Đề Xuất 4/2023 # Tổng Hợp Một Số Quy Định Trong Luật Giao Thông Đường Bộ Lái Xe Cần # Top 7 Like | Binhvinamphuong.com

Đề Xuất 4/2023 # Tổng Hợp Một Số Quy Định Trong Luật Giao Thông Đường Bộ Lái Xe Cần # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Một Số Quy Định Trong Luật Giao Thông Đường Bộ Lái Xe Cần mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Luật Giao thông đường bộ 2008 gồm 8 chương, 89 điều được xem là luật “xương sống” làm căn cứ quy định và điều chỉnh các quy tắc giao thông đường bộ, các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ… Trong đó, bao gồm những quy định cụ thể về vận hành – điều khiển xe ô tô và những phương tiện tương tự xe ô tô. Cụ thể:

Tại khoản 3 điều 10, đèn giao thông được quy định gồm đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng. Trong đó, đèn xanh được phép đi, đèn đỏ cấm đi; với đèn vàng, tài xế phải cho xe dừng lại trước vạch dừng (hoặc dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi), trừ trường hợp xe đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp – trường hợp có tín hiệu đèn vàng nhấp nháy (được áp dụng vào những khung giờ hoặc địa điểm có ít xe cộ đi lại, nơi không nhất thiết phải dừng xe…) thì có thể đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho xe ưu tiên, người đi bộ qua đường.

Lái xe vượt đèn vàng sẽ bị xử lý vi phạm tương tự như vượt đèn đỏ theo lỗi ” không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông ” và bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng đối với xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô.

Tại điều 14, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng còi hoặc đèn cho xe khác biết – vượt trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h-5h sáng hôm sau thì chỉ được báo hiệu bằng đèn. Ngoài ra, lái xe cần lưu ý rằng, khi vượt, xe phải vượt về phía bên trái, trừ trường hợp xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái, xe điện đang chạy giữa đường, xe chuyên dùng đang làm việc trên đường khiến xe không thể vượt bên trái được.

Lái xe khi muốn vượt xe khác phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn để xin vượt

Điều 16 quy định 7 địa điểm sau đây không được lùi xe, đó là: ở khu vực cấm dừng – trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường – nơi đường bộ giao nhau – nơi đường bộ giao với đường sắt – nơi tầm nhìn bị che khuất – trong hầm đường bộ – trên đường cao tốc

Tại điều 19 quy định, phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Cũng tại điều 19 quy định không được dừng, đỗ xe trên đường xe điện; trên miệng cống thoát nước; miệng hầm của đường điện thoại; điện cao thế; chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Lái xe không dừng, đỗ xe ở vị trí cản trở giao thông hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn

Tại điều 22 nêu rõ các loại xe ưu tiên và quy định thứ tự ưu tiên đi trước tương ứng. Cụ thể, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước tất cả các xe khác, sau đó thứ tự ưu tiên lần lượt sẽ là xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm cụ khẩn cấp – xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu – xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai – đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên xin nhường đường, lái xe phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải đường nhường đường cho xe đó thuận lợi và nhanh chóng đi qua.

Tại khoản 2 điều 10 lý giải những hiệu lệnh cơ bản thường gặp của người điều khiển giao thông. Đó là:

– Tay giơ thẳng đứng: báo hiệu cho người tham gia giao thông (NTGGT) ở các hướng dừng lại

– Hai tay hoặc một tay dang ngang: báo hiệu cho NTGGT ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại – NTGGT ở bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được phép đi

– Tay phải giơ về phía trước: báo hiệu cho NTGGT ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại – NTGGT ở phía trước người điều khiển giao thông được rẻ phải – NTGGT ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng…

– Biển báo cấm: biểu thị các điều cấm

– Biển báo nguy hiểm: cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

– Biển hiệu lệnh: báo các hiệu lệnh phải thi hành

– Biển chỉ dẫn: chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết

– Biển phụ: thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường: dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu, đèn tín hiệu.

Lái xe cần nhận diện và tuân thủ hiệu lệnh người điều khiển giao thông, biển báo hiệu

Tại khoản 1 điều 12 quy định người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Cụ thể:

– Trong khu đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h nếu là đường đôi và 50km/h nếu là đường 2 chiều không có dải phân cách, đường 1 chiều có 1 làn

– Ngoài khu đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép là 90km/h nếu là ô tô con, ô tô đến 30 chỗ – 80km/h nếu là ô tô trên 30 chỗ với đường đôi, đường 2 chiều không có dải phân cách giữa – 70km/h nếu là đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

Luật Giao thông yêu cầu lái xe phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Cụ thể:

– Khi mặt đường khô ráo, nếu tốc độ chạy xe dưới 60km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m – 80km/h thì cách 55m – 100km/h thì cách 70m – 120km/h thì cách 100m.

– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường đèo núi quanh co, có dốc thì lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn theo biển báo trên đường.

Tùy vào điều kiện đường sá mà lái xe xác định và giữ khoảng cách an toàn với xe khác

Nắm – hiểu rõ và tuân thủ theo Luật giúp lái xe lái xe an toàn, đúng luật và không bị mất “tiền oan” vì những lỗi ngớ ngẩn.

12 Quy Định Của Luật Giao Thông Đường Bộ Mới Nhất Ai Cũng Cần Biết

Từ 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ 2008 chính thức có hiệu lực. LuatVietnam đã cập nhật những nội dung đáng chú ý của Luật Giao thông đường bộ mới nhất mọi người dân cần biết trong năm 2020.

1. Từ 01/01/2020, cấm uống rượu bia khi lái xe

Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).

Theo đó, từ ngày 01/01/2020, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trước đó, người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn miễn là dưới ngưỡng 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở.

Như vậy, từ ngày 01/01/2020, cấm hoàn toàn việc lái xe khi có nồng độ cồn. Người vi phạm có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Tại khoản 3 Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.

Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Thêm vào đó, tại điểm 10.3.2 khoản 10.3 Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ (ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, nhấn mạnh:

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

3. Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi

Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

4. Chuyển hướng phải bật đèn xi nhan

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ (khoản 1 Điều 15).

Khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ và các xe đi ngược chiều.

Lưu ý, chỉ được rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Điều 16 quy định, không được lùi xe tại các địa điểm sau:

– Ở khu vực cấm dừng;

– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

– Nơi đường bộ giao nhau;

– Nơi đường bộ giao với đường sắt;

– Nơi tầm nhìn bị che khuất;

– Trong hầm đường bộ;

– Đường cao tốc.

6. Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m

– Dừng xe là trạng thái đừng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác (khoản 1 Điều 18);

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18).

Theo đó, nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau:

Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

7. Xe chữa cháy được đi trước tiên

Theo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác. Sau đó là lần lượt là

Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

8. Chỉ được “kẹp 3” trên xe máy trong 3 trường hợp

Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe… – theo Điều 30.

9. Người đủ 18 tuổi mới được lái xe máy

Điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm 3

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

– Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3.31 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi lái xe máy.

10. Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm:

– Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;

– Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;

Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

– Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;

Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;

Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

11. Nhận diện biển báo hiệu đường bộ

Nếu như tín hiệu đèn giao thông có 03 màu thì biển báo hiệu đường bộ có 05 nhóm, gồm:

– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

– Biển báo nguy hiểm để cánh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

– Biển chỉ dẫn để chỉ dần hướng đi hoặc các điều cần biết;

– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

12. Tốc độ cho phép của các loại xe

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể quy định này như sau:

– Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;

– Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.

– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

13. Khoảng cách an toàn giữa các xe

Bên cạnh đảm bảo tốc độ cho phép, Luật Giao thông yêu cầu người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về điều này như sau:

Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co, đèo dốc…, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách theo biển báo trên đường.

14. Cấm người đi bộ đi vào đường cao tốc

Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Các Biển Phụ Trong Luật Giao Thông Đường Bộ

Danh sách hình ảnh và hướng dẫn các biển phụ trong Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2016 tại Việt Nam.

Các biển phụ trong Luật giao thông đường bộ

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm,biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm mục đích bổ trợ, thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó. Trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510:

Biển báo 501: Phạm vi tác dụng của biểnĐể thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hay đoạn đường phải thi hành lệnh cấm hoặc hạn chế.

Biển báo 502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệuĐể thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.

Biển báo 503a: Hướng tác dụng của biểnĐặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.

Biển báo 503b: Hướng tác dụng của biểnĐể chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trái và phải) của biển chính hoặc được đặt vớibiển báo nhắc lại lệnh cấm và hiệu lệnh.

Biển báo 503c: Hướng tác dụng của biểnĐặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.

Biển báo 503d: Hướng tác dụng của biểnĐể chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.

Biển báo 503e: Hướng tác dụng của biểnĐể chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (xuôi và ngược) của biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.

Biển báo 503f: Hướng tác dụng của biểnĐể chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.

Hướng dẫn Biển báo giao thông đường bộ – Nguồn: Youtube

Biển báo 504: Làn đườngBiển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển (hay đèn hiệu) báo lệnh cấm – và hiệu lệnh trên làn đường đó.

Biển báo 505: Loại xeBiển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn đối với riêng loại xe đó.

Biển báo 506: Hướng đường ưu tiênBiển được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số 401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

Biển báo 508: Hướng rẽBiển được sử dụng độc lập để báo trước cho người biết gần đến chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.

Biển báo 509a,b: Chỗ đường sắt cắt đường bộBiển được sử dụng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết phía trước có điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ.

Biển báo 510: Chiều cao an toànĐể bổ sung cho biển 239 “Đường cáp điện ở phía trên”, phải đặt biển số 510 “chiều cao an toàn”, biển này chỉ rõ chiều cao an toàn cho các phương tiện đi qua đoạn đường có dây điện bên trên.

Học nhanh về Biển báo giao thông – Nguồn: youtube/VTC14

Thanh Hà (TH)

http://www.baogiaothong.vn/cac-bien-phu-trong-luat-giao-thong-duong-bo-d147651.html

Các Biển Báo Cấm Trong Luật Giao Thông Đường Bộ

Nhóm biển báo cấm có dạng hình tròn (trừ biển số 122 “dừng lại” có hình bát giác đều) nhằm báo điều cấm, hoặc hạn chế mà người tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. Đa số các biển báo cấm đường bộ có viền đỏ nền trắng có cùng chung 1 quy cách thống nhất với đường kính biển báo là 70 cm, viền đỏ là 10 cm và vạch đỏ là 5 cm.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo 101: Đường cấmĐường cấm tất cả các loại phương tiện cơ giới và thô sơ lưu thông, trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 102: Cấm đi ngược chiềuĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 103a: Cấm ôtôĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 103b: Cấm ôtô rẽ phảiĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 103c: Cấm ôtô rẽ tráiĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ trái, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 104: Cấm môtôĐường cấm tất cả các loại xe môtô đi qua, trừ các xe môtô được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 105: Cấm ôtô và môtôĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe môtô đi qua trừ xe gắn máy và các xe ưu tiên theo luật định.

Biển báo 106a: Cấm xe tảiĐể báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển báo 106b: Cấm xe tải trên 2,5T Để báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển báo 107: Cấm ôtô khách và ôtô tảiBáo hiệu đường cấm ôtô chở hành khách và các loại ôtô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép trên 3,5 tấn kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 108: Cấm ôtô kéo moócĐường cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe môtô, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi qua, trừ loại ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo luật định.

Biển báo 109: Cấm máy kéoBáo hiệu đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.

Biển báo 110a: Cấm đi xe đạpBáo hiệu đường cấm xe đạp đi qua.

Biển báo 110b: Cấm xe đạp thồBáo hiệu đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển này không cấm người dắt loại xe này.

Biển báo 111a: Cấm xe gắn máyBáo hiệu đường cấm xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Biển báo 111b: Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam)Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Biển báo 111c: Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lôi máy)Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Biển báo 111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xe xích lô)Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi, xe đạp v.v…

Biển báo 112: Cấm người đi bộĐể báo hiệu đường cấm đi bộ qua lại.

Biển báo 113: Cấm xe người kéo, đẩyĐể báo đường cấm xe người kéo, đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của người tàn tật.

Biển báo 114: Cấm xe xúc vật kéoĐể báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

Biển báo 115: Hạn chế trọng lượng xeĐể báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng tải(bao gồm cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Biển báo 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xeĐể báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (gồm cả xe và hàng hóa) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Biển báo 117: Hạn chế chiều caoCấm các xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều cao (tính đến điểm cao nhất kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

Biển báo 118: Hạn chế chiều ngangCấm các xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe ược ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

Biển báo 119: Hạn chế chiều dài ôtôĐể báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

Biển báo 120: Hạn chế chiều dài ôtô kéo moócĐường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ kéo theo moóc kể cả ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

Biển báo 121: Cự ly tối thiểu giữa hai xeĐể báo xe ôtô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu. Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ôtô không được đi cách nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Biển báo 122: Dừng lạiBiển có hiệu lực buộc các xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn, người cầm cờ) cho phép đi.

Biển báo 123a: Cấm rẽ tráiCấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo luật định được rẽ trái.

Biển báo 123b: Cấm rẽ phảiĐể báo cấm rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới và thô sơ trừ các xe được ưu tiên theo luật định được rẽ phải.

Biển báo 124a: Cấm quay xeCấm các loại xe cơ giới và thô sơ quay đầu, trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

Biển báo 124b: Cấm ôtô quay đầu xeCấm xe ôtô và xe môtô 3 bánh quay đầu, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 125: Cấm vượtCấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật định. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.

Biển báo 126: Cấm ôtô tải vượtCấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.

Biển báo 127: Tốc độ tối đa cho phépCấm tất cả các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 128: Cấm bóp còiCấm các loại xe cơ giới sử dụng còi.

Biển báo 129: Kiểm traĐể báo nơi đặt trạm kiểm tra, các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo luật định.

Biển báo 130: Cấm dừng xe và đỗ xeĐể báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới dừng và đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 131a: Cấm đỗ xeĐể báo nơi cấm đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 131b: Cấm đỗ xe ngày lẻ Để báo nơi cấm đỗ xe vào các ngày lẻ trong tháng. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 131c: Cấm đỗ xe ngày chẵn Để báo nơi cấm đỗ xe vào các ngày chẵn trong tháng. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Biển báo 132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹpĐể báo các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật định đi theo chiều nhìn thấy biển phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đi theo hướng ngược lại khi đi qua các đoạn đường và cầu hẹp.

Biển báo 133: Hết cấm vượtBiển báo các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng phải theo đúng luật đi đường bộ quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.

Biển báo 134: Hết hạn chế tốc độ tối đaBiển báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong luật giao thông đường bộ.

Biển báo 135: Hết tất cả các lệnh cấmBiển báo hiệu đoạn đường hết tất cả các lệnh cấm.

Biển báo 136: Cấm đi thẳngBiểu thị ở phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng.

Biển báo 137: Cấm rẽ trái và rẽ phảiBiểu thị ở ngã đường phía trước cấm tất cả các loại xe cộ rẽ trái và rẽ phải.

Biển báo 138: Cấm đi thẳng và rẽ tráiBiểu thị ở ngã tư, ngã năm đường phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái.

Biển báo 139: Cấm đi thẳng và rẽ phảiBiểu thị ở ngã tư, ngã năm đường phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải.

Biển báo 140: Cấm xe công nông Báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe công nông đi qua.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Một Số Quy Định Trong Luật Giao Thông Đường Bộ Lái Xe Cần trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!