Top 10 # Xem Nhiều Nhất Biển Số Xe 47 Là Ở Đâu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Biển Số Xe 47 Ở Đâu

BTV

Biển số xe 47 ở đâu – Biển số xe 47 thuộc về tỉnh Đắk Lắk ,địa danh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống.

Biển số xe 47 ở đâu – Biển số xe 47 thuộc về tỉnh Đắk Lắk, địa danh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng.

Trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005.

“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” trải rộng khắp 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này là các dân tộc anh em như: Êđê, M’nông, Jarai, Bana, Kơ Ho, Xê Đăng…

“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” bao gồm các yếu tố bộ phận như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ bỏ mả…). Những địa điểm tổ chức lễ hội là nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên. Cồng Chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày của họ.

Biển số xe 47 ở đâu – thủ phủ Buôn Ma Thuột

Thủ phủ Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là “bản hoặc làng của Ama Thuột”, nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (Ama là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Thành phố Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Ở Đắk Lắk biển 47 gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất. Chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như “thủ phủ cà phê”.

Một số địa điểm mà du khách cần quan tâm khi đến Buôn Ma Thuột như: Đình Lạc Giao;Chùa Sắc tứ Khải Đoan; Nhà đày Buôn Ma Thuột; Bia Lạc Giao; Khu Biệt điện Bảo Đại – hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk; Toà Giám mục tại Đắk Lắk; làng cà phê Trung Nguyên; khu du lịch sinh thái Bản Đôn.

Biển số xe 47 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Buôn Ma Thuột: 47-B1 XXXXX Thị xã Buôn Hồ: 47-C1 XXXXX. Huyện Ea H’leo: 47-D1 XXXXX Huyện Krông Năng: 47-E1 XXXXX Huyện EaKar: 47-F1 XXXXX Huyện M’Drăk: 47-G1 XXXXX Huyện Cưmgar: 47-H1 XXXXX .Huyện Krông Bông: 47-K1 XXXXX Huyện Krông Ana: 47-L1 XXXXX Huyện Lăk: 47-N1 XXXXX Huyện Krông Pắc: 47-M1 XXXXX. Huyện Ea Sup: 47-P1 XXXXX Huyện Buôn Đôn: 47-S1 XXXXX Huyện Cư Kuin: 47-T1 XXXXX Huyện Krông Búk: 47-U1 XXXXX.

Biển số xe 15-16 của thuộc về Hải Phòng – Thành phố cảng phía Bắc đã nổi tiếng với tên gọi thành phố Hoa Phượng đỏ.

Biển số xe 81 ở đâu – Biển số xe 81 thuộc về tỉnh Gia Lai, vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo

Biển số xe 72 ở đâu – Biển số xe 72 thuộc về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mảnh đất giàu tiềm năng ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ…

Biển Số Xe 47 Ở Đâu? Thuộc Tỉnh Nào? Mã Theo Từng Huyện Là Gì?

Biển số xe 47 ở đâu? thuộc tỉnh nào?

Biển số xe 47 thuộc vùng núi Tây Nguyên và là biển số xe thuộc tỉnh Đắc Lắc (hay Dak Lak).

Đôi nét về Đắk Lắk

Đắk Lắk hay Darlac là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Năm 2018, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 09 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.919.200 người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%.

Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh là Đăk Lăk và Đăk Nông. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được thế giới công nhận.

Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:

Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã.

Biển số xe 47 mã theo từng huyện là gì?

Tùy vào từng thành phố, thị xã, huyện mà biển số xe 47 sẽ phân theo từng khu vực như:

Đối với xe máy (hoặc mô tô):

Thành Phố Buôn Ma Thuột: 47-B1;

Thị Xã Buôn Hồ: 47-C1-XXXXX;

Huyện Krông Búk: 47-U1-XXXXX;

Huyện Ea H’leo: 47-D1-XXXXX;

Huyện Krông Năng: 47-E1-XXXXX;

Huyện EaKar: 47-F1-XXXXX;

Huyện M’Drăk: 47-G1-XXXXX;

Huyện Cưmgar: 47-H1-XXXXX;

Huyện Krông Bông: 47-K1-XXXXX;

Huyện Krông Ana: 47-L1-XXXXX;

Huyện Krông Pắc: 47-M1-XXXXX;

Huyện Ea Sup: 47-P1-XXXXX;

Huyện Buôn Đôn: 47-S1-XXXXX;

Huyện Cư Kuin: 47-T1-XXXXX;

Huyện Lăk: 47-N1-XXXXX.

Đối với xe ô tô

Ký hiệu biển số xe ô tô Đăk Lăk: 47A, 47D, 47C, 47B, 47LD.

Qua bài viết Biển số xe 47 ở đâu thuộc tỉnh nào mã theo từng huyện là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Biển Số Xe 47 Là Của Tỉnh Nào?

Thành phố của Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Đà Nẵng 647 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đăk Nông. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được thế giới công nhận.

Biển số xe Đắk Lắk được quy định tại Phụ lục số 02 về Ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA và Thông tư số 36/2010/TT-BCA. Theo đó, biển số xe tỉnh Đắk Lắk theo quy định có ký hiệu mã số đầu là 47.

Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút… Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…

Ký hiệu biển số xe cụ thể tại các huyện, thị xã của tỉnh Đăk Lăk được quy định như sau:

– Thành Phố Buôn Ma Thuột: 47-B1;

– Thị Xã Buôn Hồ: 47-C1;

– Huyện Krông Búk: 47-U1;

– Huyện Ea H’leo: 47-D1;

– Huyện Krông Năng: 47-E1;

– Huyện EaKar: 47-F1;

– Huyện M’Drăk: 47-G1;

– Huyện Cưmgar: 47-H1;

– Huyện Krông Bông: 47-K1;

– Huyện Krông Ana: 47-L1;

– Huyện Krông Pắc: 47-M1;

– Huyện Ea Sup: 47-P1;

– Huyện Buôn Đôn: 47-S1;

– Huyện Cư Kuin: 47-T1;

– Huyện Lăk: 47-N1.

– Ký hiệu biển số xe ô tô Đăk Lăk: 47A, 47D, 47C, 47B, 47LD.

Biển Số Xe 82 Ở Đâu

BTV

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện.

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh.

Biển số xe 82 ở đâu – tên gọi Kon Tum

Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,…).

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum.

Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng.

Biển số xe 82 ở đâu – Tài nguyên rừng

Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 – 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,… ở độ cao 1.500 – 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,…

Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế.

Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,… Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam của biển 82 Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn.

Biển số xe 82 ở đâu – điểm đến của “Làng Hồ”

Du lịch ngã ba biên giới Ngọc Hồi

Nằm ở trung tâm tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, ngã ba biên giới, Ngọc Hồi có vị trí quan trọng trong bản đồ phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Đến thăm ngã ba biên giới và Khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Cột mốc ngã ba biên giới chính là sự lựa chọn không thể thiếu trong hành trình khám phá của nhiều du khách.

Đến nay tỉnh Kon Tum có 511 làng/556 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Sự quan trọng của nhà Rông trong tiềm thức của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum được hình thành từ chính sự quan niệm của đồng bào dân tộc, họ cho rằng nhà Rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình, là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Giàng (trời).

Biển số xe 82 ở đâu – Ẩm thực

Bún nước, Táo mèo, Bò một nắng muối kiến vàng là những đặc sản của mảnh đất Làng Hồ.

Bún nước – món ăn giản dị nhưng độc đáo của người dân phố Núi, vị ngọt thanh của nước dùng , bún tươi (bún mới ra lò còn nóng hổi, không phải bún sản xuất hàng loạt) , vì cay của muối ớt hột được giã nhuyễn và vị ngọt của nước dùng bún tươi (có tôm tươi). Món ăn dân dã, thanh tao làm ấm lòng người, rất thích hợp cho những sáng sớm trời se lạnh.

Táo mèo Kon Tum với hương vị tuyệt vời, phân bố ở huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông thường là loại quả to, chín màu hồng đậm phớt vàng, có mùi thơm ngọt ngào và vị hơi ngọt, còn táo ở Đăk Glei thường quả nhỏ, chín màu vàng, chỉ hơi ngọt còn vị chát đậm hơn, thích hợp để ngâm rượu.

Bò một nắng muối kiến vàng là một món quà quý cho khách phương xa. Sự biến tấu một cách tinh tế, giữ lại hương vị, chất ngọt của thịt bò tươi đã biến món ăn để dành này của người bản địa đã thực sự chinh phục đông đảo thực khách sành ăn và khẳng định chỗ đứng của mình trong làng ẩm thực Việt.