Cập nhật nội dung chi tiết về Tóm Tắt Lý Thuyết Luật Giao Thông Đường Bộ Hạng A1 mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Học viên đang tìm các tài liệu ôn thi lý thuyết lái xe A1. Trung tâm đào tạo lái xe đã tóm tắt lý thuyết luật giao thông đường bộ dành cho học viên thi sát hạch lái xe hạng A1.
II/ Một số lưu ý dành cho học viên học luật giao thông đường bộ.
Tuổi tối thiểu của người lái xe mô tô là: 18 tuổi
Tuổi tối thiểu của người lái xe gắn máy dưới 50cm3 là: 16 tuổi
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường bị cấm khi mà trong máu, trong khí thở có nồng độ cồn như sau:
Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu.
Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
Người điều khiển xe mô tô, xe máy chuyên dùng trên đường không được phép có nồng độ cồn.
Tốc độ tối đa:
Trong thành phố tốc độ tối đa của xe mô tô và xe gắn máy: 40 km/h.
Ngoài thành phố tốc độ tối đa của xe gắn máy: 50 km/h.
Ngoài thành phố tốc độ tối đa của xe mô tô: 60 Km/h.
Các nguyên tắc giải sa hình ( lần lượt theo thứ tự)
A/ Xe vào giao lộ trước đi trước.
B/ Xe ưu tiên đi trước ( Nếu 2 xe đồng quyền ưu tiên như xe quân sự, xe công an thì xét tiếp).
C/ Xe đứng trên đường ưu tiên đi trước ( Nếu 2 xe cùng đứng trên đường ưu tiên thì xét tiếp).
D/ Xe nào bên phải không vướng thì đi trước ( Nếu 2 xe ở bên phải đều vướng hoặc không vướng thì xét tiếp).
E/ Hướng đi: Rẽ phải đi trước, rồi đến đi thẳng, rẽ trái đi cuối cùng.
Tags: Lý thuyết luật giao thông đường bộ, Ly thuyet luat giao thong duong bo, Học lý thuyết lái xe, Hoc ly thuyet lai xe
Bạn đang muốn thi bằng lái xe máy, học lái xe ô tô tại hà nội? Hãy gọi 0989 565 629 để được tư vấn miễn phí. Trung tâm đào tạo lái xe các hạng A1, A2, B2, C và khai giảng liên tục hàng tháng.
Khái Niệm Luật Giao Thông Đường Bộ
Phần Khái Niệm Luật Giao Thông Đường Bộ bao gồm 16 câu hỏi được đánh dấu sẵn đáp án kèm theo giải thích sau mỗi câu trả lời. Học viên ôn tập dựa theo giải thích để tiện lợi hơn trong quá trình luyện thi và ghi nhớ!
==================================
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách.
“Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?
Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm.
Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ.
Là người điều khiển xe cơ giới.
Là người điều khiển xe thô sơ.
Là người điều khiển xe có súc vật kéo.
Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?
Đường dành riêng cho xe ôtô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác.
Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Phần Tiếp Theo: Quy Tắc Tham Gia Giao Thông Đường Bộ
Các Vạch Kẻ Đường Trong Luật Giao Thông Đường Bộ
Danh sách hình ảnh và hướng dẫn các vạch kẻ đường trong Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2016 tại Việt Nam.
Các vạch kẻ đường trong Luật giao thông đường bộVạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường.
Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Vạch kẻ đường 1.1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch.
Vạch kẻ đường 1.2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
Vạch kẻ đường 1.3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao othong từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch.
Vạch kẻ đường 1.4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
Vạch kẻ đường 1.5: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3. Vạch dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
Vạch kẻ đường 1.6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
Vạch kẻ đường 1.7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.
Vạch kẻ đường 1.8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.
Vạch kẻ đường 1.9: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.Vạch quay định danh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
Vạch kẻ đường 1.10: Là vạch đứt quãng màu vàng. Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
Hướng dẫn Biển báo giao thông đường bộ – Nguồn: Youtube
Vạch kẻ đường 1.11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
Vạch kẻ đường 1.12: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trong trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch 1.12 không có hiệu lực.
Vạch kẻ đường 1.13: Là vạch hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.
Vạch kẻ đường 1.14: Là vạch “sọc ngựa vằn” gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường.
Vạch kẻ đường 1.15: Vạch gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm.Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp.
Vạch kẻ đường 1.16.1: “Ngựa vằn” màu trắng, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.
Vạch kẻ đường 1.16.2: Vạch xác định đảo phân chia dòng phương tiện Theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn ) khác nhau.
Vạch kẻ đường 1.16.3: Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau.
Vạch kẻ đường 1.17: Vạch sơn sóng màu vàng quay định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải Theo tuyến quay định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm.
Vạch kẻ đường 1.18: Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân Theo mũi tên chỉ hướng đi
Vạch kẻ đường 1.19: Vạch màu trắng, vạch xác định sắp đến vị trí thắt hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết rằng số làn xe Theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn Theo hướng mũi tên.
Vạch kẻ đường 1.20: Màu trắng, xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m (đường cao tốc có thể lớn hơn), lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại.
Vạch kẻ đường 1.21: Là chữ “Stop” (dừng lại) màu trắng, xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m.
Vạch kẻ đường 1.22: Là vạch chỉ số hiệu đường, được kẻ trên đường quốc lộ và được kẻ trực tiếp trên mặt đường xe chạy.
Vạch kẻ đường 1.23: Là vạch chỉ làn xe dành cho ô tô khách chạy Theo tuyến quay định.
Học nhanh về Biển báo giao thông – Nguồn: youtube/ VTC 14
Thanh Hà (TH)
http://www.baogiaothong.vn/cac-vach-ke-duong-trong-luat-giao-thong-duong-bo-d147656.html
Tổng Hợp Biển Báo Luật Giao Thông Đường Bộ
Biển báo cấm – Nhóm biển báo luật giao thông đường bộ 01.
Biển báo nguy hiểm – Nhóm biển báo luật giao thông đường bộ 02.
Biển hiệu lệnh – Nhóm biển báo luật giao thông đường bộ 03.
Mô tả: Biển hiệu lệnh hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đành số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
Biển chỉ dẫn – Nhóm biển báo luật giao thông đường bộ 04.
Mô tả: Biển chỉ dẫn hình chữ nhật hoặc hình vuông, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn đường đi hoặc các điều cần nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. Đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn khi chuyển động.
Mô tả: Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó.
Vạch kẻ đường – Nhóm biển báo luật giao thông đường bộ 06
Mô tả: Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tóm Tắt Lý Thuyết Luật Giao Thông Đường Bộ Hạng A1 trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!