Cập nhật nội dung chi tiết về Thứ Tự Nâng Hạng Giấy Phép Lái Xe Theo Quy Định Của Pháp Luật mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Em cần tư vấn về thứ tự nâng hạng giấy phép lái xe mong anh chị tư vấn. Em thấy người ta bảo là khi nâng hạng Giấy phép lái xe phải nâng hạng lần lượt, tức là từ B1 lên B2; từ B2 lên C; từ C lên D; từ D lên E. Cho em hỏi như vậy có đúng không ạ? Vì em thấy như vậy rất vô lý bởi nó gây khó khăn cho người lái xe như em. Đồng thời, em cũng muốn hỏi luôn về hồ sơ thi nâng hạng xe được quy định thế nào?
Thứ nhất, quy định về thứ tự nâng hạng bằng lái xe
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Theo quy định thì nâng hạng giấy phép lái xe thì có thế nâng lần lượt theo thứ tự hoặc không theo thứ tự. Đồng thời phải đáp ứng đủ thời gian lái xe và số km lái xe an toàn. Cụ thể như sau:
Nâng hạng giấy phép lái xe theo thứ tự:
+) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
Nâng hạng giấy phép lái xe không theo thứ tự:
+) Hạng B2 lên D; hạng C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Thứ hai, về hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Để nâng hạng giấy phép lái xe, bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; bao gồm:
– Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản khai thời gian hành nghề; số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này; và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
– Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).
+) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Thứ ba, về lệ phí sát hạch khi nâng hạng Giấy phép lái xe
Căn cứ Biểu mức thu phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe, lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (kèm theo Thông tư số188/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định:
Như vậy, theo quy định này thì phí sát hạch lái xe khi nâng hạng lên B1, B2, C, D, E, F bao gồm phí sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trong hình là 300.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng là 60.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc về thứ tự nâng hạng giấy phép lái xe; Bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để đượctư vấn trực tiếp.
Điều Kiện Thi Giấy Phép Lái Xe B2 Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành
Cho tôi hỏi điều kiện thi bằng lái xe hạng B2 như thế nào? Tôi bị bệnh tim thì có được thi giấy phép lái xe B2 không? Tôi xin cảm ơn.
Điều kiện chung: Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”
Theo quy định trên thì để thi bằng lái xe B2 thì bạn phải thuộc đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; có đ ủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
” Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; ”
Theo đó, để được thi bằng lái B2 thì cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe.
Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì chỉ yêu cầu điều kiện về tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết và sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần. Người không có một trong các tình trạng bệnh, tật quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT sẽ được thi bằng lái B2.
Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định:
…- Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.
– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).
– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.
– Sau can thiệp tái thông mạch vành.
– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA)…
Trường hợp bạn bị bệnh tim mà muốn thi giấy phép lái xe B2 thì cần đối chiếu với các bệnh được liệt kê trong nhóm 3 Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT. Nếu bệnh của bạn thuộc các tình trạng bệnh tim mạch được liệt kê trong quy định này thì bạn không đủ điều kiện sức khỏe để thi bằng B2.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Có bằng hạng B2 có thể lái ô tô chở người hay không?
Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2 theo quy định mới nhất?
Quy Định Pháp Luật Về Điều Kiện Sức Khỏe Học Giấy Phép Lái Xe Hạng B2
Tôi bị hỏng 1 mắt do tai nạn giao thông thì tôi có đủ điều kiện sức khỏe học giấy phép lái xe hạng B2? Khi học bằng lái xe hạng B2 thì tôi cần đáp ứng các điều kiện gì?
Thứ nhất, quy định về điều kiện chuyên khoa mắt đối với người lái xe hạng B2.
Căn cứ vào mục III Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định về tật khúc xạ đối với người giấy phép lái xe hạng C:
“Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Như vậy, quy định về điều kiện mắt đối với người lái xe hạng B2 là phải còn hai mắt, mỗi mắt phải đạt mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Thứ hai, điều kiện học lái xe bằng B2.
– Về điều kiện sức khỏe: Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì chỉ yêu cầu điều kiện về tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết và sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần.
– Về điều kiện chung: Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Về độ tuổi: Căn cứ Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau :
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; ”
Như vậy,bạn cần đạt tất cả các điều kiện sau để được dự thi bằng lái xe B2:
– Không có một trong các tình trạng bệnh, tật quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
– Đủ 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
Điều kiện sức khỏe, chiều cao, cân nặng để thi bằng lái xe hạng B1
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Quy định pháp luật về điều kiện sức khỏe học giấy phép lái xe hạng B2, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
Quy Định Phân Hạng Giấy Phép Lái Xe
Xin chào tổng đài tư vấn. Tôi muốn hỏi quy định phân hạng giấy phép lái xe. Theo tôi biết hiện nay có nhiều hạng giấy phép lái xe nhưng không biết dựa vào đâu người ta có thể phân hạng và từng hạng bằng lái được điều khiển loại xe nào? Trường hợp muốn nâng hạng từ hạng C lên FC thì phải đáp ứng điều kiện gì? Mong tổng đài tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Thứ nhất, quy định về phân hạng giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ thì phân hạng giấy phép lái xe cụ thể như sau:
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm 3 đến dưới 175 cm 3;
– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm 3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
– Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
– Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
Như vậy; với quy định phân hạng giấy phép lái xe như trên thì tùy từng hạng bằng lái sẽ được điều khiển loại xe khác nhau.
Thứ hai, quy định về điều kiện nâng hạng từ C lên FC
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).”
Bên cạnh đó tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.”
Như vậy, với bằng lái xe hạng C bạn có thể làm thủ tục nâng lên hạng FC. Và để nâng hạng bằng lái xe từ C lên FC bạn cần đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể như sau:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
– Đủ 24 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch).
– Đủ sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định.
– Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên.
– Có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Nếu còn vướng mắc về quy định phân hạng giấy phép lái xe; Bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để đượctư vấn trực tiếp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thứ Tự Nâng Hạng Giấy Phép Lái Xe Theo Quy Định Của Pháp Luật trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!