Top 6 # Xem Nhiều Nhất Biển Số Xe Tay Ga Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Dầu Nhớt Xe Tay Ga Và Xe Số

Thị trường dầu nhớt dành cho xe máy là sự cạnh tranh của rất nhiều hãng như: Castrol, Shell, Yamaha, Motul, Honda.. và rất nhiều hãng khác. Đi thay dầu nhớt nhưng đôi khi bạn không biết thợ máy đang thay cho mình loại dầu nhớt gì, thông số như thế nào? Cùng tìm hiểu để biết thêm thông số về dầu nhớt, và phân biệt dầu nhớt xe tay ga và xe số khác nhau như thế nào?

Việc thay dầu nhớt phù hợp và định kỳ sẽ giúp cho chiếc xe máy của bạn vận hành tốt hơn, tuổi thọ động cơ sẽ được kéo dài hơn. Người sử dụng xe máy ít quan tâm đến vấn đề dầu bôi trơn. Đợi xe xuống cấp, có tiếng ồn, ra khói nhiều mới chạy ra tiệm kiểm tra. Ra tiệm rồi, điều quan tâm duy nhất là ” Giá Cả “, không quan tâm đến chất lượng, có phù hợp không? Và sau đây là một số lưu ý cơ bản, bạn nên đọc trước khi lựa chọn dầu nhớt cho chiếc xe máy của bạn.

Một số thương hiệu dầu nhớt xe máy rất nổi tiếng và đã khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường. Như: (1) Castrol Power1 là sản phẩm được ưa chuộng nhất. (2) Shell Advance là sản phẩm chất lượng được nhiều hãng xe nổi tiếng khuyên dùng như Ducati. (3) Motul 300V là dòng nhớt mới nổi, được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng. (4) Yamalube; (5) Honda là sản phẩm được khuyến cáo khi vào hãng bảo trì, bảo dưỡng. Và một số thương hiệu khác như Total Hi-Perf, Petrolimex PLC Racers, ….

Thông thường dầu nhớt xe tay ga và xe số sẽ có hai dạng bao bì là 0.8 lít & 1 lít. Không phải ngẫu nhiên mà các hãng nhớt đều sản xuất với bao bì như vậy. Đó là do quy định dung tích của các nhà sản xuất xe máy. Khi thay nhớt lần đầu, rã máy, thay lọc kèm theo thì bạn thay nhiều hơn bình thường. Còn thay định kỳ thì theo dung tích khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong sổ hướng dẫn kèm theo lúc mua xe sẽ có chi tiết thông số bạn cần tìm.

Cần chú ý đến dung tích bình nhớt trước khi thay. Vì nếu bạn đổ thừa nhớt, xe sẽ chạy nặng máy, nóng và giảm công suất. Nếu bạn đổ thiếu nhớt, khiến lượng dầu bôi trơn không đủ, gây mài mòn, nóng máy, nhanh hư máy.

Dầu gốc khoáng (Mineral Oil): đa phần dầu nhớt xe tay ga và xe số trên thị trường là dầu gốc khoáng, giá cả hợp lý, chất lượng ổn định, thời gian thay dầu từ 1.000 ÷ 2.000 Km.

Dầu bán tổng hợp (Semi Synthetic): là sự pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp. Hiệu suất tốt, bảo vệ và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với dầu gốc khoáng. Nhưng không tốt bằng dầu tổng hợp toàn phần. Thời gian thay dầu từ 3.000 ÷ 4.000 Km.

Dầu tổng hợp toàn phần (Fully Synthetic): bôi trơn tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Tính năng bền vững giúp tuổi thọ dầu, thời gian thay nhớt kéo dài lên 5.000 Km. Ít hao hụt và tiết kiệm nhiên liệu.

Tìm hiểu thêm: “Thời hạn sử dụng của dầu nhớt bôi trơn“

SAE là viết tắt của từ Society of Automotive Engineers (hiệp hội kỹ sư oto Mỹ). Là số đo độ nhớt tại nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Chỉ số nằm trước W (Winter – Mùa đông) mô tả độ nhớt của động cơ tại nhiệt độ thấp. Quan trọng với khu vực có thời tiết lạnh, còn ở Việt Nam chúng ta không cần quan tâm.

Các cấp độ nhớt phổ biến hiện nay như: SAE 5W30; 10W40; 15W40; 20W50,.. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến chỉ số phía sau: 30, 40, 50. Đó độ nhớt vận hành của động cơ. Chỉ số càng cao thì nhớt càng đặc. Xe càng cũ nên sử dụng cấp độ nhớt càng cao.

JASO (tiêu chuẩn phương tiện cơ giới Nhật Bản). Tiêu chuẩn JASO cho dầu nhớt xe tay ga và xe số 4 thì có 4 cấp: JASO MA; JASO MA1; JASO MA2; JASO MB. Tiêu chuẩn MA, MA1, MA2 dành cho xe số 4 thì. Còn MA, MB dành cho xe tay ga 4 thì.

Như bạn thấy tiêu chuẩn JASO MA dành cho xe số nhưng vẫn dành cho xe tay ga được. Nhưng JASO MB lại không dùng cho xe số được. Chúng ta sẽ phân tích thêm việc dầu nhớt xe tay ga và xe số có dùng chung được không ở phần dưới.

Động cơ xăng (S – Spark Oils): SJ, SL, SM Động cơ diesel (C – Compress Oils): CF, CF-4, CH-4, CI-4, CL-4, CJ-4

Chữ cái càng về sau, cấp chất lượng, tính năng bảo vệ động cơ sẽ càng cao. Ví dụ dầu nhớt xe tay ga và xe số động cơ xăng có cấp API SM sẽ tốt hơn API SL.

Dầu nhớt xe tay ga và xe số dùng chung được không?

Xe tay ga truyền động vô cấp bằng dây đai (không có hộp số bánh răng) và sử dụng ly hợp khô. Dầu được thiết kế chỉ để bôi trơn và làm mát động cơ. Nên dầu lỏng và có đặc tính ma sát thấp.

Xe số truyền động bằng bánh răng, xích và sử dụng ly hợp ướt (có dầu). Dầu nhớt dùng cho xe số phải cân đối tính năng bôi trơn tốt cho cả động cơ, ly hợp và hộp số. Nên phải có đặc tính ma sát cao hơn để ly hợp không bị trượt. Cần có phụ gia cực áp và chống mài mòn để bảo vệ tốt cho hộp số.

Vậy dầu nhớt xe tay ga và xe số có dùng chung được không? Nếu đổ nhầm sẽ như thế nào?

Dầu nhớt xe tay ga dùng cho xe số sẽ làm trượt ly hợp (vì ma sát thấp) khiến tổn hao công suất động cơ truyền ra bánh xe. Khi đó xe sẽ không tăng tốc & giảm tốc ổn định và có thể làm hư ly hợp nếu không thay đúng loại nhớt.

Dầu nhớt xe số dùng cho xe tay ga thì không có hại cho động cơ. Tuy nhiên sẽ không phát huy tối đa tính năng vận hành của xe tay ga như đã nói trên.

Tìm hiểu thêm: “Shell Advance AX7 xe số và Shell Advance AX7 tay ga (Scooter)“

[Lưu ý] So sánh dầu nhớt xe máy 2 thì và xe máy 4 thì

Động cơ 2 thì (2T) và động cơ 4 thì (4T) khác biệt về kết cấu và kiểu bôi trơn nên cần hai loại dầu nhớt hoàn toàn khác nhau. Nhớt 2T được pha trộn với xăng theo một tỉ lệ thích hợp và bị đốt cháy cùng với nhiên liệu. Đó là kiểu bôi trơn tiêu hao toàn bộ nên nhớt cần được bổ sung liên tục.

Nếu dùng nhớt động cơ 2 thì cho xe 4 thì, động cơ sẽ bị nóng hơn, mài mòn nhiều hơn và các phốt dầu có thể bị hỏng vì dung môi. Ngược lại nếu dùng nhớt động cơ 4 thì cho xe 2 thì. Động cơ sẽ bị đóng nhiều cặn, dẫn đến mài mòn và hư hỏng nặng trong thời gian ngắn.

Chiếc xe máy là phương tiện di chuyển chính của chúng ta. Việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cho chiếc xe máy hoạt động tốt hơn, không hư hỏng đột xuất, tránh động cơ xuống cấp. Thay dầu nhớt xe tay ga và xe số phù hợp, chất lượng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ động cơ.

Nhớt Vũng Tàu là nhà cung cấp dầu nhớt công nghiệp, chính hãng – Dầu nhớt Shell, dầu nhớt Mobil & dầu nhớt Valvoline. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về sản phẩm và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật dầu nhờn.

Nhớt Tay Ga Dùng Cho Xe Số Được Không?

Hỏi: Có thể dùng nhớt xe tay ga cho xe máy số được không?

Trả lời: Do thiết kế động cơ xe tay ga và động cơ xe số khác nhau dẫn đến dầu nhớt sử dụng cho xe tay ga và xe số cũng khác nhau. Xe tay ga vận hành nóng hơn, truyền động vô cấp bằng dây đai (không có hộp số bánh răng) và ly hợp khô; trong khi đó xe số truyền động bằng bánh răng và ly hợp ướt (có dầu). Cụ thể:

+ Đối với xe tay ga: Động cơ xe tay ga được thiết kế gần giống như ô tô, dầu nhớt chỉ có nhiệm vụ bôi trơn động cơ. Động cơ truyền động vô cấp bằng dây đai và ly hợp khô (không có hộp số bánh răng).

Dầu nhớt dùng cho xe tay ga được thiết kế để phát huy tính năng vận hành của xe như tăng tốc nhanh, phát huy tối đa công suất, làm mát động cơ tốt hơn và giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó dầu cho xe tay ga thường là dầu đa cấp có độ nhớt thấp và có đặc tính ma sát thấp. Chất lượng nhớt tay ga cần phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn JASO MB ( ma sát thấp) của Nhật Bản.

+ Đối với xe số: bộ phận hộp số, ly hợp được thiết kế chung với động cơ và sử dụng chung cùng một loại dầu nhớt. Hoạt động của ly hợp phụ thuộc vào ma sát, nếu nhớt máy sử dụng dầu nhớt có ma sát quá thấp sẽ dẫn đến trượt ly hợp làm máy nóng, ì máy. Đối với nhớt xe số số cần phải thỏa mãn thêm tiêu chuẩn JASO MA ( ma sát cao) của Nhật Bản

Như vậy, không nên sử dụng nhớt xe tay ga cho xe số vì sẽ có thể làm trượt ly hợp (vì giảm ma sát ) khiến tổn hao công suất động cơ truyền ra bánh xe, xe sẽ không tăng tốc/giảm tốc tốt và có thể làm ly hợp chóng hỏng.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Nếu có nhu cầu mua nhớt, thay nhớt xe máy hay tư vấn giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Hotline hỗ trợ mua hàng Online: 0938.82.02.02 – 0906.644.645

Ưu Nhược Điểm Của 3 Loại Xe Tay Côn, Xe Tay Ga Và Xe Số

Ưu nhược điểm của 3 loại xe tay côn, xe tay ga và xe số: Mỗi dòng xe có một ưu nhược điểm khác nhau như xe số thì vận chuyển linh hoạt trong quá trình đi lại do thiết kế nhỏ, gọn. Xe ga thì dễ sử dụng chỉ mỗi vặn tay ga, còn xe côn thì rất thuận tiện trong có chuyến du lịch, phượt…nhưng đó là ưu điểm nổi bật còn các ưu điểm cũng như các khuyết điểm khác như thế nào cụ thể được chúng tôi gửi đến các bạn bài viết sau.

Đa số chúng ta, ai mà ít rành về xe máy chắc chỉ nghĩ rằng xe số thì phải vô số, xe tay ga tự động còn xe tay côn thì lúc nào cũng phải bóp côn, cùng tham khảo để hiểu kỹ hơn về từng loại.

– Dễ dàng sử dụng cho những người mới biết chạy xe máy.

– Giá rẻ so với mặt bằng chung và phù hợp với đại đa số người dùng Việt.

– Dễ sửa chữa hơn các dòng xe tay ga và xe côn

– Ít hao xăng

Nhược điểm:

– Cốp xe nhỏ.

– Kiểu dáng dù đa dạng nhưng khá đơn giản trong thiết kế.

– Xe số thường hay hư hỏng vặt.

– Đi đường ở mấy thành phố hay kẹt xe và nhiều đèn đỏ như Sài Gòn thì hơi mệt, vì cứ mỗi lần dừng đèn đỏ lại phải vô số lại.

– Điều khiển rất dễ dàng. Chỉ cần đề xe rồi lên ga ngay, chả cần biết vào số này nọ là gì.

– Cốp xe thường rất rộng, có thể để được nhiều đổ.

– Nhiều thiết kế xe như Attila, Lead, Vespa thì có hẳn chỗ để chân rất thuận tiện, để đồ cũng được, cho con đứng đó cũng hay và không sợ bị mưa tạt bẩn chân.

Nhược điểm:

– Giá hơi chát so với nhiều người Việt, tuy nhiên cũng có một số mẫu chỉ đắt hơn xe số một chút.

– Xe khá ì khi đề ba và điều đó cũng tương đương với việc đốt nhiên liệu một cách…”kinh khủng”.

– Đa số các mẫu xe ga dành riêng cho nữ giới, ít mẫu cho nam.

– Hao xăng hơn xe số nhiều.

– Khó bảo dưỡng hơn xe số.

– Ít hao xăng.

– Tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa tăng thêm khi làm côn tay.

– Vô số rất linh hoạt.

– Chuyên dụng để đi xa.

Nhược điểm:

– Khi chạy phải dùng cả 2 tay. Bóp côn mỏi tay, nhất là khi đi trong chợ,hoặc chạy chậm trên đường nhiều vật cản.

– Hơi khó chạy và kiểu dáng cũng không phù hợp với nữ giới Việt Nam.

– Nếu bạn đi chưa rành thì chắc chắn bạn sẽ đau khổ vì vấn đề dễ tắt máy của xe tay côn.

– Không đa dạng như xe số và xe tay ga.

đề ba là gì

ý kiến bạn đọc.

Bạn onamiowada: “Đề pa” là cách nói từ thời Pháp thuộc, chắc có nguồn gốc tiếng Pháp. Có nghĩa là Starter – đề nổ xe ô tô/xe máy thôi. Chắc chỉ có mấy ông thầy dạy lái già mới hay nói: “Đề pa lên dốc” – khi nói đến 1 bài tập quan trọng của dân lái xe.

Bạn Anxiety: Tiếng Pháp là départ /depa?/, tương đương nghĩa chữ departure / start của tiếng Anh. Là xuất phát, bắt đầu. Xe máy ngày xưa có xe phải đạp máy, còn xe xịn hơn chút thì có nút đề-pa, nhấn vào mà máy nổ. Xe bây giờ xe nào cũng có nút này rồi. Còn xe mới mua thì (như các loại máy móc khác) luôn có thời gian “chạy thử”. Việc chạy thử này gọi là “chạy rô-đa”, từ chữ rodage /?”da’/ của tiếng Pháp. Khi chạy thử thì không được sử dụng 100% công suất của máy ngay lập tức, mà phải tập cho máy quen với việc hoạt động.

Sửa Xe Tay Ga Tại Tphcm

Sửa xe tay ga tại TPHCM, 71, Trung tâm xe máy, Uyên Vũ, Trung tâm xe máy, 31/05/2017 11:01:48

Các thành viên Dịch Vụ Sửa Chữa Nhanh tư vấn tiệm sữa chữa, bảo dưỡng tay ga uy tín tại TPHCM

Hoàng Huỳnh chia sẻ: “Sửa lặt vặt thì tự sửa cũng được, như là thay dầu xe, dầu láp, đổ nước làm mát, thay má phanh đĩa trước …. còn sửa sâu hơn phải có dụng cụ và kinh nghiệm. Bây giờ các tiệm sửa xe bên ngoài họ làm tốt, còn vào đại lý chính hãng nhiều khi mua thêm bực mình, riêng mình tìm được chỉ sửa tay ga uy tín bên ngoài để sửa không vào đại lý bao giờ.”

“Nếu có ý định sửa tay ga tại TPHCM ở trung tâm lớn thì nên đi hỏi giá sửa chữa, phụ tùng thay thế trước khi xe được “mổ”, cất giữ và ghi lại chi tiết thời gian sửa chữa, thay thế phụ tùng cho xe để đem đối chiếu những lần sau. Bạn hãy tìm những cửa hàng không nhất thiết phải lớn, tốt nhất là người chủ từng là thợ sửa xe giỏi rồi đứng ra trực tiếp quản lý. Nếu có mối quan hệ quen biết từ trước là tốt nhất vì có thể tin tưởng được.” – Ngọc Hùng chia sẻ.

Tham khảo “Sửa xe tay ga nên lưu ý điều gì?” theo Sửa Xe Chuyên Nghiệp

Sau khi chạy được một thời gian xe phát ra tiếng động xè xè xạch xạch ngay chỗ dàn mủ màu đen gần chỗ để chân tiếng động này phát ra đều và gõ nhanh hơn mỗi khi lên ga

Đây là tình trạng xe bị kêu cò (xú pắp). Nên đem ra tiệm mở đầu ra chỉnh lại khoảng hở cam cò (nhiều anh em lầm tưởng đây là rớt đầu nhưng không phải). Hoặc tiếng kêu này xuất hiện là do xài nhớt với độ nhớt quá loãng.

Xe đang chạy bỗng dưng có tiếng kêu rất lạ xạch xạch cọc cọc dọng liên hồi như tiếng kim loại chạm vào nhau ở bên phải gần chỗ cây pô (lỗi này thường gặp với xe Airblade 125 và SH Việt Nam)

Đây là tình trạng mà bộ tăng cam tự đông đã bị hư hỏng, xử lý bằng cách thay mới (nếu xe bạn còn bảo hành có thể đem vào hang để tiến hành thay mới mà không tốn tiền).

Xe chạy bị rần nhiều ở sàn để chân (đặc biệt là với SH Ý), cảm giác máy tăng tốc không ngọt có lợn cợn, máy có cảm giác khá nóng.

Đây là tình trạng xe bị thiếu nhớt hoặc nhớt đã hết độ nhớt, cần phải thay nhớt mới.

Đồng hồ nhiệt nóng hơn bình thường xe vặn ga lên vòng tua cao có cảm giác hụt

Đây là một trường hợp rất nguy hiểm cần tiến hành kiểm hành kiểm tra ngay lập tức nước mát, két nước và quạt gió. Vấn đề về hệ thống làm mát có 3 khả năng: quạt gió bị yếu, két nước bị lủng, hoặc thiếu nước.

Xe đang chạy hôm trước còn ngon, hôm sau tự dưng ỳ, nặng, máy kêu.

Nên kiểm tra thắng dĩa và áp suất lốp ngay lập tức. Áp suất lốp xe tay ga đặc biệt là lốp sau rất quan trọng, nếu bị thiếu hơi, xe rất ỳ và dễ dẫn đến cháy nồi sau.

Vấn đề về nồi và hệ thống truyền động của xe tay ga:

Xe bị ì, lên ga cảm giác máy rống mà xe không đi, tống ga mạnh xe mới chạy được, khi đang chạy buông ga, lên lại cảm giác máy rống lớn, hoặc có tình trạng bị hụp, rung đầu xe, giật giật.

Đây là tình trạng xe đã bị tuột nồi sau. Bố 3 càng và chuông nồi đã không còn bắt vào nhau chuẩn như ban đầu. Cách giải quyết là phải vệ sinh nồi hoặc phải thay mới.

Đây là tình trạng bố và chuông bắt không đều, cách giải quyết, dùng giấy nhám nhiễn bo vòng chuông 2 – 3 lần, bố 3 càng rửa bằng nước ấm dùng bàn chải đánh răng chả nhẹ, tuyệt đối khuyên rằng không được dùng giấy nhám chà bố 3 càng, vì chắc chắn sau khi chà xong sẽ bị lỳ nồi sau một cách rõ ràng.

Xe chạy cảm giác bị giật rung, phát ra tiếng kêu két két phái sao bên trái bố và chuông bị trượt, cách giải quyết như trên, triệt để thì phải thay một trong hai.

Xe chạy bị giật cục, cảm giác bị tưng tưng trong nồi

Nồi trước bị khuyết, bi nồi bị móp hoặc ắc nồi bị hư hay kẹp trượt bị lỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nên tiến hành kiểm tra nồi trước trong trường hợp này.

Xe chạy có cảm giác rung giật không theo chu kì mà theo nhịp, hoặc lốc nồi có cảm giác nghe phạch phạch mỗi khi thốc ga

Đây là trường hợp mà dây curoa đã bị giãn, mặt tiếp xúc bị tưa. Khắc phục bằng cách thay dây curoa mới. Cách kiểm tra dây curoa là bẻ ngược dây để thấy được kẽ trong mấy cái răng ở mặt trong, nếu bị nứt quá nhiều là nên thay mới. Tuổi tho dây curoa ở mức chấp nhận được là từ 15.000-20.000km.

Xe chạy phát ra tiếng kêu cạch cạch mỗi khi lên ra hay trả ga

Đây là tình trạng lỗi vành, do căn bia vành sau đã bị trượt, cần phải đi đóng cọc vành lại.

Xe chạy qua ổ gà kêu cụp, lên dốc lúc xe vừa qua khỏi dốc kêu cụp

Đây là tình trạng láp (hộp số) đã bị lỏng, cần khác phục bằng cách thay mới hay đem đi phục hồi lại bộ láp (chú ý 20% trường hợp phục hồi láp là sẽ bị hú, cái này là hên xui)

Vấn đề về điện ở xe tay ga:

Đang chạy đèn FI cháy sáng, nhá cái rồi tắt, hoặc là xe có cảm giác muốn tắt máy.

Đây là tình trạng bình điện đã yếu, hãy kiểm tra ngay. Trong trường hợp này hoặc là hư bình hoặc là hư sạc. Lời khuyên lúc này là không nên tắt máy vì tắt xong không đề được, có dấu hiệu là tìm ngay chỗ nào có sạc bình chấp nhận tháo bình ra sạc trước, nếu sạc xong chạy được thì là hư sạc, còn nếu như hư bình thì lúc đó mới thay bình, không nên thay bình vội sẽ phí tiền.

Đang chạy mất điện hoàn toàn

Đứt cầu chì hoặc bộ báo động gắn trên xe bạn đã bị hư chập. Cầu chì xe tay ga thường nằm ngay gần bình điện. Bạn nên tập mở ra một lần cho biết phòng tình trạng bị giữa đường còn có thể tự làm để xe nổ máy chạy về.

Bật công tắc, đèn sáng bình thường, bấm đề máy kêu tạch tạch mà không lên, hoặc không kêu gì cả

Đây là tình trạng than đề đã hết, chỉ cần thay mới than đề là ổn cảm thôi.

Nếu xe bạn không thể tự khắc phục, sửa chữa xe tay ga được tại nhà mà bắt buộc phải mang ra cửa hàng, trung tâm sửa chữa thì cần phải có những lưu ý sau:

Lựa chọn tiệm, trung tâm sửa xe tay ga chuyên nghiệp hoặc người quen để sửa chữa

Hỏi về bệnh của xe khi đã nêu ra tình trạng thường gặp

Hỏi giá sửa chữa trước khi giao cho thợ để tránh những phát sinh về sau.

Hỏi về chính sách bảo hành sau khi sửa chữa.

Nếu các lưu ý trên bạn đã thực hiện đầy đủ thì có thể giao xe để được sửa chữa xe máy tay ga ok nhất!

Đăng bởi Uyên Vũ

Tags: Sửa xe tay ga, Sửa xe tay ga tại TPHCM, Sửa xe tay ga uy tín, tiệm Sửa xe tay ga tại TPHCM