra, đấu nối, rẽ nhánh cáp và công việc bảo trì như kiểm tra cáp. Hộp cáp ngầm thường có nắp mở ra được.
4. Phương pháp lắp đặt cáp đi ngầm trong đất 4.1. Đường cáp trong hệ thống đường ống 4.1.1. Đào và lấp
Việc đào và lấp đất phải thực hiện như sau:
Đáy rãnh đào phải được làm phẳng bằng cách đầm kỹ toàn bộ.
Đất và cát để lấp không được lẫn sỏi, đá, v.v… làm hư hại vật liệu đường ống; và vật liệu sử dụng để lấp quanh đường ống phải là loại không ăn mòn vật liệu đường ống.
Đất và cát lấp quanh đường ống phải được đầm kỹ hoàn toàn, không để có chỗ hổng.
Khi đặt cáp ở vùng đất yếu, cần tính đến các biện pháp thích hợp để xử lý đất.
4.1.2. Đường ống
Tùy thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, ống dùng để lắp đặt đường ống có thể được lựa chọn từ các loại ống thép, ống bêtông cốt thép hoặc ống nhựa các loại. Yêu cầu kỹ thuật của ống tuân thủ TCVN 7417-1 (IEC 61386-1) và TCVN 7417-23 (IEC 61386-23). Các loại ống khác có thể tham khảo các tiêu chuẩn Nhật bản nêu trong thư mục tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn này.
Đường ống phải được lắp đặt như sau:
a) Đường ống phải được lắp đặt vững chắc để chịu được áp lực của phương tiện giao thông hoặc các vật nặng khác. Yêu cầu này được coi là thỏa mãn nếu như đường kính danh nghĩa của đường ống không lớn hơn 200 mm, sử dụng loại ống qui định trong Bảng 1 hoặc loại ống có tính năng ít nhất là tương đương và chôn ở độ sâu ít nhất là 0,3 m so với mặt đất.
Bảng 1 – Loại vật liệu đường ống
b) Ống kim loại và các chi tiết nối ống phải được xử lý chống ăn mòn bằng cách quấn băng chịu ăn mòn hoặc phủ lớp chịu ăn mòn.
c) Đường ống phải được lắp đặt sao cho không bị uốn, lượn, v.v… không cần thiết, gây khó khăn cho việc lắp đặt cáp.
d) Mối nối giữa các ống phải được thực hiện chắc chắn bằng cách sử dụng các phụ kiện chuyên dụng, nếu có, để tránh nước dễ dàng thâm nhập vào đường ống. Ví dụ về các phương pháp nối thích hợp cho các loại ống được cho trong Bảng 2.
Bảng 2 – Ví dụ về phương pháp nối ống
e) Đường ống phải được lắp đặt sao cho bên trong ống, mối nối hoặc đầu ống không có những chỗ lồi ra có thể làm hư hại lớp phủ cáp.
f) Khe hở tiếp giáp giữa đường ống và hộp cáp ngầm hoặc tòa nhà phải được chèn kín bằng vật liệu chèn, vữa, v.v… có độ bền lâu dài, để nước không thể thâm nhập dễ dàng vào hộp cáp ngầm hoặc tòa nhà.
g) Các đầu đường ống để hở (kể cả đường ống chờ) dẫn vào tòa nhà hoặc hộp cáp ngầm, khi cần, từ trong lòng đất, phải được xử lý chống thấm nước.
h) Khi nhiều đường ống được lắp đặt song song gần nhau, đất và cát lấp giữa các đường ống (đặc biệt là hai bên và đáy ống) phải được đầm kỹ toàn bộ, không để có chỗ hổng.
– Khi cáp điện được đặt bên trong ống cứng không cháy hoặc chống cháy, ống phải được lắp đặt sao cho không tiếp xúc trực tiếp với đường cáp dòng điện yếu hoặc cáp sợi quang đi ngầm trong đất.
– Khi cáp điện được đặt trong ống dễ cháy, phải bố trí màn chắn chống cháy có độ bền cao giữa ống này và đường cáp dòng điện yếu hoặc cáp sợi quang đi ngầm trong đất.
– Từng cáp phải phù hợp với một trong các trường hợp sau:
● Cáp có vỏ bọc chống cháy
● Cáp được bố trí trong ống cứng chống cháy
– Một trong hai cáp nói trên phải có lớp vỏ bọc không cháy.
– Một trong hai cáp nói trên phải được bố trí trong ống không cháy, ví dụ như ống thép, ống bê tông.
– Phải bố trí màn chắn chống cháy có độ bền cao giữa các ống.
k) Nói chung, cáp của một mạch điện phải được bố trí trong một đường ống.
I) Phải chọn kích cỡ ống sao cho có thể kéo cáp vào hoặc ra một cách dễ dàng.
– Khi trong ống chỉ lắp đặt một cáp, giá trị chuẩn của đường kính bên trong của ống phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần đường kính ngoài của cáp.
– Khi trong ống lắp đặt từ hai cáp trở lên, giá trị chuẩn của đường kính bên trong của ống phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần đường kính của hình tròn ngoại tiếp các cáp gom lại.
a) Hộp cáp ngầm phải được lắp đặt trên tuyến đường ống, tại những vị trí sau:
– Những nơi cần thực hiện nhũng công việc như kéo cáp vào hoặc rút cáp ra.
– Những nơi thực hiện việc rẽ nhánh, nối cáp, v.v.
– Những nơi mà lực kéo cáp vào vượt quá lực căng cho phép của cáp.
CHÚ THÍCH: Lực kéo cáp vào được coi là không vuợt quá lực căng cho phép của cáp trong các trường hợp sau:
– Khi chiều dài đường ống chạy thẳng không lớn hơn 150 m.
– Khi chiều dài của đường ống có một đoạn uốn vuông góc không dài quá 100 m.
– Những nơi cần ngăn ngừa cáp trôi xuống do đường ống có độ dốc lớn.
b) Kích thước hộp cáp ngầm phải đảm bảo:
– Dễ dàng thực hiện các công việc đưa cáp vào, kéo cáp ra, đấu nối và rẽ nhánh, và công việc bảo trì, kiểm tra cáp.
– Có thể uốn cáp với bán kính không nhỏ hơn bán kính uốn cho phép. Bán kính uốn cho phép là bán kính cong cạnh trong của cáp, giá trị tương ứng cho trong Bảng 3.
Bảng 3 – Bán kính uốn cho phép
Cáp xoắn một ruột ví dụ như cáp chập ba được coi như cáp nhiều ruột. Trường hợp này, đường kính ngoài của cáp là đường kính hình tròn ngoại tiếp từng cáp một ruột.
c) Hộp cáp ngầm phải có kết cấu như sau:
– Hộp phải vững chắc và chịu được áp lực của phương tiện giao thông hoặc các vật nặng khác. Tuy nhiên, những hộp được lắp đặt tại những nơi không có xe cộ đi vào, ví dụ như vườn và vành đai xanh thì không phải đáp ứng yêu cầu này.
– Hộp phải có kết cấu như sau để loại trừ hiện tượng đọng nước.
● Có chỗ gom nước bên dưới đáy hộp.
● Có lỗ thoát nước ở đáy hộp. Điều này chỉ được thực hiện khi đáy hộp cao hơn mực nước ngầm bình thường.
– Phải có lỗ cửa để thực hiện các công tác lắp đặt như đưa cáp vào, kéo cáp ra, đấu nối, rẽ nhánh cáp và công tác bảo trì, kiểm tra cáp.
d) Lỗ cửa của hộp cáp ngầm phải không có chỗ nhô ra gây khó khăn cho người vào hoặc ra hoặc thao tác.
e) Lỗ cửa của hộp cáp ngầm phải có nắp, ngoài người có trách nhiệm ra, không ai có thể mở dễ dàng nắp này. Nếu hộp được lắp đặt tại nơi mà ngoài người có trách nhiệm ra, không ai có thể tiếp cận dễ dàng, thì không buộc đáp ứng yêu cầu này.
f) Nắp của hộp cáp ngầm phải có kết cấu sao cho tránh được nước thâm nhập.
g) Trường hợp hộp cáp ngầm được lắp đặt tại nơi có vật nặng, ví dụ nơi có phương tiện giao thông chạy qua, thì nắp phải được lắp đặt để chịu được sức ép từ các vật nặng này.
h) Trường hợp việc tách cáp được thực hiện trong hộp cáp ngầm, cáp phải được cố định trên thành hoặc đáy hộp để tránh ảnh hưởng tới mối ghép nối.
i) Trong hộp cáp ngầm, khi cần thiết, phải bố trí giá đỡ cáp, bậc thang, móc kéo cáp vào, v.v…
j) Khi lắp đặt hộp cáp ngầm kiểu lắp ghép, mối ghép giữa mỗi khối phải được gắn bằng vữa, keo, đệm chèn, v.v… để ngăn ngừa không để nước dễ dàng thâm nhập vào.
4.1.4. Nối đất
Vật liệu đường ống kim loại, vỏ kim loại của cáp, hộp đấu nối kim loại, giá đỡ cáp bằng kim loại trong hộp cáp ngầm và vật liệu kim loại bảo vệ của phần cáp đi lên phải được nối đất theo qui định. Tuy nhiên, có thể bỏ qua việc nối đất các bộ phận nêu trên nếu như điện trở giữa các bộ phận này và đất không lớn hơn 100 Ω hoặc nếu như các bộ phận này đã được xử lý chống ăn mòn.
Phải đặt trên mặt đất các biển, cột, v.v… chỉ thị đường ống đi ngầm để nhận diện tuyến đường ống đã lắp đặt.
Đối với đường cáp có lực kéo cao đi ngầm, phải bố trí tấm chỉ thị đường ống, liên tục ở độ sâu trung bình giữa mặt trên ống và mặt đất (bề mặt dưới của vỉa hè nếu đất được lát vỉa hè).
Phần cáp đi lên nằm trong đất phải được lắp đặt sao cho tránh được lực nén của xe cộ hoặc các vật nặng khác.
Phần cáp cao hơn mặt đất phải được che bằng vật liệu bảo vệ bền, chịu được thời tiết và không cháy hoặc chống cháy. Độ cao của vật liệu bảo vệ so với mặt đất tối thiểu phải là 2 m (2,5 m nếu cáp được đưa lên ở bên ngoài công trình xây dựng).
Vật liệu bảo vệ phải được cố định chặt chẽ vào công trình xây dựng hoặc kết cấu tương tự.
Mái che hoặc kết cấu tương tự nhằm ngăn ngừa nước mưa thâm nhập phải được gắn với đầu ngoài trời của vật liệu bảo vệ cáp.
4.2. Đường cáp đặt trực tiếp trong đất
Khi lắp đặt đường cáp đặt trực tiếp trong đất, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu tại 4.1.1, điểm i) và điểm j) của 4.1.2, và từ 4.1.4 đến 4.1.6 còn phải thực hiện như sau:
Khi lắp đặt, cáp phải được bố trí trong kết cấu bảo vệ, ví dụ như máng bằng bêtông cốt thép. Tuy nhiên yêu cầu này là không bắt buộc nếu như sử dụng loại cáp có lớp vỏ kim loại bảo vệ, ví dụ như cáp phủ kim loại bảo vệ, hoặc khi tuyến cáp sẽ không phải chịu lực ép của phương tiện giao thông hoặc vật nặng khác và ngoài ra cáp được phủ bên trên bằng các tấm bền chắc.
Độ sâu khi đặt của các vật liệu bảo vệ, tức là máng, tấm và cáp có vỏ bọc kim loại nêu trên phải ít nhất là 1,2 m ở những nơi cáp có thể phải chịu lực ép của phương tiện giao thông hoặc vật nặng khác, và ít nhất là 0,6 m ở những nơi khác. Tuy nhiên phần cáp đi lên, tính đến mặt đất, không phải đáp ứng yêu cầu này.
Máng bên trong bố trí cáp và các tấm đặt bên trên cáp, v.v… phải được lắp đặt sao cho không có khe hở giữa chúng dọc theo tuyến lắp đặt cáp, và sao cho không có sự chênh lệch về độ cao tại các chỗ nối và các đầu của máng có thể gây hư hại cho vỏ cáp.
Trường hợp cần thiết phải có hộp cáp ngầm, các hộp này phải được lắp đặt phù hợp với 4.1.3.
Phần của công trình có cáp xuyên qua để đi vào bên trong phải được xử lý chống thấm.
PHỤ LỤC A
(qui định)
ỐNG NHỰA TỔNG HỢP CỨNG LƯỢN SÓNG
A.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với ống nhựa tổng hợp cứng lượn sóng sử dụng để bảo vệ cáp điện lực đi ngầm trong đất (sau đây gọi tắt là “ống”).
Thông tin tham chiếu: Ống này cũng được gọi là FEP.
trong đó
d là độ biến dạng tương đối của đường kính ngoài (%)
D 1 là đường kính ngoài trước khi nén (mm)
D 2 là đường kính ngoài sau khi nén (mm)
A.2.2. Khả năng chống cháy
Nếu ống có ghi nhãn “chống cháy” thì phải thử nghiệm ống theo A.5.2 và ngọn lửa phải tự tắt.
A.3. Kết cấu
Kết cấu ống phải như sau:
Tiết diện ống vuông góc với đường trục ống phải là hình tròn.
Bề mặt bên trong và bên ngoài ống phải nhẵn, và không có vết xước, nứt hoặc khuyết tật khác làm hại vỏ cáp.
Ống phải là loại lượn sóng.
A.4. Vật liệu
Vật liệu phải là nhựa tổng hợp chất lượng tốt. Ví dụ như vật liệu đúc polyethylen, nhựa polyvinyl clorua hoặc vật liệu đúc polypropylen.
A.5. Thử nghiệm A.5.1. Thử nghiệm độ bền chịu nén
Thử nghiệm độ bền chịu nén phải được tiến hành như sau:
Cắt mẫu dài 250 mm từ sản phẩm.
Chuẩn bị thiết bị thử nghiệm như minh họa trên Hình A.1.
Giữ mẫu và thiết bị thử nghiệm ở nhiệt độ (20 ± 2) °C trong 2 h, sau đó tiến hành thử nghiệm ở nhiệt độ này.
P = 213 x R
trong đó
P tải trọng nén, N
R là đường kính trung bình của ống , cm
D đường kính ngoài của ống, cm
d đường kính trong của ống, cm
Hình A.1 – Thử nghiệm độ bền nén A.5.2. Thử nghiệm khả năng chống cháy
Thử nghiệm khả năng chống cháy phải được tiến hành như sau:
Lấy mẫu là đoạn ống dài 600 mm.
Đặt mẫu ở tư thế thẳng đứng. Đặt đầu ngọn lửa khử ôxy từ vòi đốt Bunsen vào vị trí cao hơn đầu dưới ống là 100 mm. Điều chỉnh ngọn lửa sao cho chiều dài ngọn lửa ôxy hóa bằng khoảng 100 mm và chiều dài ngọn lửa khử ôxy bằng khoảng 50 mm và nghiêng vòi đốt một góc bằng 45° so với mặt phẳng nằm ngang.
Thời gian đặt ngọn lửa phải như nêu trong Bảng A.1.
Bảng A.1 – Thời gian đặt ngọn lửa
Sau thời gian đặt ngọn lửa qui định, rút ngọn lửa ra và quan sát xem ngọn lửa đang cháy trên vật liệu ống có tự tắt trong vòng 30 s hay không.
A.6. Ghi nhãn
A.6.1. Trên ống phải ghi nhãn bao gồm thương hiệu hoặc tên nhận biết nhà chế tạo hoặc đại lý ủy quyền.
Ngoài ra, ống cũng phải được ghi nhãn sao cho có thể nhận biết theo tài liệu của nhà chế tạo hoặc đại lý ủy quyền.
A.6.2. Ống chống cháy phải có màu da cam. Không cho phép tạo màu da cam trên vật liệu bằng cách sơn hoặc bằng phương tiện phủ bề mặt khác.
Ống không chống cháy có thể có màu bất kỳ, trừ màu vàng, màu da cam hoặc đỏ, nếu không thì phải có nhãn rõ ràng ghi trên ống là ống chống cháy.
A.6.3. Phương tiện nối đất phải được chỉ ra bằng ký hiệu nối đất bảo vệ . Ký hiệu này không được đặt trên các bộ phận dễ tháo rời, ví dụ như các vít.
A.6.4. Kiểm tra sự phù hợp với A.6.1 đến A.6.3 bằng cách xem xét.
A.6.5. Nhãn phải bền và dễ đọc
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách dùng giẻ thấm đẫm nước chà sát bằng tay lên nhãn trong 15 s, sau đó dùng giẻ thấm đẫm xăng nhẹ chà sát thêm 15 s nữa.
CHÚ THÍCH 1: Xăng nhẹ được qui định là dung môi hécxan mạch hở có thành phần chất thơm tối đa là 0,1 % thể tích, giá trị kauri butanol là 29, điểm sôi ban đầu là 65 °C, điểm khô là 69 °C và khối lượng riêng xấp xỉ 0,68 g/cm 3.
CHÚ THÍCH 2: Nhãn có thể áp dụng, ví dụ, bằng cách đúc, ép, khắc, in, dán nhãn hoặc theo phương pháp trượt nước.
CHÚ THÍCH 3: Nhãn làm bằng phương pháp đúc, ép hoặc khắc không phải chịu thử nghiệm này.
Sau thử nghiệm, nội dung nhãn vẫn phải rõ ràng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
JIS A 5303, Reinforced spun concrete pipes (Ống bêtông ly tâm cốt thép)
JIS A 5321, Reinforced concrete cable troughs (Máng cáp bêtông cốt thép)
JIS C 8305, Rigid steel conduits (Ống thép cứng)
JIS C 8380, Plastic coated steel pipes for cable-ways (Ống thép phủ chất dẻo dùng làm đường cáp)
JIS C 8411, Pliable plastics conduits (Ống chất dẻo uốn được)
JIS C 8430, Unplasticized polyvinyl chloride (UPVC) conduits (Ống polyvinyl clorua không hóa dẻo (UPVC))
JIS G 3452, Carbon steel pipes for ordinary piping (Ống thép cacbon dùng cho đường ống thông thường)
JIS G 3469, Polyethylene coated steel pipes (Ống thép phủ polyethylene)
JIS K 6720, Polyvinyl chloride resins (Nhựa polyvinyl clorua)
JIS K 6741, Unplasticized polyvinyl chloride (PVC) pipes (Ống polyvinyl clorua (PVC) không hóa dẻo)
JIS K 6747, Polypropylene moulding materials (Vật liệu đúc polypropylen)
JIS K 6748, Polyethylene moulding materials (Vật liệu đúc polyethylene)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Định nghĩa
4. Phương pháp lắp đặt cáp đi ngầm trong đất
4.1. Đường cáp trong hệ thống đường ống
4.2. Đường cáp đặt trực tiếp trong đất
Phụ lục A (qui định) – Ống nhựa tổng hợp cứng lượn sóng
Thư mục tài liệu tham khảo
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 8791:2011 Về Sơn Tín Hiệu Giao Thông
TCVN 8791:2011
SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG – VẬT LIỆU KẺ ĐƯỜNG PHẢN QUANG NHIỆT DẺO – YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Traffic paints – Thermoplastic road marking materials – Specifications, Test methods, Constructions and Acceptances Lời nói đầu SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG – VẬT LIỆU KẺ ĐƯỜNG PHẢN QUANG NHIỆT DẺO – YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Traffic paints – Thermoplastic road marking materials – Specifications, Test methods, Constructions and Acceptances 1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật, các phương pháp thử cho vật liệu sơn vạch đường nhiệt dẻo, công nghệ thi công và nghiệm thu cho vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo sử dụng làm vạch kẻ đường, gờ giảm tốc trên đường ô tô và đường cao tốc.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
AASHTO M 249-98, Specification for White and Yellow Reflective. Thermoplastic Striping Material (Solid Form) [Yêu cầu kỹ thuật cho vật liệu gờ giảm tốc phản quang nhiệt dẻo màu trắng và vàng (dạng rắn)].
AASHTO T 250-05, Standard Method of Test for Thermoplastic Traffic Line Material (Phương pháp thử nghiệm vật liệu dẻo kẻ đường nhiệt dẻo).
ASTM D 1394-76, Standard Test Methods for Chemical Analysis of White Titanium Pigments (Phương pháp phân tích hóa học của bột màu oxit titan).
ASTM D 6628-03, Standard Specification for Color of Pavement Marking Materials (Tiêu chuẩn quy định màu sắc của sơn vạch đường).
ASTM D 4541 Standard Test Method for Pull-Off Strength of Coatings Using Portable Adhesion Testers (Phương pháp xác định độ bám dính của lớp phủ bằng thiết bị Pull-Off).
ASTM D 6628-03, Standard Specification for Color of Pavement Marking Materials (Tiêu chuẩn quy định màu sắc của sơn vạch đường).
ISO 2808, Paints and varnishes – Determination of film thickness (Phương pháp xác định chiều dày của màng sơn và vecni).
AS 1152:1993, Specification for test sieve (Phương pháp phân loại bằng sàng).
AS.2700S- 1996, Colour Standards for general purposes (Các tiêu chuẩn màu sắc dùng cho mục đích chung).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Hệ vật liệu bao gồm chất tạo màng, chất độn, phụ gia, bột màu và hạt thủy tinh, có thể chảy mềm khi nung nóng và cứng lại khi nguội, được sử dụng làm vạch kẻ đường hoặc gờ giảm tốc.
3.2
Nhựa nhiệt dẻo chứa dầu và chất hóa dẻo, tạo sự dính kết giữa các thành phần khác nhau trong sơn vạch đường nhiệt dẻo và tạo khả năng dính bám với mặt đường.
3.3
Vật liệu dạng bột được đưa thêm vào, góp phần phân tán bột màu và tham gia vào thành phần của hỗn hợp sơn vạch đường nhiệt dẻo.
3.4
Vật liệu khoáng dạng hạt như: canxi, thạch anh, hay đá silic có kích cỡ quy định dùng để tạo khối cho sơn vạch đường nhiệt dẻo.
3.5
Dạng bột mịn mang màu và tạo độ phủ cho vật liệu vạch đường nhiệt dẻo.
3.6
Hạt thủy tinh có khả năng phản xạ ánh sáng tới.
3.7
Tỉ lệ phát sáng của bề mặt phản xạ theo một hướng cho trước so với bề mặt khuyếch tán ánh sáng trắng lý tưởng khi được chiếu sáng từ cùng một nguồn sáng, được tính theo tỉ lệ phần trăm (%).
3.8
Nhiệt độ tối đa mà vật liệu không bị phá hủy. Được quy định tùy theo nhà sản xuất.
3.9
Hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.
3.10 3.11
Khả năng chống trơn trượt của bề mặt sơn vạch đường nhiệt dẻo.
3.12
Phép đo độ chống ma sát giữa khối lăn cao su và bề mặt thử nghiệm.
4. Yêu cầu kỹ thuật 4.1 Yêu cầu về vật liệu
Vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo có hai loại màu trắng và màu vàng phải là tổ hợp đồng đều của các bột màu, chất độn, chất tạo màng, phụ gia (nếu có) và các hạt thủy tinh phản quang hình cầu. Trong đó, chất tạo màng được chế tạo trên cơ sở nhựa alkyt hay hydrocacbon có các đặc tính kỹ thuật theo quy định tại 4.1.1 và 4.1.2. Bột màu, hạt bi thủy tinh và chất độn cần được trộn đều với chất tạo màng. Hạt bi thủy tinh trộn lẫn trong vật liệu có yêu cầu kỹ thuật theo AASHTO M 247 loại 1.
Khi sử dụng cho các công trình đặc biệt (đường cao tốc, đường ẩm ướt …) cần độ phản quang cao và gờ giảm tốc cần áp dụng loại vật liệu tuân thủ tiêu chuẩn AASHTO M 249.
4.1.1 Thành phần vật liệu Bảng 1 – Thành phần của vật liệu sơn vạch đường nhiệt dẻo làm vạch kẻ đường
Duy trì tối thiểu 20 % khối lượng hạt thủy tinh trong sơn vạch đường nhiệt dẻo, chưa tính đến trường hợp sử dụng thêm các hạt thủy tinh (tối thiểu 10 %) phủ thêm trên bề mặt vạch sơn phản quang để tạo phản quang tức thời.
Bảng 2 – Thành phần của vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo làm gờ giảm tốc 4.1.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật Bảng 3 – Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn vạch đường nhiệt dẻo Bảng 4 – Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn vạch đường nhiệt dẻo tạo gờ giảm tốc 4.2 Yêu cầu về hạt thủy tinh
Hạt thủy tinh trộn lẫn trong sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật loại 1 theo AASHTO M 247 hoặc loại A theo BS 6088:1981.
Hạt thủy tinh rắc lên bề mặt vạch kẻ đường phải đạt các yêu cầu kỹ thuật loại 2 theo AASHTO M 247 hoặc loại B theo BS 6088:1981.
CHÚ THÍCH 1: Đối với gờ giảm tốc, để tăng độ bền va đập cho vạch kẻ nên dùng thêm hạt thủy tinh loại C theo BS 6088:1981.
4.3 Yêu cầu khi thử nghiệm hiện trường (với sơn vạch đường nhiệt dẻo)
Vạch tín hiệu phản quan (bao gồm vạch sơn kẻ đường và vạch sơn làm gờ giảm tốc) sau khi thi công trong điều kiện chuẩn (hướng dẫn tại 8.12) với tổng lượng xe chạy qua khoảng 300.000 đến 3.000.000 lượt xe cần thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại bảng 6 và các giai đoạn kiểm tra được đưa ra ở bảng 5.
Bảng 5 – Giai đoạn kiểm tra
CHÚ THÍCH: Chế độ thử nghiệm cho loại đường khác không đưa ra trong tiêu chuẩn này.
Bảng 6 – Các chỉ tiêu yêu cầu thử nghiệm hiện trường 4.4 Yêu cầu về kích thước hình học của vạch kẻ đường
Kích thước của vạch kẻ đường được tuân theo thiết kế và thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 7.
Bảng 7 – Các chỉ tiêu kích thước hình học của vạch kẻ đường 5. Yêu cầu về thi công sơn 5.1 Chuẩn bị bề mặt
Áp dụng khi có các lớp phủ bẩn dày, các mảng bám xi măng … bám trên bề mặt đường.
Sử dụng các loại dụng cụ cầm tay hoặc dụng cụ cơ khí như đục, máy mài, máy quét … để làm sạch.
Áp dụng khi có các mảnh vỡ, bụi, bẩn, hồ xi măng … bám lỏng lẻo trên bề mặt.
Để làm sạch mặt đường cần sử dụng máy phun khi có áp suất phun từ 506,63 kPa đến 810, 60 kPa, đầu vòi phun cách bề mặt đường từ 30 cm đến 50 cm. Dòng khí làm sạch không được phép có dầu. Nên sử dụng thêm máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn bám trở lại bề mặt đường.
Áp dụng khi có bụi và một số chất bẩn khác bám trên bề mặt đường.
Để làm sạch mặt đường cần sử dụng máy hút bụi công nghiệp cỡ lớn.
Sử dụng chổi cứng hoặc các dụng cụ tương tự để làm sạch trên mặt đường khi có và các tạp chất rắn khác.
5.2 Chuẩn bị vật liệu tại hiện trường
(a) Tránh nung nóng quá nhiệt độ chịu nhiệt cực đại của vật liệu nhiệt dẻo. Hiện tượng mất màu và dòn hóa có thể xảy ra nếu như nhiệt độ vượt quá yêu cầu được nhà sản xuất quy định.
(b) Sau khi thiết bị sản phẩm được nung nóng sơ bộ, nếu thêm các vật liệu bổ sung cần điều chỉnh tốc độ quay sao cho quá trình khuấy cơ học được duy trì.
5.3 Chuẩn bị thiết bị
Thiết bị kẻ đường bằng tay hay tự động, có khả năng tạo đường kẻ kích thước (3 ± 0,1) m x (150 ± 10) mm, màng phủ đồng nhất với độ dày 1,5 mm ± 0,2 mm.
Côn dẫn hướng điều chỉnh giao thông, biển báo…
5.4 Thi công sơn Bảng 8 – Độ dày điển hình của lớp sơn vạch đường nhiệt dẻo 5.5 Tạo độ phản quang bề mặt 6. Công tác kiểm tra và nghiệm thu 6.1 Kiểm tra trước khi thi công sơn
Các vật liệu sơn, bi phản quang, bề mặt đường cần đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định tại điều 4.
6.2 Kiểm tra trong khi thi công sơn
Để kiểm soát chất lượng thi công theo đúng quy định của yêu cầu kỹ thuật, cần kiểm tra các chỉ tiêu sau với tần suất kiểm tra 1 h/lần: – Điều kiện môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm.
– Bề mặt đường: Độ sạch, nhiệt độ bề mặt.
– Nhiệt độ của vật liệu trước khi thi công.
– Áp lực phun hạt thủy tinh.
– Chiều dày màng sơn
– Chiều rộng màng sơn.
6.3 Kiểm tra nghiệm thu vạch tín hiệu phản quang
Vạch sơn tín hiệu phản quang sau khi thi công cần tiến hành đánh giá các chỉ tiêu đưa ra tại Bảng 9, với tần suất 200 mét dài kiểm tra 1 điểm. Kết quả thí nghiệm là giá trị trung bình của tối thiểu 3 điểm đo.
Bảng 9 – Các chỉ tiêu đánh giá vạch kẻ đường 6.4 Kiểm tra trong quá trình khai thác
Để kiểm soát chất lượng của vạch kẻ đường phản quang trong quá trình khai thác, cần tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu ở Bảng 9 với tần suất 1 năm 1 lần. Nếu các chỉ tiêu chất lượng của vạch kẻ đường chỉ đạt giá trị nhỏ hơn 70 % giá trị các chỉ tiêu quy định ở Bảng 3 và Bảng 4 thì cần tiến hành sửa chữa tăng cường hoặc thay thế.
6.5 Hồ sơ nghiệm thu bao gồm những nội dung sau
– Kết quả kiểm tra vật liệu khi đưa vào công trình;
– Nhật ký điều kiện thi công, Nhật ký thi công sơn, Phiếu nghiệm thu thi công sơn vạch đường.
– Hồ sơ kết quả kiểm tra theo các yêu cầu quy định tại bảng 9.
7. Yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường 8. Phương pháp thử 8.1 Chuẩn bị mẫu 8.1.1 Nguyên lý
Lấy mẫu theo phương pháp đổ đống và chia phần từ các bao vật liệu gửi đến phòng thí nghiệm (theo phụ lục A), lấy tối thiểu 2,5 kg; đem nung nóng đến nhiệt độ hóa mềm rồi trộn đều sau đó rót vật liệu nóng chảy vào một khuôn mẫu tạo hình thích hợp cho mẫu thử nghiệm.
8.1.2 Dụng cụ và thiết bị 8.1.2.6 Tủ hút – Hệ thống tủ hút bao gồm:
– Ống dẫn và thải hơi, khí độc.
8.1.3 Quy trình chuẩn bị mẫu thử nghiệm 8.1.3.1 Tổng quát
Vật liệu thử nghiệm phải được chuẩn bị tương ứng với 8.1.4.2 đối với vật liệu dạng bột hoặc 8.1.4.3 đối với vật liệu dạng khối đã được tạo hình trước.
CHÚ THÍCH 3: Cần bảo đảm mẫu lấy ra đại diện cho một mẻ sản xuất được lựa chọn bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thích hợp.
8.1.3.2.1 Trình tự gia nhiệt trong lò nung
(a) Nâng nhiệt độ của lò nung đến nhiệt độ 200 0C ± 10 0C sau đó đặt mẫu vào lò nung. Sau 20 min (và sau 10 min ÷ 15 min đối với các lần đun nóng kế tiếp); nhấc mẫu ra khỏi lò nung, rồi đưa mẫu vào tủ hút, khuấy trộn đều, nhanh bằng một lưỡi dao khuấy; đo nhiệt độ và đặt mẫu trở lại lò nung. Khi nhiệt độ của mẫu đạt 185 0C ± 5 0 C dưới dạng đồng thể, rót vật liệu lên trên bề mặt tấm mẫu thử nghiệm, hoặc tạo mẫu thử nghiệm tương ứng với 8.1.6. Thời gian kể từ khi bắt đầu đưa mẫu vào trong lò nung đến khi tạo mẫu thử nghiệm không được vượt quá 2 h.
(b) Nếu mẫu vật liệu vẫn không đồng nhất ở 185 5 10 0C ± 0C, tăng nhiệt độ lò lên 220 0C ± 0 C. Tiếp tục gia nhiệt rồi nhấc mẫu ra sau những khoảng thời gian từ 10 min ÷ 15 min, khuấy và đo nhiệt độ tương tự như bước (a). Khi mẫu đã hoàn toàn đồng nhất, thực hiện việc tạo mẫu thử nghiệm.
(d) Ghi lại nhiệt độ khi rót vật liệu và khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đưa mẫu vào lò nung cho đến khi tạo mẫu thử nghiệm.
8.1.3.2.2 Trình tự gia nhiệt trên bếp
(a) Nâng nhiệt độ bề mặt bếp đến nhiệt độ 250 0C ÷ 270 0C sau đó đặt lên bếp tối thiểu 2,5 kg mẫu thử đựng trong một thùng chứa thích hợp. Khuấy liên tục để đảm bảo độ đồng đều, nâng dần nhiệt độ và đo nhiệt độ vật liệu sau 5 min một lần. Khi nhiệt độ của mẫu đạt 185 0C ± 5 0 C dưới dạng đồng thể, rót vật liệu lên trên bề mặt tấm mẫu thử nghiệm, hoặc tạo mẫu thử nghiệm tương ứng với (8.1.6). Thời gian tính từ khi bắt đầu gia nhiệt đến khi tạo mẫu không được vượt quá 1 h.
8.1.3.3 Vật liệu dạng khối hay vật liệu được tạo hình trước
Mẫu vật liệu với khối lượng tối thiểu 2,5 kg đưa vào trong lò nung hay đặt lên bếp nung. Cách thức thực hiện như sau:
(a) Không cần gia nhiệt, lấy khối mẫu và đập vụn thành những miếng nhỏ, mỗi mảnh nặng không quá 50 g
(b) Thực hiện quy trình gia nhiệt mô tả ở 8.1.4.2.2. Ngay lập tức khuấy đều mẫu vật liệu trước khi rót thành mẫu thử nghiệm thích hợp để thử nghiệm. Thời gian từ khi đun nóng mẫu cho đến khi rót không được vượt quá 1 h.
8.1.4 Gia công mẫu thử nghiệm
Các mẫu thích hợp để thử nghiệm phải được chế tạo theo kích cỡ đưa ra ở bảng 1. Cách thức như sau:
(b) Trong trường hợp cần một mẫu hình tròn thì rót vật liệu nhiệt dẻo trên một tấm thử nghiệm cho đến khi tạo thành một cái đĩa đường kính khoảng 100 mm dày xấp xỉ 2 mm.
(c) Nếu yêu cầu vật liệu bao phủ toàn bộ tấm mẫu để thử nghiệm độ mài mòn (8.6) rót vật liệu nhiệt dẻo lên tấm kim loại rồi dùng thanh gạt tạo một lớp dày 2 mm.
Bảng 10 – Kích cỡ mẫu thử nghiệm 8.2 Phương pháp xác định hàm lượng chất tạo màng 8.2.1 Nguyên lý
Hàm lượng chất tạo màng được xác định bằng một trong hai phương pháp sau đây:
– Phương pháp A – Phương pháp chiết nóng bằng dung môi phù hợp. Phương pháp này có thể được sử dụng như một phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng và kích cỡ hạt thủy tinh.
– Phương pháp B – Phương pháp gia nhiệt.
CHÚ THÍCH 4: Một vài chất tạo màng là polyme rất khó tan. Để hòa tan hoàn toàn chất tạo màng, người ta thường sử dụng dung môi đặc hiệu, trong trường hợp khó hơn cần tham khảo ý kiến tư vấn của nhà sản xuất.
8.2.2 Phương pháp A – Phương pháp chiết nóng 8.2.2.2 Dụng cụ và thiết bị Hình 1 – Thiết bị dùng cho phương pháp chiết nóng 8.2.2.3 Quy trình
(a) Lấy mẫu thử nghiệm khoảng 30 g được gia công theo 8.1.
(b) Đặt vừa vặn giấy lọc vào thùng chứa tạo thành một lớp tráng kín sau đó làm khô toàn bộ ở nhiệt độ 105 0C ± 5 0C. Để nguội thùng trong bình hút ẩm, rồi đem cân (m c)
(c) Đặt cẩn thận mẫu thử nghiệm vào thùng đã được lót giấy rồi đem cân toàn bộ lấy chính xác tới 0,01 g (m 1).
(d) Hòa 200ml dung môi vào bình, sau đó đun hồi lưu dung dịch hòa tan cho đến khi chất lỏng chảy qua thùng lưới không còn chứa chất tạo màng.
(e) Dừng đun hồi lưu để nguội thiết bị và tháo nước. Nhấc thùng lưới cùng với phần chất độn không tan còn lại, đem rửa sạch rồi làm khô ở nhiệt độ 100 0C và 120 0C. Trong quá trình làm khô cân thùng lưới sau những khoảng thời gian 30 min. Tiếp tục làm khô cho đến khi sự chênh lệch sau mỗi lần cân không vượt quá 0,01 g. Ghi lại lượng cân cuối cùng (m 2).
(f) Thu hồi tất cả các vật liệu tính có mặt trong dung dịch và kết thúc thử nghiệm bằng cách lọc toàn bộ dung dịch qua giấy lọc hoặc bằng cách quay ly tâm. Đem cân phần không tan thu được (m 3).
8.2.2.4 Công thức tính toán
B là hàm lượng chất tạo màng, tính bằng % khối lượng;
m 1 là khối lượng mẫu + thùng lưới + giấy lọc, tính bằng g;
m 2 là khối lượng phần chất độn thu hồi + thùng lưới + giấy lọc, tính bằng g;
m 3 là khối lượng phần cặn thu được từ dung dịch lọc và ly tâm, tính bằng g;
m c là khối lượng thùng lưới + giấy lọc, tính bằng g.
8.2.3 Phương pháp B – Phương pháp nung 8.2.3.1 Dụng cụ và thiết bị
b) Ống dẫn và thải khí độc.
8.2.3.2 Quy trình
(a) Lấy một mẫu thử nghiệm hình tròn có đường kính gần đúng 100 mm dày khoảng 10 mm được gia công theo 8.1.
(b) Đập vật liệu thành những miếng nhỏ và đặt vào 2 cốc sứ khác nhau khối lượng (m c), mỗi cốc (m 1 g khoảng 10 g) vật liệu. Sai số mỗi lần cân không vượt quá 0,01 g.
(c) Đưa cốc sứ với phần vật liệu đã tán nhỏ lên bếp điện đặt trong tủ hút và than hóa cho đến khi không còn khói bay ra. Nhấc cốc sứ ra khỏi bếp, dùng bay đập vụn thành bột phần còn lại trong cốc sứ, nên cẩn thận tránh bị hao hụt lượng vật liệu trong cốc
(e) Sau khi nung ở bước (d), làm nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân lại phần vật liệu sau khi nung (m 2) với độ chính xác 0,01 g.
(f) Tính hàm lượng chất tạo màng theo công thức ở 8.2.4.3.
(g) Nếu khoảng chênh lệch giữa các kết quả lớn hơn 0,3 % phải lặp lại quy trình thử nghiệm trên.
8.2.3.3 Công thức tính
B là hàm lượng chất tạo màng, tính bằng % khối lượng;
m 1 là khối lượng mẫu cốc sứ + mẫu, tính bằng g;
m 2 là khối lượng phần cốc sứ + phần cặn sau khi nung, tính bằng g;
m c là khối lượng cốc sứ, tính bằng g.
Trình bày kết quả dưới dạng phần trăm khối lượng nguyên mẫu cho mỗi mẫu rồi tính kết quả trung bình.
8.2.4 Báo cáo kết quả
Hàm lượng phần trăm (%) chất tạo màng là trung bình kết quả từ hai thí nghiệm trên lấy tới số thập phân thứ nhất.
8.3 Phương pháp phân loại cỡ hạt và xác định hàm lượng hạt thủy tinh 8.3.1 Nguyên lý
Vật liệu được chuẩn bị ở 8.1 sau khi đem thử nghiệm hàm lượng chất tạo màng ở 8.2, đem phân loại cỡ hạt bằng cách sử dụng sàng lọc thử nghiệm, còn các hạt thủy tinh được tách ra khỏi hỗn hợp nhờ máy rung điện, từ đó xác định thành phần phần trăm của nó.
8.3.2 Dụng cụ và thiết bị
8.3.2.1 Sàng lọc thử nghiệm – lỗ sàng có kích thước 2,8 mm và 4,25 m m. Sử dụng bất cứ dung môi nào có thể hòa tan hoàn toàn chất tạo màng.
CHÚ THÍCH 5: Sử dụng máy “Sytron” loại FT01, Code 58-D-193 hoặc tương đương.
8.3.3 Phân loại cỡ hạt các cấu từ
(a) Nếu sử dụng phương pháp chiết nóng ở 8.2, trước hết đốt cháy giấy lọc và trộn thật kỹ phần tro với phần cốt liệu
(b) Thực hiện thử nghiệm phân loại cỡ hạt bằng cách sử dụng lưới sàng 2,8 mm và 425 m m theo AS.1152.
(c) Tính phần trăm khối lượng (%) hạt lọt qua mỗi sàng, đó cũng là phần trăm khối lượng tổng hợp các thành phần: cốt liệu, bột màu, chất độn và hạt thủy tinh.
8.3.4 Xác định hàm lượng hạt thủy tinh
(a) Tổ hợp lại tất cả vật liệu giữ lại trong 2 sàng (bước 4(b)) sau đó ta tách các hạt tròn khỏi các hạt không tròn.
(b) Xác định khối lượng tổng cộng (m c) của các hạt thủy tinh tròn thu thập được và tính khối lượng (m c x 100/70) của các hạt thủy tinh trong nguyên mẫu của sơn vạch đường nhiệt dẻo.
CHÚ THÍCH 6: Đảm bảo 70 % các hạt thủy tinh là hình tròn.
8.3.5 Báo cáo kết quả
Phần trăm (%) khối lượng vật liệu lọt qua sàng
Hàm lượng phần trăm (%) hạt thủy tinh trong nguyên mẫu vật liệu (m c x 100/70)
8.4 Phương pháp xác định độ phát sáng 8.4.1 Nguyên lý
Phép đo độ phát sáng của mẫu thử nghiệm được thực hiện nhờ sử dụng quang phổ kế hoặc máy đo màu Tristimulus bằng cách so sánh với mẫu gạch lát trắng tiêu chuẩn có độ bóng thấp.
8.4.2 Dụng cụ và vật liệu
(b) Chất phát sáng D 05 hay chất phát sáng C
(c) Tuân theo màu CIE với hàm y 10 hay Y trong CIE 15.2 AS.2700S.
CHÚ THÍCH 7: Sử dụng máy đo màu Minolta Chroma Meter II hoặc loại có tính năng tương đương – Đáp ứng các tiêu chuẩn LS-300C, ASTM E-810, CIE&DIN.
8.4.3 Quy trình
(a) Nhấc mẫu hình đĩa ra khỏi tấm nền và lật ngược sao cho mặt sau của mẫu ngửa lên trên để tạo bề mặt nhẵn bóng khi thực hiện phép đo.
(b) Hiệu chỉnh dụng cụ ngược với gạch lát trắng tiêu chuẩn.
(c) Đặt dụng cụ trên bề mặt thử nghiệm và đo giá trị Y. Các phép đo được lấy từ 5 vị trí khác nhau trên mẫu.
(a) Sử dụng 1 lít nước sạch và một bàn chải cứng, lau rửa một phần vạch kẻ thử nghiệm không chứa hạt, làm sạch bụi bẩn trên bề mặt trong phạm vi cách cạnh bên 50 mm ± 75 mm. Rửa với 1 L nước sạch và để khô.
(b) Chú ý đề phòng và ngăn không cho ánh sáng nhiễu tới máy đo màu, sau đó thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản (b). 8.4.3.1, nhưng phép đo chỉ định vị tại một vị trí trên màng sơn. Đo 5 lần, sau mỗi lần đo quay máy đo 72 0 bằng chuyển vị ngang tối thiểu.
8.4.4 Báo cáo kết quả
Tính trung bình 5 giá trị đo được ở trên và biểu diễn nó dưới dạng phần trăm (%) lấy chính xác tới 1 %.
8.5 Phương pháp xác định độ bền nhiệt của sơn vạch đường nhiệt dẻo 8.5.1 Nguyên lý
Độ phát sáng của vật liệu được đo sau khi duy trì nhiệt độ của vật liệu ở 200 0 C trong khoảng thời gian 6 h.
8.5.2 Thiết bị, dụng cụ 8.5.3 Quy trình
(a) Cân 250 g ÷ 10 g mẫu được chuẩn bị ở 8.1 và đặt vào cốc thử nghiệm.
(c) Đặt cốc thử nghiệm vào trong bộ phận gia nhiệt. Khi nóng chảy bề mặt mẫu thử phải nằm dưới bề mặt:
– Dầu, nếu bể dầu được sử dụng;
– Vành tấm nhôm nếu như sử dụng tấm nhôm.
(d) Khi mẫu nóng chảy, hạ thấp cần khuấy trong khoảng 15 mm từ miệng cốc và bắt đầu khuấy.
(e) Duy trì điều kiện thử nghiệm trong vòng 6 h, sau đó nhấc cốc ra và rót hỗn hợp trong cốc vào khuôn sạch và có đáy phẳng.
(f) Sau khi vật liệu được làm lạnh tới nhiệt độ phòng, nhấc vật liệu ra khỏi khuôn, lật ngược nó rồi đo độ phát sáng theo hướng dẫn ở 8.4.
8.5.4 Báo cáo kết quả
Độ phát sáng lấy chính xác tới 1 %.
8.6 Phương pháp xác định độ mài mòn 8.6.1 Nguyên lý
Thực hiện thử nghiệm mài mòn trên mẫu với tải trọng 1 kg, khối lượng hao hụt do mài mòn được xác định sau 500 vòng quay.
8.6.2 Thiết bị
8.6.2.1 Máy mài – Bàn quay của máy mài sẽ quay trên một mặt phẳng nằm ngang. Bàn quay không được phép lệch quá 50 m m khỏi mặt phẳng quay và 1mm từ ngoại vi bánh quay. Có thể sử dụng loại máy mài khác có tính năng tương đương.
a) Bánh mài CS – 17 làm từ vật liệu chuẩn có xu hướng bị cứng lại khi lão hóa. Vì vậy điều quan trọng là chỉ được phép sử dụng tối đa trong vòng 12 tháng kể từ ngày sản xuất bánh mài.
b) Thông thường độ cứng của vật liệu chuẩn có thể được đo được bằng máy đo độ cứng Shore A – 2 Scale. Độ cứng chấp nhận được nằm trong khoảng (80 ± 5) đơn vị.
CHÚ THÍCH 9: Có thể khay đĩa quét loại S – 11 bằng dụng cụ mài bằng kim cương. Trong tất cả các trường hợp phải đảm bảo đường kính bánh mài không được nhỏ quá đường kính yêu cầu tối thiểu (được quy định bởi nhà sản xuất).
CHÚ THÍCH 10: Tất cả các máy đo độ mài mòn đều gắn một bộ khử bụi kiểu chân không tiêu chuẩn.
8.6.3 Điều kiện thử nghiệm
Việc thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện làm việc bình thường (được đưa ra trong AS.1580.101.1)
8.6.4 Quy trình
Tối thiểu thử nghiệm 2 mẫu theo quy trình như sau:
a) Lắp ráp bánh mài lên cần đặt tải. Sau đó điều chỉnh tải trọng đặt trên bánh mài tới 1 kg.
b) Lắp đĩa quét bề mặt S – 11 trên bàn quay. Sau đó hạ đầu mài xuống từ từ cho tới khi bánh mài đặt vuông góc với đĩa
CHÚ THÍCH 11: Một bánh mài Taber 200 có thể thay cho 1 đĩa quét S – 11.
c) Đặt máy đếm về 0. Cho máy chạy, rà bề mặt bánh mài trên giấy ráp hạt kim cương trong 50 vòng. Loại bỏ bột mài sinh ra do mài mòn bằng bộ hút chân không hoặc bằng cách quét nhẹ liên tục trên bề mặt. Việc rà bề mặt bánh mài được thực hiện trước khi thử nghiệm mỗi mẫu và sau mỗi 500 vòng mài liên tục trên mẫu thử nghiệm.
d) Định vị mẫu thử nghiệm trên bàn quay. Sau đó hạ từ từ đầu mài xuống cho đến khi bánh mài đặt trên lớp phủ vật liệu của tấm mẫu.
e) Lắp vòi hút chân không để loại bột sinh ra do mài mòn.
f) Cho mẫu chịu mài mòn sau 100 vòng quay hay nhiều hơn để tạo một đường mài đều đặn (đúng với hướng dẫn vận hành máy). Trong suốt quá trình quay, hút bột sinh ra do mài nhờ chân không hoặc bằng cách quét nhẹ liên tục trên bề mặt tấm mẫu.
g) Sau 100 vòng mài, dùng chổi quét nhẹ bột sinh ra do mài trên bề mặt vật liệu. Rồi đem cân mẫu với độ chính xác tới 0,005 g (A).
h) Quét lại bề mặt bánh mài như thực hiện ở phần c).
i) Cho mẫu tiếp tục chịu mài thêm 500 vòng nữa. Trong quá trình thử nghiệm liên tục loại bỏ bột sinh ra do mài mòn bằng cách quét nhẹ hoặc hút chân không.
j) Kết thúc thử nghiệm phủi sạch bụi còn lưu lại trên mẫu, sau đó đem cân và ghi lại khối lượng còn lại của mẫu sau 500 vòng mài (B).
k) Tính trung bình khối lượng hao hụt của 2 mẫu thử nghiệm.
8.6.5 Báo cáo kết quả
Khối lượng hao hụt (A – B) của 2 mẫu kiểm tra với sai số không lớn hơn 0,01 g.
8.7 Phương pháp xác định độ kháng chảy 8.7.1 Nguyên lý
Hai mẫu thử nghiệm dạng hình nón được duy trì ở 40 0 C trong 48 h. Sau đó tính phần trăm (%) chiều cao mẫu bị hao hụt.
8.7.2 Thiết bị, dụng cụ 8.7.3 Quy trình
(b) Đúc 2 mẫu thử nghiệm hình nón từ vật liệu trên sao cho mỗi mẫu có góc ở đỉnh là 60 0 và chiều cao vuông góc là 100 mm ± 5 mm.
(c) Đo và ghi lại chiều cao của hình nón chính xác tới đơn vị mm.
(e) Đo và ghi lại chiều cao của hình nón sau 48h trong lò nung.
8.7.4 Báo cáo kết quả
Tính chiều cao hao hụt của 2 mẫu dưới dạng phần trăm (%), lấy đến 0,01 %, sau đó tính trung bình hai kết quả thu được chính là trung bình độ kháng chảy của vật liệu nhiệt dẻo.
8.8 Phương pháp xác định khối lượng riêng
Khối lượng riêng của vật liệu nhiệt dẻo được xác định ở 25 0 C, bằng phương pháp đo thể tích nước choán chỗ.
8.8.2 Thiết bị, vật liệu 8.8.3 Quy trình
Thực hiện 2 lần thử nghiệm. Trình tự thử nghiệm cho mỗi mẫu như sau:
(a) Cân bình tỷ trọng khô sạch kèm theo cả nút bình, giá trị lấy chính xác tới 0,001 g (m 1).
(b) Nhấc mẫu vừa tạo ra khỏi tấm nền, sau đó đập vụn thành từng mảnh nhỏ có kích cỡ cho vừa vào bình tỷ trọng.
(c) Đặt khoảng 20 g vật liệu nhiệt dẻo (tối đa là 5 miếng) vào bình tỷ trọng. Sau đó đem cân cùng với nút bình, khối lượng là (m 2).
(e) Nhấc bình tỷ trọng ra khỏi máy điều nhiệt, làm khô và cân lại, khối lượng là (m 3).
(f) Tính khối lượng riêng của vật liệu nhiệt dẻo theo công thức ở 8.8.5.
(g) Khối lượng riêng là trung bình của 2 lần thử nghiệm (g/ml) ở 25 0 C tính chính xác tới 0,01 g/ml.
(h) Lặp lại quá trình thử nghiệm như trên nếu như 2 kết quả chênh lệch quá 0,02 g/ml.
(i) Kết quả thu được từ cung một người thử nghiệm được coi là chính xác khi 2 kết quả chênh lệch không quá 0,02 g/ml.
8.8.4 Công thức tính
D là khối lượng riêng của vật liệu, tính bằng g/ml;
m 1 là khối lượng bình tỷ trọng + nút bình, tính bằng g;
m 2 là khối lượng mẫu + bình tỷ trọng + nút bình, tính bằng g;
m 3 là khối lượng mẫu + bình tỷ trọng + nút bình + nước, tính bằng g.
8.8.5 Báo cáo kết quả
Khối lượng riêng vật liệu nhiệt dẻo là kết quả trung bình 2 thử nghiệm, tính bằng g/ml ở 25 0 C lấy chính xác đến 0,01 kg/l.
8.9 Phương pháp xác định độ chống trượt (Phương pháp con lắc) 8.9.1 Nguyên lý
Một con lắc phía dưới có gắn một tấm cao su. Khi thả con lắc và dao động trên mặt vạch sơn kẻ đường, tấm cao su được một lò xo tì xuống mặt vạch sơn kẻ đường một lực đã được định trước và sẽ trượt trên mặt vạch sơn kẻ đường với một chiều dài đường trượt quy định. Theo định luật bảo toàn năng lượng thì độ cao văng lên của con lắc sau khi trượt trên mặt đường phụ thuộc vào mất mát năng lượng do ma sát trượt của con lắc với mặt vạch sơn kẻ đường. Bởi vậy, có thể tính được giá trị độ chống trượt (hệ số ma sát trượt) SRV của tấm cao su với mặt vạch sơn kẻ đường.
8.9.2 Định nghĩa
Giá trị độ chống trượt (SRV) là phép đo độ chống ma sát giữa khối lăn cao su và bề mặt thử nghiệm.
8.9.3 Thiết bị, dụng cụ 8.9.3.1 Thiết bị con lắc
Có khối lượng từ 12 kg đến 14 kg (hình 2). Các bộ phận chính của thiết bị con lắc bao gồm:
a) Giá đỡ là một bệ có gắn bọt thủy tròn, có ba chân, có thể điều chỉnh được để đảm bảo trục thẳng đứng của thiết bị luôn trùng với phương thẳng đứng của dây dọi. Trục thẳng đứng có núm (B) điều chỉnh cao thấp để nâng hạ con lắc lên xuống, tạo cho tấm trượt tiếp xúc với bề mặt thử nghiệm theo một chiều dài trượt quy định.
b) Đầu trên của thiết bị có thể trượt theo hai trục dẫn hướng. Có một núm hãm A (ngay phía sau trục quay của con lắc), khi vặn núm này có thể cố định được tâm quay của con lắc ở một vị trí thích hợp. Đầu phía tâm quay của con lắc có gắn các vòng hãm ma sát để hiệu chỉnh ma sát của kim quay.
c) Con lắc có gắn tấm trượt nặng 1500 g ± 30 g. Khoảng cách từ tâm giao động tới trọng tâm của con lắc là 411 mm ± 5 mm. Con lắc có phần đối trọng có thể điều chỉnh được để giữ thăng bằng cho con lắc theo cả hai phương. Phần dưới bụng của con lắc có tấm trượt bằng nhôm gắn cao su. Hệ thống lò xo và đòn bẩy của con lắc sẽ cho một tải trọng trượt chuẩn trung bình là 2500 g ± 100 g, tác động lên tấm trượt đế cao su rộng 76,2 mm và truyền xuống bề mặt thử nghiệm. Có một cần để nâng tấm cao su lên bằng tay.
Khi gờ bánh lăn bị mài mòn quá 3 mm theo bề ngang của bánh lăn hoặc quá 1,5 mm theo chiều dọc thì bánh lăn cần phải loại bỏ.
Các bánh lăn mới phải được rà bề mặt trước khi sử dụng bằng cách mài trên giấy ráp P 100 hoặc trên giấy ráp tương tự trong điều kiện khô.
Hình 3 – Cấu tạo thiết bị con lắc nhám Bảng 11 – Các đặc trưng cơ học của cao su làm tấm trượt của con lắc 8.9.4 Chuẩn bị máy đo cho thử nghiệm trên hiện trường 8.9.5 Quy trình đo
CHÚ THÍCH 12: Các thử nghiệm dao động liên tiếp của con lắc sẽ cho cùng một giá trị ma sát hoặc thấp hơn. Nếu như giá trị của dao động sau lại cao hơn giá trị của dao động trước đó thì có thể vạch kẻ đường đã bị dính dầu hoặc mỡ.
Tính giá trị trung bình của 5 lần đo liên tiếp có kết quả nằm trong phạm vi 3 đơn vị (SRV r).
CHÚ THÍCH 13: Máy đo phải được cố định an toàn trong trường hợp không sử dụng để tránh va chạm và dao động các bộ phận trong máy.
8.9.6 Công thức tính
SRV 20 = (4)
SRV 20 là giá trị độ bền trượt được chuẩn ở 20 0 C;
SRV r là giá trị độ bền trượt trung bình thu được khi thử nghiệm tại hiện trường ở t 0 C;
t là nhiệt độ của bề mặt thử nghiệm ( 0 C).
8.9.7 Báo cáo kết quả
Giá trị trung bình độ chống trượt (SRV 20) lấy theo đơn vị BPN (British Pendulum Number).
8.10 Phương pháp xác định độ phản quang 8.10.1 Nguyên lý
Sử dụng quang kế thích hợp hoặc máy đo độ phản quang lấy tối thiểu 5 giá trị và kết quả là giá trị trung bình.
8.10.2 Thiết bị, dụng cụ
CHÚ THÍCH 14:
– Máy đo độ phản quang được sử dụng để đo độ phản quang khi có sự đồng ý của đơn vị yêu cầu thử nghiệm
– Máy đo độ phản quang được chuẩn hóa Quốc gia.
– Khi dùng máy đo độ phản quang có cấu hình như mục a và b nên có tấm chắn ánh sáng xung quanh.
– Giá trị đo đối với các thiết bị khác không tương đương.
8.10.3 Quy trình
Quy trình thử nghiệm như sau
(a) Khởi động máy theo đúng hướng dẫn vận hành.
(b) Trong phạm vi vết xe lăn đo ít nhất 3 giá trị góc phải và hai điểm trực diện.
(c) Ghi lại tất cả các giá trị.
8.10.4 Báo cáo kết quả
Kết quả là giá trị trung bình của các phép đo, tính bằng [mdc.lx.m-2].
8.11 Phương pháp xác định chiều dày màng sơn 8.11.1 Thiết bị 8.11.2 Quy trình 8.11.2.1 Yêu cầu chung
Khi thực hiện xác định chỉ tiêu này trong điều kiện làm việc bình thường, các mẫu phải được lấy ở các vị trí cách nhau ít nhất 3 m.
8.11.2.2 Chuẩn bị mẫu 8.11.2.3 Quy trình đo 8.11.4 Báo cáo kết quả
Đọc giá trị trên micromet (ít nhất 10 giá trị trên mỗi tấm) để tính giá trị trung bình trên ba tấm thép được xác định.
8.12 Phương pháp xác định các chỉ tiêu thử nghiệm hiện trường 8.12.1 Nguyên lý
Đánh giá chất lượng vạch sơn nhiệt dẻo được vạch trên đường sau một khoảng thời gian xác định, khi tổng lượng xe chạy qua vệt sơn đến một giá trị xác định bằng các phương pháp được đề cập ở phần sau.
8.12.2 Vị trí thử nghiệm
Chọn đoạn tuyến đường thẳng, không rẽ nhánh, có lớp phủ mặt là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, mật độ xe chạy trong khoảng 1500 xe/ngày đêm – 600 xe/ngày đêm (tương đương với lượng xe chạy qua vạch sơn là 1.500.000 xe trong khoảng thời gian từ 3 tháng ÷ 9 tháng) để thử nghiệm. Tiến hành thi công các vạch sơn nhiệt dẻo thành những vệt kẻ ngang đường với độ dày quy định.
8.12.3 Thiết bị, dụng cụ
CHÚ THÍCH 15: Máy đo độ phản quang cần có các tính năng tương đương với loại Mirolux 12.
8.12.4 Quy trình thi công
(a) Dựng hàng rào an toàn, các bảng hiệu và trụ nón ngăn cách để phân luồng giao thông khỏi vị trí thử nghiệm.
(b) Nhiệt độ không khí nằm trong khoảng 15 0C ÷ 30 0C và nhiệt độ mặt đường không được nhỏ hơn 10 0 C. Ghi lại tất cả các dữ liệu này và bất kỳ một hiện tượng thời tiết tại thời điểm thi công.
(c) Lau sạch tất cả các hạt bụi nặng, hơi ẩm, các chất lạ xung quanh khu vực thử nghiệm.
(d) Đặt một tấm thử nghiệm ngang qua chiều rộng viền ngoài của đường kẻ, mỗi vùng thử nghiệm rộng khoảng 300 mm. Đảm bảo rằng các tấm thử nghiệm này không xâm phạm vào vùng đánh giá và không ảnh hưởng tới độ dày màng sơn.
(e) Đảm bảo nhiệt độ của vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo trong nồi nấu phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi lại nhiệt độ của nồi nấu.
(g) Sau quá trình đóng rắn vật liệu nhiệt dẻo không phủ hạt thủy tinh, kiểm tra lại độ dày của vật liệu đóng rắn bằng trắc vi kế. Lấy đủ các số đo (tối thiểu là 10 phép đo) cho phép độ dày trung bình được xác định.
(h) Chỉ đánh giá những vạch kẻ đạt chiều dày quy định.
(i) Đánh dấu hoặc đánh dấu để nhận dạng các vạch kẻ.
(j) Kết thúc công việc, quan sát bằng mắt kiểm tra những lối thi công trên vạch kẻ.
(k) Sau một khoảng thời gian tối thiểu 1h, nhấc và dọn tất cả các hàng rào an toàn cho phép giao thông qua lại tự do trên vùng thử nghiệm.
8.12.5 Quy trình đánh giá
Dụng cụ: Bộ ảnh chuẩn (Hình B.1 và B.2 – Phụ lục B), bàn chải mềm và nước sạch.
(a) Làm sạch vạch kẻ đường bằng nước sạch và bàn chải mềm, sau đó để khô.
(b) Chỉ định hai người thí nghiệm viên làm việc độc lập với nhau, xác định ảnh nào có hình thức gần giống với thực trạng của đường kẻ thử nghiệm. Dùng phép nội suy tính ra tỷ lệ trung gian giữa hai bức ảnh.
(c) So sánh kết quả của hai người thí nghiệm viên, nếu khác nhau trên 5 % thì làm lại đến khi kết quả đạt được khác nhau dưới 5 %.
(d) Ghi lại độ mài mòn của vạch kẻ.
(a) Làm ẩm một nửa vạch kẻ thử nghiệm bao gồm cả phía ngoài vạch bằng nước sạch. Sau đó dùng bàn chải cứng quét sạch bụi bẩn bám trên bề mặt.
(b) Đặt lưới ô vuông trên đường kẻ thử nghiệm bao trùm lên toàn bộ vết xe lăn.
(c) Chỉ định hai thí nghiệm viên làm việc độc lập, đánh giá độ mài mòn của mỗi ô vuông tương ứng với tỷ lệ đưa ra ở Bảng 12 và ghi lại số các ô vuông trong mỗi hàng trên bảng số liệu tại hiện trường (Bảng 11).
(d) Khi những dấu hiệu trượt hoặc những dấu hiệu không mài mòn khác khiến cho việc đánh giá ô vuông trong mạng rất khó khăn (do các ô vuông đó bị nhiễm bẩn). Ghi lại các kết quả của những ô vuông có thể đánh giá được và mở rộng mạng lưới tương ứng với Hình 7 để cộng thêm các ô vuông mới cho số tổng cộng các ô vuông lên tới 20
(e) Tính chỉ số mài mòn như sau:
– Nhân số các ô vuông ở mỗi hàng với hệ số gia tăng tương ứng ở hàng đó
– Cộng cả 4 tổng nhỏ ở mỗi hàng sẽ có chỉ số mài mòn
– Lấy trung bình kết quả thu được
– Ghi lại kết quả của hai thí nghiệm viên và lấy kết quả trung bình.
Bảng 11 – Các bậc đánh giá từ lưới ô vuông Bảng 12 – Bảng thử nghiệm hiện trường 8.12.6 Báo cáo kết quả
(a) Nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày, lượng mưa trung bình hàng tháng ghi tại trạm khí tượng gần nhất trong suốt quá trình thử nghiệm
(b) Độ phản quang của vạch đường thử nghiệm có chứa hạt thủy tinh sau khi cho 300.000 và 3.000.000 lượt xe đi qua.
(c) Độ phát sáng đo được sau 3.000.000 lượt xe đi qua.
(d) Kết quả đánh giá độ mài mòn thể hiện dưới dạng bậc ảnh đối chiếu (phương pháp suy từ bộ ảnh tiêu chuẩn) hay chỉ số mài mòn.
8.13 Phương pháp xác định điểm chảy mềm 8.13.1 Thiết bị thí nghiệm
Hai vành khuyên tròn chuẩn bằng đồng có đường kính trong 15,9 mm ± 0,3 mm và chiều cao 6,4 mm ± 0,4 mm để chứa sơn nhiệt dẻo.
Hai viên bi thép tròn có đường kính 9,5 mm ± 0,03 mm, nặng 3,50 g ± 0,05 g.
Vòng hướng dẫn của bi thép có 3 hoặc 4 vít để định tâm.
Khung treo để giữ khuôn chứa mẫu, vòng dẫn hướng và bi thép ngập lơ lửng trong bình chứa ethylene glycol.
Bình thủy tinh chịu nhiệt độ có dung tích 800 mL để chứa ethylen glycol.
Bếp cồn hay dầu hỏa có lưới amiăng, điều chỉnh được nhiệt độ.
8.13.1.8 Dao cắt
Dao dùng để cắt phẳng mặt mẫu sơn nhiệt dẻo.
– Vazơlin (glixerin) để bôi trơn;
8.13.2 Chuẩn bị mẫu 8.13.3 Thí nghiệm 8.13.4 Báo cáo kết quả thử nghiệm
SP(nước) = 0,974118 x SP(ethylen glycol) – 1,44459 0 C
Phụ lục A Hướng dẫn lấy mẫu A.1 Phạm vi áp dụng
Phần này trình bày quy trình lấy mẫu thử nghiệm cho sơn vạch đường nhiệt dẻo.
A.2 Nguyên lý
Bằng một cách lấy mẫu thích hợp AS.1142.3.1, mẫu phải được lấy ra từ thiết bị sản xuất tương ứng với phần A.3.1 cho các vật liệu tán thành bột hay phần A.3.2 đối với vật liệu dạng khối.
A.3 Quy trình
Lưu giữ phần còn lại không sử dụng ở cả 3 thùng cho đến khi các thử nghiệm được hoàn chỉnh. Đối với các vật liệu đặc trưng, lựa chọn ngẫu nhiên hơn 2,5 kg vật liệu lấy ra từ cùng một số mẻ.
(a) Dạng sản phẩm
(c) Ngày lấy mẫu
Hơn nữa, những thông tin để nhận dạng mẫu phải dựa trên cách thức lấy mẫu. Thông tin bổ sung bao gồm:
(a) Người lấy mẫu
(b) Địa điểm và ngày lấy mẫu
(c) Số lượng vật liệu chứa trong mẫu
(d) Số thùng lấy mẫu hay số xe vận chuyển mà từ đó mẫu được lấy ra.
Phụ lục B Mô tả mẫu chuẩn Hình B.1 – Diện tích vạch sơn còn lại 95 % Hình B.2 – Diện tích vạch sơn còn lại 90 % MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu về vật liệu
4.2 Yêu cầu về hạt thủy tinh
4.3 Yêu cầu khi thử nghiệm hiện trường
4.4 Yêu cầu về kích thước hình học
5 Yêu cầu về thi công sơn
5.1 Chuẩn bị bề mặt
5.2 Chuẩn bị vật liệu sơn tại hiện trường
5.3 Chuẩn bị thiết bị
5.4 Thi công sơn
5.5 Tạo độ phản quang bề mặt
6 Công tác kiểm tra và nghiệm thu
6.1 Kiểm tra trước khi thi công sơn
6.2 Kiểm tra trong khi thi công sơn
6.3 Kiểm tra, nghiệm thu vạch kẻ đường
6.4 Kiểm tra trong quá trình khai thác
6.5 Hồ sơ nghiệm thu bao gồm những nội dung sau
7 Yêu cầu về độ an toàn và vệ sinh môi trường
8 Phương pháp thử nghiệm
8.1 Chuẩn bị vật liệu sơn nhiệt dẻo thử nghiệm (mẫu thử)
8.2 Phương pháp xác định hàm lượng chất tạo màng
8.3 Phương pháp phân loại cỡ hạt và xác định hàm lượng hạt thủy tinh
8.4 Phương pháp xác định độ phát sáng
8.5 Phương pháp xác định độ bền nhiệt của sơn vạch đường nhiệt dẻo
8.6 Phương pháp xác định độ mài mòn của sơn vạch đường nhiệt dẻo
8.7 Phương pháp xác định độ kháng cháy
8.8 Phương pháp xác định khối lượng riêng
8.9 Phương pháp xác định độ chống trượt
8.10 Phương pháp xác định độ phản quang
8.11 Phương pháp xác định chiều dày màng sơn
8.12 Phương pháp xác định các chỉ tiêu thử nghiệm hiện trường
8.13 Phương pháp xác định nhiệt độ hóa mềm
Phụ lục A (tham khảo): Hướng dẫn lấy mẫu
Phụ lục B (tham khảo): Các hình vẽ
Ký Hiệu Xe Số Tự Động, Giải Mã Các Ký Hiệu Trên Cần Số Xe Tự Động
Việc nắm ý nghĩa các ký hiệu xe số tự động sẽ rất dễ dàng với phần giải mã ký hiệu và hướng dẫn lái xe số tự động sau đây.
Hộp số ô tô được phát minh bởi Panhard-Levassor vào năm 1894. Kể từ đây ác nhà sản xuất xe luôn tìm cách cải tiến để giúp quá trình sang số thuận tiện hơn. Năm 1904, hộp số tự động ra đời được xem là cuộc cách mạng lớn trong ngành công nghiệp ô tô. Lái xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với lái xe số sàn, nhất là khi di chuyển trong đô thị vốn thường xảy ra tình trạng tắc đường, kẹt xe.
Ý nghĩa các ký hiệu xe số tự động
Thoạt nhìn, các ký hiệu trên xe số tự động thường có vẻ rườm rà và phức tạp hơn xe hộp số sàn. Một trong những lý do là chúng đa phần thể hiện bằng tiếng Anh. Nhưng thực tế, cách sử dụng cần số xe tự động lại đơn giản hơn so với xe số sàn.
Các ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô tự động
Mỗi hãng xe ô tô thường có cách thiết kế ký hiệu trên cần số ô tô khác nhau. Tuy nhiên hầu như đều có những xe hộp số tự động đều có các ký hiệu cơ bản:
P: Đậu xe (Parking)
R: Lùi xe (Reverse)
N: Trạng thái tự do (Neutral) hay O, số “mo”
D: Số tiến (Drive)
Các kí hiệu xe số tự động được sắp xếp trên cần số xe tự động theo thứ tự như sau:
Số đậu P nằm ở vị trí trên cùng
Số lùi R nằm ở vị trí trên, ngay dưới số đậu P
Số mo N thường nằm ở vị trí ngay giữa
Số D và một số ký hiệu khác nằm bên dưới số mo N
Các ký hiệu mở rộng trên cần số xe tự động
Bên cạnh những ký hiệu trên cần số ô tô tự động cơ bản trên, các dòng xe ô tô cao cấp thường thêm một số ký hiệu riêng ứng với từng ý nghĩa như:
Chế độ M (Manual: số tay): Chế độ này giúp thao tác như số sàn. Nggười điều khiển có thể sang số 1, 2, 3, 4… và ngược lại. Chế độ này thường có thêm ký hiệu dấu “+” nghĩa là tăng số và dấu “-” nghĩa là giảm số ở chế độ này.
Chế độ S (Sport: thể thao): Chế độ này có tác dụng tăng sức mạnh, hỗ trợ tăng tốc nhanh, mang đến cảm giác phấn khích, thể thao. Thường sử dụng khi cần vượt xe, đi đường đèo dốc…
Chế độ D1 (Drive 1), D2 (Drive 2), D3 (Drive 3): Đây là các chế độ tạo ra độ hãm lớn, thường sử dụng khi xuống dốc, đỗ đèo.
Chế độ OD (Overdrive): Chế độ tăng tốc nhanh, thường sử dụng khi cần vượt gấp hoặc đổ đèo.
Chế độ L (Low): Đây là số thấp. Chế độ nhãm này thường sử dụng cho các trường hợp xe phải tải nặng, lên dốc hoặc xuống dốc.
Chế độ B (Brake): Đây là số hãm giống như chế độ L ở trên. Chế độ B dùng hãm tốc bằng động cơ, sử dụng trong trường hợp xe đổ dốc.
Các ký hiệu trên không chỉ thường sử dụng cho dòng xe số tự động AT mà còn cho các dòng xe hộp số vô cấp CVT và hộp số ly hợp kép DCT.
Hiện nay, với nhiều dòng xe số tự động, nhà sản xuất thường trang bị thêm lẫy chuyển số tích hợp sau vô lăng. Lẫy chuyển số này giúp người lái có thể sang số tay khi chạy xe ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).
Một số lưu ý về cần số xe tự động
Tuỳ theo hãng sản xuất, dòng xe mà vị trí cần số xe tự động sẽ khác nhau. Đối với các dòng xe ô tô con như xe sedan (4 – 5 chỗ) hay xe SUV/CUV (5 – 7 chỗ)… cần số thường nằm ngay phần bệ trung tâm đặt giữa ghế lái và ghế hành khách (gọi là center console).
Đối một số dòng xe MPV, bán tải (pick-up truck), phổ biến với xe 9 chỗ, 15 – 16 chỗ… cần số được đặt ở trục tay lái nhằm giúp giải phóng không gian sàn xe. Riêng với xe thể thao, xe đua như Ferrari, Lamborghini, Bugatti … cần số thường ở dạng nút bấm hoặc núm xoay. Một số mẫu xe sang hiện cũng áp dụng kiểu cần số tự động này.
Một lưu ý đặc biệt, nếu lần đầu lái một chiếc ô tô hoàn toàn mới, người lái nên dành thời gian để làm quen các ký hiệu trên cần số, vị trí sắp xếp cụ thể. Bởi nhiều nhà sản xuất ô tô sẽ có cách thiết kế cần số khác so với cách đặt các ký hiệu trên xe số tự động như thông thường.
Hộp số tự động được đánh giá cao khi giúp người điều khiển tập trung hơn vào việc quan sát mà không cần phải bận tâm vào các thao tác trên cần số. Khi lái xe số tự động, người lái có thể điều khiển vô lăng bằng cả 2 tay, đặc biệt là có thể thư giãn chân trái khi không phải đạp côn như xe số sàn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tcvn 8092:2009 Ký Hiệu Đồ Họa trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!