Top 11 # Xem Nhiều Nhất Biển Số Xe 729 Ở Triều Tiên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Số Phận Hẩm Hiu Của Các Atm Ở Triều Tiên

Cây rút tiền (ATM) là khái niệm xa lạ ở Triều Tiên. Tại sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng có hai cây ATM mới tinh. Phía trên ATM là màn hình chiếu video hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Triều Tiên, Có điều, ATM, chủ yếu dành cho doanh nhân và khách du lịch Trung Quốc, lại không nhả tiền mặt bằng đồng won Triều Tiên.

Cách đây vài năm, ngân hàng thương mại Ryugyong đã lắp đặt một máy ở khách sạn tầm trung chuyên dành cho khách Trung Quốc ở trung tâm Bình Nhưỡng. Một cây ATM khác được lắp ở sân bay năm ngoái. Tuy nhiên, nó chưa từng được bật lên. Khách hàng sở hữu thẻ vàng và thẻ bạc của ngân hàng này cũng được giảm giá tại hai quầy bán đồ thực phẩm nhập khẩu và xa xỉ phẩm ở sân bay.

Triều Tiên có bao nhiêu cây ATM được đưa vào sử dụng vẫn còn là điều bí ẩn.

Nhân viên quầy vé cho biết ATM ở nhà ga quốc tế của sân bay được lắp vài tháng trước nhưng đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo lời nhân viên giao dịch trong văn phòng nhỏ của ngân hàng ở khách sạn có lắp máy ATM, không có cây rút tiền nào ở Triều Tiên đang hoạt động, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu biện pháp trừng phạt kinh tế vào tháng trước.

Trên thế giới, ít người biết đến ngân hàng thương mại Ryugyong. Theo Curtis Melvin, chuyên gia cấp cao của Viện nghiên cứu Mỹ – bán đảo Triều Tiên tại Học viện Quốc tế, đại học Johns Hopkins, Mỹ, ngân hàng này thuộc tập đoàn Ryugyong. Tập đoàn này còn nhiều công ty con như nhà máy sản xuất kim chi, nhà máy sản xuất đồ gia dụng, nhà máy sản xuất đồ điện tử thiết bị gia dụng và một trung tâm thể thao kiêm spa nổi tiếng ở Bình Nhưỡng.

Quan chức quản lý các ngân hàng ở Trung Quốc không trả lời câu hỏi phải chăng Trung Quốc áp lệnh hạn chế lên tài khoản ngân hàng của khách trong việc giao dịch với ATM ở Bình Nhưỡng.

Nếu các biện pháp trừng phạt có thật và là lý do khiến ATM ở Triều Tiên không hoạt động, đó có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cảnh báo Bình Nhưỡng về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng từ Mỹ khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu Bắc Kinh thực thi nhiều biện pháp kiềm chế Triều Tiên mà trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng là mục tiêu chính.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng rất khó đánh giá tác động của những chính sách thay đổi mà Trung Quốc áp đặt lên Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc cấm nhập khẩu than Triều Tiên từ tháng hai, nhưng tổng giá trị thương mại giữa hai nước vẫn tăng lên những tháng gần đây. Tổng giá trị quý I đã tăng 37% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,2 tỷ USD. Khoảng 729 tỷ USD là giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên.

Có điều, số lượng du khách Trung Quốc sang Triều Tiên có thể sẽ ngày một ít hơn và ATM vẫn sẽ để không. Một số công ty du lịch Trung Quốc đã loại bỏ hoặc giảm bớt số tour sang Triều Tiên vì căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày một leo thang và nhu cầu du lịch của người dân giảm sút do lo ngại an toàn.

Khung cảnh vắng vẻ ở sân bay Sunan:

Trong tháng này, hãng hàng không Air China đã thông báo ngừng tuyến bay Bắc Kinh – Bình Nhưỡng vì hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến hãng hàng không quốc gia Air Koryo của Triều Tiên trở thành hãng duy nhất thường xuyên hoạt động tại Bình Nhưỡng.

Hầu hết người nước ngoài tới sân bay đều được đưa ra khỏi nhà ga trước khi có đủ thời gian để nhận ra sân bay có lắp ATM. Có điều dưới tình thế hiện nay, ít nhất là ATM vẫn được đặt ở đó.

Hồng Hạnh

Bí Ẩn Thế Giới Xe Cộ Ở Triều Tiên, Đất Nước Của Kim Jong

Hãy thử đặt một câu hỏi: “Người dân Triều Tiên đi xe ôtô loại nào?”, và cố trả lời, bạn sẽ thấy đó là một điều vô cùng thú vị ở đất nước của ông Kim Jong-un.

Theo luật pháp Triều Tiên, công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng, vì vậy số xe trên đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước.

Bạn có thể biết nhiều người trên thế giới sở hữu máy bay phản lực riêng, chứ khó lòng tìm được một công dân Triều Tiên sở hữu ôtô.

Vào giờ cao điểm trong buổi sáng, tại trung tâm Thủ đô Bình Nhưỡng, hàng trăm công nhân vội vã trên các con phố, chỉ vài người đi xe đạp và càng ít người hơn ngồi sau tay lái ôtô. Vì thế, ở đây gần như không bao giờ xảy ra tắc đường. Theo một số liệu phân tích mang tính tương đối, tỷ lệ dùng xe hơi ở Triều Tiên chỉ ở mức 1/1.000 người dân.

Vào thời điểm từ những năm 1970 cho đến những năm 1980, chủ tịch Kim Jong Il đã chọn các mẫu xe Mercedes-Benz và niềm yêu thích đó của ông kéo dài cả cuộc đời. Cho đến khi ông mất vào ngày 17/12/2011, trong lễ tang của ông, người ta cũng thấy nhiều chiếc Mercedes E-class thế hệ mới cùng hàng chục xe Mercedes-Benz đời cũ đi sau linh cữu.

Muốn biết người dân Triều Tiên dùng xe gì, trước tiên phải tìm hiểu những vị lãnh tụ của họ dùng xe gì. Về cơ bản, người đứng đầu Nhà nước Triều Tiên muốn người dân đi xe loại nào thì họ phải đi loại đó.

Khi còn sống, chủ tịch Kim Jong Il được cho là sở hữu vô số xe hơi của hãng này và tổng giá trị bộ sưu tập xe khổng lồ đó lên đến 20 triệu đô la. Năm 2010, ông đã mua tới 160 chiếc xe Mercedes-Benz để tặng cho các cấp dưới của mình.

Một số xe hạng sạng ở Bắc Triều Tiên, chủ yếu là Mercedes S-Class được mua từ những năm 1970-1980, và dành cho các quan chức cao cấp chính phủ. Những người có khả năng ngồi trên một chiếc 280 SE đã chứng tỏ họ là nhân vật cao cấp, tuy vậy, những yếu nhân thường sử dụng xe Mercedes 560 ESL.

1 ôtô/1.000 người dân nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các xe hơi ở đây đều nhàm chán. Bên cạnh dòng xe sang màu đen Mercedes S-class, Triều Tiên có nhiều mẫu xe kỳ lạ khác.

Quay trở lại những năm 1980, khi Bắc Triều Tiên còn được nhận viện trợ từ Liên Xô và được cung cấp thực phẩm kèm điện nước đầy đủ, họ luôn có tham vọng đối đầu với Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực. Ví dụ, khi Hàn Quốc xây những ngôi nhà cao tầng để làm văn phòng, Bắc Triều Tiên cũng sẽ cho xây dựng một toà nhà cao hơn, thường gọi là “Khách sạn Kim Tự Tháp” mà công việc xây dựng vẫn kéo dài đến ngày nay.

Khi Hàn Quốc khởi động ngành công nghiệp ôtô, chủ tịch Triều Tiên khi đó là Kim Nhật Thành cũng yêu cầu phải có ôtô nội địa trong thời hạn sớm nhất. Mặc dù là mệnh lệnh nhưng thực tế họ chưa biết phải bắt đầu từ đâu, vì vậy, những kỹ sư Triều Tiên đã nhập khẩu vài chiếc Mercedes 190Es và sao chép phần lớn các bộ phận và cuối cùng cho ra đời dòng xe Yugo có hình dáng tương tự sản phẩm của Rolls-Royce.

Kết quả của quá trình này là chiếc Kaengsaeng 88. Xe được trang bị động cơ 4 xi lanh, không có tản nhiệt và điều hoà không khí. Sự việc này được phát hiện năm 1989 tại Bình Nhưỡng, khi đã có vài chiếc Kaengsaeng 88 đi lại trên đường phố.

Trong thập niên 1970, Triều Tiên mua 1.000 chiếc Volvo 144s từ Thuỵ Điển, một quốc gia trung lập. Hiện nay, những chiếc xe này vẫn phục vụ trong vai trò làm xe taxi cho một số ít người đủ khả năng chi trả. Đi lại bằng ôtô là hành động tương đối “xa xỉ” ở đây.

Chiếc xe cuối cùng có hình dáng khá sang trọng là một mẫu sao chép của Ssangyong Chairman, Hàn Quốc, với ngoại thất tương tự một chiếc Mercedes E-Class cách đây 20 năm. Dù không có một số liệu thống kê nào chính thức, nhưng các chuyên gia ước đoán rằng, Triều Tiên sản xuất khoảng 1.000 chiếc xe này mỗi năm, một số đã xuất khẩu sang quốc gia khác.

Trong loạt ảnh được ghi lại từ một phóng viên quốc tế khi đến thăm Triều Tiên, người ta còn thấy bóng dáng của những chiếc xe Dacia 1310s của Romania, những chiếc Volkswagens đời cũ, những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc thuộc hãng BYD hay FAW, hay thậm chí là xe Gaz69 hoặc xe tải được Liên Xô viện trợ từ thế kỷ trước.

Không có siêu xe, rất ít người được sở hữu ôtô nhưng dường như người dân Triều Tiên cảm thấy bằng lòng với những gì mình đang có.

Bí ẩn thế giới xe cộ ở Triều Tiên, đất nước của Kim Jong-un

Theo VietNamNet/CarTimes

Hà Nội: Biển Xe 5 Số Đầu Tiên Thuộc Về Xe “Khủng”

Sáng nay (6/12), các địa phương trên cả nước đã đồng loạt thực hiện việc đăng ký xe biển 5 chữ số.

Trong đó, có 8 tỉnh (An Giang, Bắc Giang, Thành phố Hà Nội, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Nam Định, Đắc Lắc, Lạng Sơn) sẽ tiếp tục cấp biển 4 số song song cùng 5 số, bởi biển 4 số đã được dập biển và đăng ký trước ngày 6/12 nên vẫn còn tồn đọng tại các quận, huyện.

Để tránh lãng phí, cơ quan đăng ký và cấp biển số sẽ tiếp tục cho đăng ký và sử dụng biển 4 số đến hết quý I/2011.

Một trong những biển 5 số đầu tiên ở Hà Nội

Việc sử dụng biển 4 số thực hiện từ năm 1974 đến nay theo Thông tư 1084/D33 ngày 20/10/1974. Trong 36 năm qua, nhiều xe đã cũ, thanh lý, hết hạn sử dụng, tai nạn, hư hỏng, hoặc đã bán làm sắt vụn… Vì vậy, công tác quản lý, thống kê, phân tích, đánh giá không chính xác.

Theo quy định, từ ngày 6/12/2010, những xe mang biển số cũ không phải chuyển sang biển 5 số. Trừ trường hợp chủ xe có yêu cầu chuyển sang biển 5 số hoặc xe sang tên, di chuyển; mất biển số, biển số mờ, gẫy, hỏng thì cơ quan đăng ký tiếp nhận giải quyết đăng ký, cấp biển 5 số.

“Chuyển từ hình thức “ấn nút lấy số” sang cấp biển số xe theo thứ tự là một biện pháp để phòng ngừa tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình cấp biển đăng ký xe” – cơ quan chức năng cho biết.

Khoảng 10h sáng 6/12, nhiều người dân Hà Nội đã gặp chiếc xe mang biển 5 chữ số đầu tiên chạy trên đường.

Anh Đỗ Cao Minh (quận Đống Đa) đã rất phấn khích khi lưu thông cùng chiều với chiếc xe nhận biển 5 chữ số đầu tiên. Đó là chiếc xe Audi 4 chỗ, màu đen, mang BKS 29A – 000.01.

Có 8 tỉnh sẽ tiếp tục cấp biển 4 số song song cùng 5 số, bởi biển 4 số đã được dập biển và đăng ký trước ngày 6/12 nên vẫn còn tồn đọng tại các quận, huyện.

Trên đường tới công ty, bắt gặp chiếc xe mang biển số VIP này, anh Minh mải chú ý đã chạy theo “đồng hành” cùng một đoạn đường.

Rất nhiều người dân cùng lưu thông trên đường Bà Triệu như “ghen tỵ” với chủ nhân chiếc xe được mang biển số “VIP” trong kho số 5 số đầu tiên nói trên.

“Lúc đó, mải đuổi theo xe để “ngắm biển”, tôi quên không lấy điện thoại chụp lại để làm… kỷ niệm” – anh Minh tiếc rẻ.

Anh Minh cho rằng, với giá trị bạc tỷ của chiếc xe Audi đời A8 rất xứng đáng để “xô vía” với biển số khởi đầu của BKS 5 chữ số: 000.01.

“Chủ nhân của chiếc xe mang BKS này chắc chắn phải là một VIP, không thì sẽ là người cực kỳ may mắn!” – anh Minh xuýt xoa.

Điều không cần bàn, đó là những biển “ngũ quý” (5 số lặp nhau từ 1 đến 9) sẽ giá trị cao hơn tứ quý, vì 100.000 số mới có một số. Những dãy số này, dân “tầm biển” gọi là “ngũ linh”!!!

“Choáng” vì thông số biển đẹp

Bắt đầu có thông tin về quy chế quản lý, cấp biển xe 5 chữ số, trên các trang mạng, diễn đàn… cư dân mạng đã xôn xao về thông tin biển đẹp 5 chữ số.

Tại diễn đàn chúng tôi – diễn đàn ô tô lớn nhất Việt Nam, ngay từ đầu tháng 11/2010, các thành viên đã bàn tán và đưa thông tin chi tiết việc đăng ký xe từ 4 số lên 5 số. Một nội dung khác được các thành viên của diễn đàn này hào hứng tham gia, đó là quy chế đấu giá biển số đẹp.

Tại diễn đàn chúng tôi dân mạng thắc mắc về câu chuyện: như thế nào là biển đẹp?

Dân chơi xe cho rằng, đổi từ biển 4 số lên 5 số, khái niệm biển đẹp không thay đổi nhiều. Cụ thể: các số gánh, số lặp, biển tiến, biển “phong thủy”, biển có tổng điểm cao… vẫn được thịnh hành.

Trong 34 năm kể từ khi quy chế quản lý, đăng ký biển kiểm soát xe mô tô, xe ô tô bốn chữ số, dân “độ biển” đã đưa ra các khái niệm mặc định: biển số đẹp là tứ quý, số gánh, số phát lộc, số lặp, hoặc những dãy số liền kề nhau có một thông điệp nào đó, nhiều khi mang tính hài hước và… dễ nhớ!

Theo đó, những biển số xe lưu thông ngoài đường được cấp các số hiệu: tứ quý (7777, 8888, 9999), các số “gánh” (1221; 3993; 6776…), số lặp (3434, 2525…); số phát lộc (6886 – lộc phát phát lộc; 8668 – phát lộc lộc phát..), số tiến… thường “chịu phí” cao hơn nhiều lần so với phí đăng ký xe thông thường.

Cũng đã có những đường dây “cò” biển số xe đẹp đẩy giá những chiếc biển có ý nghĩa mang lại sự may mắn hoặc đặc biệt nào đó cho chủ xe.

Giới chơi biển số xe cho rằng, biển 5 số thay cho 4 số, quan niệm về biển đẹp, biển chuẩn nói chung không có nhiều thay đổi.

Số đẹp, theo tâm lý phổ biến của nhiều người, là tổng của nó lớn hơn 7, hoặc tránh những con số “kỵ” theo tư duy của người phương Đông như số 13 (con số xui xẻo), tổng 1 (một tịt), số lùi…

Hàng trăm các trang web xã hội đưa tràn ngập các thông tin về “xem bói” biển số xe. Theo những trang web này, mỗi một con số đều “ẩn chứa” ý nghĩa… tâm linh!?

Có những con số đứng cạnh nhau được suy luận ra thông điệp… đầy hài hước: 4078 = bốn mùa không thất bát; 4953 = bốn chín chưa qua năm ba đã tới; 4555 = 4 gói thuốc lá 555; 4404 = tự tử không chết; 5508= 5 năm không tắm; 5959 = ngủ hoài hổng dậy; 5168 = Ngủ nhất định phát; 5545 = năm năm chết đói (chết đói năm 1945)…

“Ngũ linh” thay thế “tứ quý”

Trước đây, biển “tứ quý” được cho là “đẹp lung linh”, đứng đầu là tứ quý 9 (9999) được cho là “xịn” nhất, kế đến là các biển số “lộc phát” 6886, 8668, các biển tiến (6789, 1234…); biển số có tổng điểm cao (8 – 9 – 10 “nước”).

Không ít người, để được sở hữu những dãy số nói trên làm biển đăng ký xe đã phải mất hàng trăm triệu đồng. Lý do: 10.000 số mới có một lần lặp lại.

Dân chơi xe cho rằng, đổi từ biển 4 số lên 5 số, khái niệm biển đẹp không thay đổi nhiều. Cụ thể: các số gánh, số lặp, biển tiến, biển “phong thủy”, biển có tổng điểm cao… vẫn được thịnh hành.

Điều không cần bàn, đó là những biển “ngũ quý” (5 số lặp nhau từ 1 đến 9) sẽ giá trị cao hơn tứ quý, vì 100.000 số mới có một số. Những dãy số này, dân “tầm biển” gọi là “ngũ linh”!!!

Anh Đức Chính (chủ gara xe ô tô tại đường Láng Hạ) cho biết: Hình thức của biển số xe mới, có dấu “chấm” ngăn cách giữa 3 chữ số đầu và 2 chữ số sau. Cho nên, sẽ có thêm nhiều “chuẩn” về biển mới nhờ có dấu “chấm” chen giữa này.

Anh Chính đưa ra ví dụ: trước kia, biển 3 chữ số thông thường được viết thành một hàng dọc. Theo quy định mới, cách trình bày biển số xe có hai hình thức: hàng dọc hoặc viết theo hàng ngang (biển ngắn – biển dài). Dãy số: 999.99 sẽ được cho là “ngũ linh”; 688.86 sẽ có ý nghĩa “Lộc phát, phát phát mãi”.

“Năm số nên “luận nghĩa” của nó dài hơn, tạo tâm lý hứng thú hơn cho người sưu tầm biển đẹp!” – anh Chính nói.

Với hình thức cấp biển theo thứ tự, dãy số tự nhiên thay cho “nhấn nút lấy số”, nhiều người hy vọng sẽ không có tình trạng “can thiệp” được số seri khi cấp phát biển số.

Vài năm trước, giới “tầm” biển đẹp đã không lạ gì cuộc đấu giá công khai biển số đẹp tại tỉnh Nghệ An, khi có những biển số lên tới vài trăm triệu đồng.

Tại cuộc đấu giá này, BKS 37S – 9999 được bán giá 700 triệu đồng; biển 37S – 8888: 430 triệu; biển 37S – 7777 được bán 310 triệu đồng; biển 37S – 6666 giá 260 triệu; biển 37S – 6886: 290 triệu.

Tổng số tiền đấu giá được là 2,8 tỷ đồng. Người mua được biển số đẹp hả hê, thỏa mãn vì “đáng đồng tiền bát gạo”, lại được “nhà đài” truyền hình trực tiếp để thiên hạ “biết chất chơi”. Và, bên bán công khai số tiền thu được sử dụng vào các mục đích cộng đồng.

Anh Phan Nam (quận Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết: Tôi nghĩ nên sớm triển khai hình thức tổ chức đấu giá biển số xe đẹp, vì đó cũng là một nguồn thu ngân sách lớn, mà lại loại bỏ được các tiêu cực do “cò biển số”, nhất là khi phương thức cấp số lần lượt thay thế cho hình thức “nhấn nút điện tử”.

Trả lời báo chí ngày 3/12, Đại tá Nguyễn Hữu Dánh – Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt cho biết: “Trên thực tế, pháp luật chưa hề quy định thế nào là số đẹp, thế nào là số xấu, vậy nên tất cả các số đăng ký mới đều được đưa vào kho số để cấp cho người dân, chứ không có chuyện cất số đẹp đi”.

“Số đẹp là do cách hiểu, cách cảm nhận của từng người dân. Hiện tại, số đẹp theo cách quan niệm của mọi người vẫn là chỉ để quản lý cho dễ dàng. Nếu (đấu giá biển số đẹp – p.v) có lợi cho công tác quản lý thì sẽ làm!”.

Lịch Sử Biển Số Xe Đầu Tiên Và Những Điều Ít Ai Biết

Từ khi những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện, các nhà hoạch định giao thông đã nghĩ ra phương thức để quản lý nó, một trong những cách hiệu quả nhất là quản lý thông qua biển số.

Năm 1901, đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp ô tô nói chung và các nhà hoạch định nói riêng khi chiếc biển kiểm soát ô tô (hay biển số) đầu tiên ra đời. Mỹ là quốc gia đặt viên gạch đầu tiên này một cách xuất sắc.

Biển số xe tại Mỹ năm 1901

Việc hình thành biển số tại Mỹ được nhà quản lý nước này coi là phát minh có tính chiến lược và được ban hành trong luật. Qua đó, những xe hơi lưu thông trên đường buộc phải gắn biển số.

Trong khi nước Mỹ sớm hình thành luật về quyền tư hữu xe hơi thì ở Anh, biển số đầu tiên được đăng ký cho ngài Earl Russell năm 1904 với một lý do hết sức cá nhân: Không chịu nổi sau những đêm phải “cắm trại” chầu chực bên chiếc ôtô thân yêu vì sợ mất trộm, Earl Russell đã đến “cầu cứu” chính quyền cấp cho một tấm biển có giá trị pháp lý để chứng nhận quyền sở hữu của ông với chiếc xe. Kể từ ngày đó, điều khoản về biển số mới được đưa vào luật pháp Anh và người ta vẫn gọi là “ngày Russell”.

Chiếc biển số cấp cho Russell mang mã số “A1”

Chiếc biển số cấp cho Russell mang mã số “A1” miễn phí nhưng hơn 100 năm sau, những người sưu tập biển số cổ và các bảo tàng sẵn sàng mua nó với giá 1 triệu bảng.

Điểm đặc biệt của biển số ô tô

Xe hơi có một nét đặc biệt rất riêng là nó sẽ có 2 biển số trước và sau không giống như xe mô tô. Do ô tô có khả năng đi lùi nên buộc phải có biển sau để quản lý một cách dễ dàng hơn.

Biển số xe của nước Mỹ ở mỗi bang được thiết kế khác nhau

Trong một số tình huống cụ thể xảy ra tai nạn, nếu chỉ có biển số sau thì tài xế sẽ cài số lùi và chạy mất, còn nếu chỉ có biển số trước thì họ sẽ vượt qua nhân chứng và có thể chạy trốn. Bởi vậy ô tô cần có 2 biển số để nạn nhân không thiệt thòi khi có tai nạn xảy ra.

Giá trị của biển số

Biển số đã có tuổi đời hơn 115 năm tồn tại và chứng minh vai trò cần thiết đối với sự phát triển của xe hơi. Bên cạnh đó, trên thế giới còn có những câu lạc bộ biển số rộng khắp ở châu Âu và Mỹ cũng như những bảo tàng ở Đức.

Những năm 1980 ở Việt Nam xuất hiện những biển số xe đạp thời bao cấp, sau đó biển 3 số gắn trên xe máy đến những biển 4 số trong thời kỳ đổi mới. Hiện tại, nước ta đã sử dụng biển 5 số cho cả xe hơi và xe máy, đây là minh chứng sống động cho sự phát triển của mỗi quốc gia.