Cập nhật nội dung chi tiết về Thời Gian Học Bằng Lái Xe Máy Theo Quy Định Của Pháp Luật mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian học bằng lái xe máy theo quy định của pháp luật
Thời gian học bằng lái xe máy theo quy định của pháp luật. Tôi muốn học thi bằng lái xe máy. Cho tôi hỏi thời gian học bằng lái xe (lý thuyết và thực hành) đối với loại bằng này là bao lâu ạ? Có quy định chung không hay là do từng trung tâm đào tạo sát hạch quy định ạ?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau :
“Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);
b) Hạng A2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12);
c) Hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật”.
Như vậy, bạn sẽ phải tham gia học đầy đủ 10 giờ lí thuyết và 2 giờ thực hành để có thể thi bằng lái xe máy theo quy định của pháp luật hiện hành. Thời gian học này là quy định chung do đó sẽ không có sự khác biệt giữa các trung tâm sát hạch.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1
Có quy định giới hạn độ tuổi thi bằng lái xe hạng A1 không?
Điều Kiện Thi Bằng Lái Xe Hạng E Theo Quy Định Của Pháp Luật
Em năm nay 26 tuổi. Em muốn thi bằng lái xe hạng E có được không? Điều kiện để được học bằng lái xe hạng E quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. ”
Như vậy, điều kiện chung để bạn học bằng lái xe hạng E bao gồm:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
– Đủ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa (có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên)
Ngoài ra, vì bằng lái xe hạng E không thể được học trực tiếp mà phải thông qua việc nâng hạng một bằng lái trước đó, nên tùy theo bằng lái hạng trước đó mà bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau: – Nếu như nâng bằng lái hạng D lên bằng lái hạng E thì thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên – Nếu như nâng bằng lái hạng C lên bằng lái hạng E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên
Căn cứ điểm đ, điểm e Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau :
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”
Như vậy, điều kiện về độ tuổi để học bằng lái xe hạng E là từ đủ 27 tuổi trở lên. Đồng thời, độ tuổi tối đa có thể sử dụng bằng lái xe hạng E là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Vậy với trường hợp bạn năm nay 26 tuổi thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để thi bằng lái xe hạng E.
Căn cứ Nhóm 3 Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.
Như vậy, nếu bạn không có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định trong bảng trên thì bạn đủ điều kiện về sức khỏe để thi bằng lái xe hạng E.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
Có bằng lái xe hạng E được điều khiển xe đầu kéo không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để được tư vấn.
#1 Quy Định Của Pháp Luật Về Bằng Lái Xe B2
Bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển xe ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Với lỗi không mang bằng lái xe B2 bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Với lỗi không có bằng lái xe hạng B2 bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Trong thời kì nền kinh tế của đất nước đang tăng trưởng mạnh như hiện nay, các loại phương tiện di chuyển ngày càng đa dạng và hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến nhu cầu sử dụng ô tô của người dân ngày càng nhiều. Và bằng lái xe B2 là loại đang được sử dụng rất phổ biến, nhiều người thắc mắc bằng lái xe B2 là gì? Người sử dụng bằng này được lái những loại xe gì? Và mức xử phạt với lỗi không mang, không có bằng lái xe B2 như thế nào?
Bằng lái xe B2 là gì?
Bằng lái xe là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.
Bằng lái xe được chia làm nhiều loại, trong đó phải kể đến những loại hình chính: A, B, C, D, E, F và từng loại chia ra thành A1, A2, A3, A4, B1, B2… Và bằng lái xe B2 là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người điều khiển ô tô số sàn và số tự động chở đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, máy kéo dưới 3,5 tấn được phép lái xe kinh doanh vận tải.
Bằng lái xe B2
Bằng lái xe hạng B2 được điều khiển những loại xe nào?
Bằng lái xe B2 là loại bằng đơn đang thịnh hành hiện nay. Với bất cứ ai muốn lái xe ô tô trên đường đều phải có bằng lái xe để không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Cũng vì vậy mà số lượng người có nhu cầu học bằng B2 càng tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định về giấy phép lái xe hạng B2 như sau:
Điều 59. Giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg
Bên cạnh đó, điểm a khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/ 2017/TT-BGTVT quy định thêm về vấn đề này như sau:
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Thời hạn của bằng lái xe B2
Bằng lái xe B2 là một trong những giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thêm trong trường hợp giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng đến 01 năm sẽ phải dự thi sát hạch lý thuyết để cấp lại bằng lái xe; trường hợp quá từ 01 năm trở lên phải dự thi sát hạch lại cả lí thuyết và thực hành để xin cấp lại bằng lái xe.
Thời hạn có bằng lái xe B2
Hình thức xử phạt đối với lỗi không mang bằng lái xe B2
Bằng lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng cần phải mang theo khi tham gia lưu thông trên đường, tuy nhiên không phải lúc nào người lái xe cũng chấp hành. Có thể do họ chưa được đào tạo lái xe, cũng có thể họ đã được cấp bằng nhưng do vội hoặc quên nên không mang theo. Cho dù là không có hay quên không mang theo thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đối với lỗi không mang bằng lái xe B2, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
Do đó, với lỗi không mang bằng lái xe B2 thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, ngoài ra không bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung nào.
Hình thức xử phạt đối với lỗi không có bằng lái xe B2
Có bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong trường hợp không có bằng lái xe b2 hoặc bằng lái xe b2 đã hết hạn sử dụng, bị làm mất thì người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt vi phạt hành chính theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP với lỗi không có bằng lái xe đó là:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Bên cạnh đó, điểm a khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thêm về vấn đề này như sau:
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
Như vậy, đối với lỗi không có bằng lái xe hạng B2 thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Bằng lái xe là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Chính vì vậy, người điều khiển phương tiện phương tiện cần chấp hành nghiêm túc việc mang theo bằng lái xe theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục giao thông đường bộ và đường sắt
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Trân trọng ./.
#1 Quy Định Mới Nhất Của Pháp Luật Về Bằng Lái Xe B1
Bằng lái xe B1 là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người không hành nghề lái xe điều khiển xe đến , xe oto tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg.
Bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam.
Với lỗi không mang bằng lái xe B1 bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, không có hình thức xử phạt bổ sung.
Với lỗi không có bằng lái xe hạng B1 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Căn cứ pháp lý
Bằng lái xe B1 là gì?
Bằng lái xe là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.
Bằng lái xe được chia làm nhiều loại, trong đó phải kể đến những loại hình chính: A, B, C, D, E, F và từng loại chia ra thành A1, A2, A3, A4, B1, B2… Và bằng lái xe B1 là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người không hành nghề lái xe điều khiển xe đến 09 chỗ ngồi, xe oto tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg. Bằng lái xe hạng B1 đang được cấp dưới hình dạng thẻ PET- loại thẻ nhựa cao cấp nhiều tính năng và hạn chế được sự hư hỏng.
Bằng lái xe B1 điều khiển được những loại xe gì?
Bằng B1 là loại bằng đơn đang rất thịnh hành, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu đi lại của con người ngày càng lớn. Với bất cứ ai muốn điều khiển phương tiện trên đường đều phải có bằng lái xe để không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Để đáp ứng những nhu cầu đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định về giấy phép lái xe hạng B1 như sau:
Điều 59. Giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/ 2017/TT-BGTVT quy định thêm về vấn đề này như sau:
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Thời hạn của bằng lái xe B1
Bằng lái xe B1 là một trong những loại giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng. Khoản 2 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVTT có quy định về vấn đề này như sau;
Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam. Bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp đối với trường hợp người lái xe trên 45 tuổi là nữ và trên 50 tuổi nếu là nam. Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thêm trong trường hợp giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng đến 01 năm sẽ phải dự thi sát hạch lý thuyết để cấp lại bằng lái xe; trường hợp quá từ 01 năm trở lên phải dự thi sát hạch lại cả lí thuyết và thực hành để xin cấp lại bằng lái xe.
Hình thức xử phạt đối với lỗi không mang bằng lái xe B1
Bằng lái xe được coi là một trong những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi tham gia giao thông trên đường bộ. Với tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều người vẫn tỏ ra thờ ơ với quy định của pháp luật dẫn đến việc bị xử phạt với lỗi không mang bằng lái xe và lỗi không có bằng lái xe .
Đối với lỗi không mang B ằng lái xe B1 , căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
Do đó, với lỗi không mang bằng lái xe B1 thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, ngoài ra không bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung nào.
Hình thức xử phạt đối với lỗi không có bằng lái xe B1
Có bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong trường hợp không có bằng lái xe B1 hoặc bằng lái xe B1 đã hết hạn sử dụng, bị làm mất thì người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt vi phạt hành chính theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP với lỗi không có bằng lái xe đó là:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thêm về vấn đề này như sau:
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
Như vậy, đối với lỗi không có bằng lái xe hạng B1 thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Bằng lái xe là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Chính vì vậy, người điều khiển phương tiện phương tiện cần chấp hành nghiêm túc việc mang theo bằng lái xe theo quy định của pháp luật.
Trân trọng./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thời Gian Học Bằng Lái Xe Máy Theo Quy Định Của Pháp Luật trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!