Top 11 # Xem Nhiều Nhất Đánh Giá Xe Hay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Đánh Giá Toyota Wigo: Chọn Bền Hay Sướng?

Liệu Toyota Wigo nhập khẩu từ Indonesia có bền hơn, bán lại được giá hơn Grand i10 lắp ráp của Hyundai Thành Công hay Morning của Kia Trường Hải hay không?

Có một điều không thể phủ nhận rằng mỗi khi chúng ta sử dụng những ứng dụng đặt xe công nghệ để di chuyển trong nội thành, khả năng rất cao rằng chiếc xe đến đón chúng ta sẽ là một chiếc Hyundai Grand i10, Kia Morning hoặc Toyota Vios. Trong ba chiếc xe này, Toyota Vios là chiếc xe duy nhất nằm trong phân khúc hạng B bởi cho tới tháng 9 vừa rồi, Toyota chưa từng tung ra một mẫu xe hạng A nào tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc Hyundai và Kia thỏa sức tung hoành với những mẫu xe trên của mình, vốn đang rất phù hợp với các bác tài chạy Grab bởi sự nhỏ gọn và giá bán rẻ. Tuy nhiên, Toyota cũng có một chiếc xe nhỏ hơn Vios, rẻ hơn Vios, trong khi được nhập khẩu và điều quan trọng nhất: chiếc xe mang thương hiệu 3 vòng tròn vốn là một sự khẳng định cho độ bền và giá bán lại cao, những phẩm chất mà không chỉ một tài xế chạy xe chuyên nghiệp, một hãng taxi mà ngay cả nhiều gia đình cũng đang tìm kiếm ở một chiếc ô tô.

Chiếc xe đó mang tên Toyota Wigo. Sinh ra đã rẻ

Trước tiên, phải nói rằng chỉ riêng sự tồn tại của Toyota Wigo đã là một biện pháp cắt giảm chi phí. Thực chất, “cội nguồn” của Wigo là chiếc Daihatsu Ayla được bán ở một số thị trường Đông Nam Á và được đổi tên sang Toyota ở một vài quốc gia. Xét từ góc độ kinh doanh, đây là điều hết sức bình thường trong ngành công nghiệp xe hơi bởi Toyota cũng là hãng mẹ của Daihatsu. Từ khía cạnh sản phẩm, việc Toyota đội lốt Daihatsu cũng hoàn toàn phù hợp bởi Daihatsu là hãng chuyển sản xuất xe nhỏ tại Nhật, một quốc gia mà ở đó xe nhỏ, giá rẻ rất được ưa chuộng. Và tiết kiệm chi phí là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trên Wigo để có được mức giá 345 triệu cho bản MT, 405 triệu bản AT. Việc một chiếc Toyota có giá bán ngang bằng các đối thủ không phải là điều diễn ra thường xuyên.

Tất nhiên, để làm được điều đó, Toyota phải tối giản kha khá thiết bị trên xe. Có thể điểm qua một vài chi tiết nhỏ như ăng-ten “thò ra thụt vào” trên trụ A thay cho ăng-ten tích hợp kính sau hay dạng vây cá. Hay như thiết kế tay nắm cửa của Toyota Wigo cũng là một điểm có thể khiến nhiều người xem xe không hài lòng khi có thể bị coi là khá cũ kỹ. Nhận xét một cách công bằng, Mitsubishi Mirage hạng B cũng có thiết kế tay nắm như vậy nhưng dễ “bỏ qua” hơn bởi thiết kế còn lại của Mirage uyển chuyển hơn Wigo.

Điểm trừ lớn của Wigo đó là buộc người dùng phải dùng chìa khóa nếu mở cốp từ bên ngoài. Nếu bạn là chủ xe, chắc chắn bạn sẽ có chìa khóa để mở. Nhưng nếu bạn là một hành khách, bạn buộc phải 1. nhờ lái xe giật lẫy bên trong hoặc 2. mượn chìa khóa – khá bất tiện khi không thể chủ động. Nếu Toyota trang bị nút bấm mở cốp ở cửa sau chắc chắn sẽ tiện lợi hơn nhiều.

Nhìn chung, Toyota Wigo có đầy đủ những tính năng cơ bản của một chiếc xe hơi ở ngoại thất. Chỉ có điều tất cả những tính năng đó đều được thực hiện một cách tối giản mà ít đem lại cho người dùng cảm giác được chiều chuộng.

Thời trang đi sau thời tiết

Các kỹ sư Daihatsu và Toyota chắc chắn phải luôn tự đặt cho mình hai câu hỏi: “Wigo có cần tính năng này không? Nếu không có nó, chiếc xe có phục vụ được chủ nhân không?” khi phát triển mẫu xe này. Đối với câu hỏi thứ nhất, những tính năng bị nói “Không” bao gồm: vô lăng gật gù, ghế lái điều chỉnh độ cao, gương gập điện. Nhưng đây cũng là những tính năng được nói “Có” ở câu hỏi thứ hai. Là một người khá quan tâm đến vị trí ngồi lái, chúng tôi vẫn tìm được tư thế lái ổn cho mình dù vô lăng cố định và ghế chỉ trượt/ngả chứ không nâng/hạ được.

Và dù không có mô-tơ thì gương của Toyota Wigo tất nhiên vẫn gập được – thế là đủ với chiếc xe này khi người dùng sẽ bớt được một chi tiết có “tiềm năng” hỏng hóc sau nhiều năm dùng. Dĩ nhiên, sẽ thật tốt nếu Wigo có đầy đủ các tính năng tự động như các xe hạng B, hoặc chỉ cần thêm một vài để bằng với Grand i10 AT hoặc Morning AT. Nhưng việc tất cả đều chỉnh bằng tay – từ gương, gạt nước, đèn pha, điều hòa – đồng nghĩa với việc các chi tiết này sẽ gần như không bao giờ dở chứng khi người lái cần đến nó. Đây là yếu tố bền rất đáng giá với những người “đầu tư” vào Wigo, hoặc đơn giản có nhu cầu sử dụng xe gia đình đơn giản nhưng lâu dài mặc cho những hy sinh nhãn tiền về mặt thoải mái.

Bù lại, Wigo AT và MT vẫn có hệ thống giải trí 4 loa có khả năng nhận USB, Bluetooth vốn là những kết nối rất phổ biến với số đông. Riêng bản AT còn có thêm màn hình 7 inch khá hiện đại. Thao tác cảm ứng diễn ra mượt mà và nhạy trong khi giao diện cũng rất dễ dùng. Mặc dù thiếu đi tính năng dẫn đường nhưng chúng tôi đánh giá cao màn hình của Wigo hơn Grand i10 hay Morning bởi chất lượng của nó.

Khác với ngoại thất, các nhà thiết kế của Toyota bỏ ít công sức hơn khi chắp bút khoang lái của Wigo. Các đường nét đều hết sức đơn giản và chất liệu cũng ở mức dưới trung bình khi các bề mặt nhựa cứng không được trau chuốt nhiều, vô lăng bọc nhựa mềm thay vì bọc da kể cả ở bản tự động. Nhưng như đã đề cập, đây không phải chiếc xe sinh ra để hưởng thụ mà quan trọng là chủ xe có được một công cụ cơ bản nhưng bền bỉ để kinh doanh và che nắng che mưa cho gia đình. Và với chức năng như vậy thì không gian của Wigo là một điểm sáng vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ. Đối với một người cao khoảng 1,7m, không gian hàng ghế sau thực sự rất rộng rãi và hoàn toàn có thể “kham” được người cao 1,8m. Một điểm đáng tiếc là bộ ghế trước của Toyota Wigo có thiết kế tựa đầu liền với lưng ghế – việc khả năng điều chỉnh ghế bị hạn chế như vậy có thể gây chút khó chịu cho một số khổ người nhất định.

Riêng phiên bản AT còn gặp một vấn đề nhỏ nữa về công thái học, đó là cần số của chiếc xe ở vị trí P nằm ở khá xa tầm với của người lái, buộc họ phải rướn tay dù chỉ là một chút khi sử dụng số này. Dù sao, đây cũng chỉ là một vấn đề rất nhỏ bởi trong hành trình thì số P là số ít được sử dụng nhất, thường là đầu và cuối chuyến đi và thực ra cần số của Wigo AT cũng đã khá dài. Phiên bản số sàn hoàn toàn ổn ở điểm này.

Nhìn chung, trong tầm giá của mình, công năng là thứ Toyota Wigo đem lại nhiều nhất cho khách hàng nhờ điểm mạnh về mặt không gian. Thông thường, người ngồi ở băng ghế phía sau có rất ít đòi hỏi đối với chiếc xe ngoại trừ độ rộng rãi, và Wigo đã đánh trúng tâm lý này. Trong khi đó, người lái phải hy sinh đi một vài tiện nghi so với đối thủ, hoặc nếu Wigo có sở hữu tính năng gì đó thì chắc chắn phải điều khiển bằng tay, để đổi lấy sự bền bỉ và chi phí thấp nhất cho một chiếc Toyota. Điều quan trọng với một chiếc xe như thế này, là nó có thể đưa bạn từ A đến B mà tốn của bạn ít nhất có thể.

Từ A đến B, nhưng cần êm hơn

Về khả năng vận hành, Toyota Wigo không gặp vấn đề gì về sức mạnh. Cũng giống như nhiều xe khác trong phân khúc, Wigo sở hữu động cơ 1.2L có công suất 87 mã lực và mô-men xoắn 102Nm. Với công suất và mô-men xoắn tương đương nhưng trọng lượng nhẹ hơn 30-40kg, thậm chí Wigo còn cho cảm giác bốc hơn một chút. Có lẽ điều này là do chân ga của Wigo khá nhẹ và nhạy do căn chỉnh của Toyota.

Đặc biệt với phiên bản số sàn ở mức giá 355 triệu đồng, Wigo vượt trội hơn Grand i10 bởi mẫu xe Hàn Quốc chỉ được trang bị máy 1.0L. Điều này còn ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ nhiên liệu: theo thông số của hai nhà sản xuất, Wigo 1.2L MT tốn ít xăng hơn Grand i10 1.0L. Trong thực tế, chiếc xe báo mức tiêu thụ trung bình khoảng 7,5 lít/100km – không tồi. Đây là minh chứng cho thấy, không phải cứ máy nhỏ hơn là tốn ít hơn mà quan trọng là tổng thể hệ truyền động gồm động cơ và hộp số phải kết hợp ăn ý với nhau, không chỉ để đem lại sức mạnh mà phải đem lại sức mạnh đó một cách thật sự hiệu quả.

Trái với suy nghĩ ban đầu của chúng tôi về một chiếc xe nhỏ, vô lăng (và chân côn của bản MT) không hề đem lại cảm giác nhẹ hều vô hồn. Vô lăng của chiếc xe thiên về thái cực nặng đôi chút, tất nhiên không hề gây khó chịu mà ngược lại khá tự tin khi đi nhanh và đủ thoải mái khi đi phố. Đóng góp vào sư thoải mái này còn phải kể đến bán kính vòng quay 4,7m – con số nhỏ nhất trong phân khúc – cho phép chúng tôi có thể quay đầu tại những con phố mà trước đây chúng tôi nghĩ là không thể hoặc phải mất ít nhất 2 “đỏ”. Cửa kính trước của xe đặt khá thấp và thành cửa xe phẳng khiến việc cập lề, canh bánh bên phải khá dễ dàng. Phiên bản MT còn có cảm biến lùi tương tự như Grand i10, trong khi Spark LT và Morning Si MT không được trang bị.

Như vậy, có thể thấy rằng Toyota Wigo là chiếc xe cực kỳ dễ lái, rất lanh xe trên phố đông dù là bản số sàn hay số tự động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn hệ thống treo của xe êm ái hơn bởi chiếc xe xử lý mặt đường xấu hơi “khốc liệt”, âm thanh dội vào nhiều khiến người lái phải cẩn trọng trước những tình huống như vậy. Bù lại, hệ treo cứng khiến cho Wigo khá vững xe khi chạy cao tốc mà không bồng bềnh hay tròng trành nhiều, dĩ nhiên trong tương quan với các mẫu xe hạng A khác.

Lựa chọn cho số đông, nhưng là số đông nào?

Toyota vẫn luôn là lựa chọn của số đông, điều này thể hiện trên doanh số của tất cả các mẫu xe của họ kể cả khi chúng không phải là mẫu xe dẫn đầu trong từng phân khúc. Nhưng ngay từ khi ra mắt, Wigo đã đạt doanh số ngang ngửa ngôi vương của phân khúc hạng A: gần 260 xe trong vòng 5 ngày cuối tháng 9. Trong đó, 65% là phiên bản số tự động.

Thế nhưng chúng ta vẫn thấy nhiều ý kiến chê bai Toyota Wigo trên mạng xã hội. Đâu là nguyên nhân của sự mâu thuẫn này? Theo quan điểm cá nhân của chúng tôi, những người chê Toyota Wigo thực sự không phải đối tượng khách hàng mà Toyota hướng tới cho mẫu xe này. Tất nhiên Wigo có nhược điểm như chúng tôi đã chỉ ra phía trên. Nhưng khi bạn là một cá nhân bỏ tiền túi của mình để sở hữu công cụ nuôi cả gia đình, khi bạn là một hãng taxi với mục đích hoàn vốn nhanh nhất có thể (bao gồm cả bằng cách thanh lý “hoàn lương” với giá cao nhất có thể), khi bạn mong muốn có một chiếc xe che nắng che mưa cho gia đình dù hầu bao không thực sự dư dả và cuộc sống còn nhiều điều phải suy nghĩ ngoài việc nuôi một chiếc ô tô phức tạp, Wigo là lựa chọn phù hợp. Đó là chưa kể chất lượng dịch vụ sau bán hàng của Toyota cũng thuộc loại tốt nhất trong số các hãng xe phổ thông hiện nay.

Nói một cách ngắn gọn hơn, khi bạn coi ô tô là một công cụ kinh doanh hay một tài sản lớn của gia đình, hãy đặt cho mình câu hỏi: “Liệu Toyota Wigo nhập khẩu từ Indonesia có bền hơn, bán lại được giá hơn Grand i10 lắp ráp của Hyundai Thành Công hay Morning của Kia Trường Hải hay không?”. Khi đó bạn sẽ tìm được lý do lớn nhất để bỏ qua những khiếm khuyết của Toyota Wigo.

Đánh Giá Xe Mazda 3 Có Nên Mua Hay Không?

Kích thước tổng thể Mazda 3 phiên bản Hatchback và Sedan khác nhau ở chiều dài còn đối với thông số thì gần như giống nhau. Phiên bản Hatchback có thông số dài x rộng x cao lần lượt: 4460 x 1795 x 1465mm. Trong khi đó phiên bản Sedan: 4580 x 1795 x 1450 mm. Chiều dài cơ sở cả ba phiên bản 2700 đối với không gian nội thất thì tương đối rộng rãi, bán kính quay vòng tối thiểu trong mức 5.3 mét. Khoảng sáng gầm 155mm không quá thấp điều này sẽ giúp cho Mazda 3 linh hoạt trong quá trình di chuyển hơn khi đi vào các đoạn đường xấu.

Đánh giá xe Mazda 3 đối với phần cản trước thiết kế đơn giản cùng hốc hút gió nhỏ tạo nên hình ảnh cân đối. Hai phiên bản động cơ 1.5L được trang bị đèn pha Halogen tự động. Trong khi phiên bản 1.0L cao cấp thường trang bị đèn pha LED tự động bật tắt, cân bằng ở góc chiếu sáng, mở rộng góc chiếu khi lái. Phiên bản 2.0L đã được trang bị đèn LED ban ngày. Trong khi ở hai phiên bản còn lại chỉ là loại Halogen thông thường. Cả ba phiên bản đều đi kèm đèn sương mù dạng LED, tích hợp đèn báo rẽ đặt thấp dưới cản trước.

Thể hiện được sự ăn ý giữa thời trang, tính thể thao. Đánh giá xe Mazda 3 không quá mạnh mẽ nhưng bù lại sở hữu các đường cong uốn lượn kết hợp đường dập mềm mại, nổi rõ nét. Đánh giá xe Mazda 3 bên ngoài thân xe trang bị thêm gương chiếu hậu sơn cùng màu thân xe đi kèm tính năng chỉnh điện, gập điện, tích hợp đèn báo rẽ. Phiên bản động cơ 1.5L trang bị đèn hậu Halogen thông thường trong khi phiên bản động cơ 2.0L là đèn hậu trong dạng LED hiện đại.

Hệ thống lái thể hiện sự nhẹ nhàng từ chuyển động nhỏ, chân ga nhạy bén. Đánh giá xe Mazda 3 với động cơ, hộp số có khả năng tăng tốc êm mượt, xe vận hành đầm chắc hơn và cách âm thuyết phục. Trang thiết bị tiện nghi, an toàn Mazda 3 liên kết cùng hệ thống cân bằng điện tử DSC, hệ thống phân lực phanh điện tử EBD, hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, hệ thống chống trượt TSC…

Đánh giá xe Mazda 3 vẫn còn mắc phải một số nhược điểm như sau: – Mui xe thiết kế dài khiến người chưa quen sử dụng khó căn đậu xe. – Phiên bản 1.5L với đèn Halogen kém sáng. – Khả năng cách âm xe chưa tốt. – Không trang bị sẵn Cruise Control như ở các dòng xe khác. – Thân vỏ xe khá mỏng, chất lượng sơn chưa tốt. – Động cơ 1.5L của Mazda 3 khá yếu so với các Sedan hạng C. – Phiên bản động cơ 2.0L với hệ thống động cơ trễ ga khá lớn. – Bệ tỳ tay trung tâm thấp. – Chất lượng nhựa nội thất chưa tương xứng. – Không có cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau. – Trần xe thấp, khó chịu cho người cao lớn.

Các dòng xe khi sản xuất ra thường có một số lỗi dù rất nhỏ nhưng gây không ít phiền toái khi sử dụng. Trong đó, theo đánh giá xe Mazda 3 đang gặp phải năm lỗi cơ bản như sau: – Lỗi đèn “check engine” hay lỗi check động cơ gọi là “cá vàng”. – Lỗi “istop” hay còn gọi là lỗi tự động tắt máy khi dừng xe. – Lỗi tự động rồ ga lên khi xe mới nổ máy. – Lỗi tam giác màu vàng có dấu than ở giữa “!” hiện trên taplo – Lỗi tiếng ồn lớn từ bốn hốc lốp và tại gầm xe.

Qua đánh giá xe Mazda 3 thì hiện nay nhà sản xuất đang xây dựng hệ thống vận hành trên nền tảng SkyActiv. Nhờ khả năng vận hành tối ưu, sự đồng bộ giữa động cơ, khung gầm, thân xe, hộp số. Hai cấu hình động cơ có công suất vừa phải, cân bằng sức mạnh, hiệu quả. Động cơ SkyActiv-G 1.5L: Công suất tối đa là 110 mã lực tại 6000 vòng/phút. Mô men xoắn cực đại 144 Nm tại 4000 vòng/phút. Động cơ SkyActiv-G 2.0L: Công suất tối đa là 153 mã lực tại 6000 vòng/phút. Mô men xoắn cực đại dao động khoảng 200Nm tại 4000 vòng/phút. Theo đánh giá xe Mazda 3 tất cả động cơ thuộc dạng 4 xy lanh thẳng hàng 16 van DOHC. Đi kèm là hai cấu hình động cơ hộp số tự động 6 cấp. Sở hữu trọng lượng nhẹ, thời gian chuyển số nhanh, giảm tiêu hao nhiên liệu. Động cơ 1.5 của Mazda 3 Hatchback 2019 có phần yếu hơn so với loại 1.5 trên Focus lên đến khoảng 180 mã lực. Tuy nhiên, theo đánh giá xe Mazda 3 động cơ 2.0 Mazda nhỉnh hơn 10 mã lực với Corolla Altis, tương đồng với Elantra/Cerato. Elantra phiên bản Sport động cơ 1.6 lít mạnh hơn 204 mã lực. Thường hướng đến người yêu thích chiếc xe mạnh mẽ vừa tầm tiền.

Đánh giá xe Mazda 3 Hatchback được trang bị thêm một loạt công nghệ hỗ trợ vận hành hiện đại. Tiêu biểu hệ thống kiểm soát gia tốc G-Vectoring Control, hệ thống dừng/khởi động động cơ thông minh i-Stop. Giúp phán đoán hành vi, phản ứng của người lái chính xác. Từ đó điều phối gia tốc hỗ trợ người lái nhanh, chính xác. Chế độ Sport Mode làm tăng khả năng trải nghiệm từ phía người lái. Phản hồi của động cơ mạnh mẽ, dứt khoát hơn. Trang bị an toàn trở thành ưu điểm vượt trội khi đánh giá xe Mazda 3 Hatchback 2019. Đây cũng chính là mẫu xe đầu tiên trong phân khúc trang bị hệ thống an toàn tương đối cho cả ba phiên bản: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS Hệ thống khởi động hành ngang dốc HLA Hệ thống kiểm soát lực kéo và hệ thống chống trượt TCS Hệ thống phân khối cùng lực đối với phanh điện tử EBD Hệ thống cân bằng điện tử DSC Hệ thống hỗ trợ cho lực phanh khẩn cấp BA Camera lùi Đèn báo hiệu phanh khẩn cấp ESS Nhắc nhở việc thắt dây an toàn ở hàng ghế trước Hệ thống cảnh báo chống trộm, khóa cửa tự động khi vận hành 4 túi khí phiên bản động cơ 1.5L, 6 túi khí cho phiên bản động cơ 2.0L

Theo các chuyên gia khi thực hiện đánh giá xe Mazda 3 cũ thì không gian khoang xe không được rộng. Khả năng cách âm trong và ngoài xe chưa tốt. Nếu bạn là người yêu thích sự riêng tư thì đối với Mazda 3 không thể mang lại sự yên tĩnh khi xe vận hành trên đường được. Xe tại Việt Nam còn khá hạn chế về mẫu mã, thiết kế. Khi mà đa số chỉ có các mẫu xe 1.5L, 2.0L đều được nhập khẩu.

Đánh giá Mazda 2 – Có nên mua hay không?

Đánh Giá Xe Toyota Fortuner 2022: Chất? Lượng? Hay Cả Hai?

Giá bán và các phiên bản Toyota Fortuner

Giảm giá lên đến 40 triệu đồng.

1 phiếu ưu đãi mua phụ kiện Toyota chính hãng

1 năm bảo hiểm vật chất cao cấp

✅Ưu đãi kép tháng 01/2021:

Giảm thêm tiền mặt từ 10 – 20 triệu đồng

Tặng phiếu bảo dưỡng miễn phí

Là một chiếc SUV cỡ trung với khả năng off-road đỉnh cao, Toyota Fortuner không chỉ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các gia đình, doanh nghiệp mà còn cho những cá nhân đam mê khám phá và chinh phục những cung đường phượt tuyệt đẹp trên khắp dải đất hình chữ “S”.

Đối thủ của Toyota Fortuner

Toyota Fortuner vs Ford Everest

Đây được coi là cuộc đụng độ của những người khổng lồ, của 2 đối thủ nặng ký trong phân khúc xe SUV cỡ trung. Cả 2 chiếc xe này đều có thiết kế thân xe truyền thống về cấu trúc khung và được phát triển dựa trên 2 người anh em của chúng là Ford Ranger và Toyota Hilux.

Nếu như Ford Everest gây chú ý đến từng chi tiết nhờ khả năng xử lý tinh tế, đặc biệt là vượt địa hình thì Toyota Fortuner lại gây “thương nhớ” bởi vẻ ngoài hấp dẫn và mức giá hợp lý, đi kèm với vô vàn giá trị gia tăng mà khó có thể đong đếm được.

✅ Giá xe Ford

Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang phân vân trong phân khúc SUV 7 chỗ thì ngoài Honda CR-V bạn nên cân nhắc Hyundai SantaFe, Mazda CX8

Thông số kỹ thuật cơ bản

Toyota Fortuner máy dầu

Toyota Fortuner máy xăng

Đánh giá ngoại thất Toyota Fortuner 2020

Trước tiên, hãy dành cho Toyota một tràng pháo tay thật lớn khi mang đến cho Fortuner 2020 một diện mạo nam tính và cao cấp hơn, nó thậm chí còn là sự pha trộn giữa sự cứng rắn và sang trọng.

Mặc dù không mang tính thương mại như những chiếc SUV khác nhưng Fortuner gây ấn tượng bởi những đặc điểm thực tế như lưới tản nhiệt cỡ lớn, đèn pha hung hăng, đèn sương mù kiểu cách…

Nếu quan tâm nhiều hơn sẽ thấy rằng “anh chàng” này đẹp trai hơn hẳn nhờ có nắp ca-pô dài hơn và chiếc “mũi” mới. Cụ thể, lưới tản nhiệt được thiết kế lại với biểu tượng đồ sộ của Toyota ở vị trí trung tâm.

Trên hết, đèn pha tinh xảo mang hình dáng hung hăng nhưng lại rất hài hòa với lưới tản nhiệt. Trong khi hốc hút gió tại cản trước được đặt khá cao, đúng chất hầm hố của một chiếc xe thể thao.

Di chuyển sang bên cạnh, hai đường gân thể thao chạy theo chiều dài thân xe như nhấn mạnh đặc tính mạnh mẽ, khỏe khoắn của Fortuner 2020.

Hệ cửa sổ được thiết kế mới lạ, tạo cảm giác liền khối đến đuôi xe và các vòm bánh khổng lồ, cùng bộ mâm hợp kim tùy chọn 17 hoặc 18 inch khiến người nhìn khó có thể rời mắt

Phải thừa nhận rằng, Fortuner rất biết cách đi theo xu hướng hiện đại hóa. Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở một thanh ngang mạ chrome nằm phía trên khu vực gắn biển số và kết nối trực tiếp với cụm đèn hậu, trông rất phong cách.

Cánh lướt gió cỡ lớn, kính hậu toàn phần cùng cản sau ốp nhựa đen nổi bật là những chi tiết đáng chú ý khác góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo phong cách cho Fortuner khi nhìn từ phía sau.

Đánh giá nội thất Toyota Fortuner

Toyota Fortuner là một trong những chiếc xe có thiết kế khoang nội thất thu hút nhất trong phân khúc. Các loại vật liệu: da, chỉ khâu, thậm chí là nhựa dưới bàn tay tài hoa của các nhà thiết kế Nhật Bản đã khiến cho nội thất chiếc SUV 7 chỗ này trông thật nhẹ nhàng và ấn tượng.

Tuy nhiên, thứ khiến chúng ta kích thích nhất đến từ bảng điều khiển trung tâm. Nó khác biệt với hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cùng với vô-lăng ba chấu, cụm đồng hồ công cụ hiện đại, dễ đọc và viền trang trí tinh tế đã tạo ra một lực hấp dẫn lạ kì khiến bất cứ ai khi chiêm ngưỡng và chạm vào cũng khó có thể quên được.

Hệ thống các phím điều khiển được bố trí hợp lý, nhưng độ phân giải của màn hình thông tin giải trí kích thước 7.0 inch chỉ ở mức khá. Một số nút nhỏ và khó xác định vị trí, không có núm chỉnh âm tượng.

Mặc dù phần trình bày nghiêng về sự mạnh mẽ và một số chi tiết sẽ ít được hoan nghênh (ốp gỗ trên vô-lăng) nhưng mọi thứ đều cảm thấy hợp lý với phong cách điển hình của Toyota và hứa hẹn sẽ thu hút những người trung thành với thương hiệu.

Tiện nghi cho hàng ghế trước bao gồm: hệ thống điều hòa nhiệt độ tự động, giá đỡ cốc, lẫy chuyển số cho chế độ thể thao và điều khiển hành trình…

Khoang hành khách

Hàng ghế thứ 2 cung cấp đủ không gian chân, vai và đầu cho cả những hành khách cao khoảng 1m85. Nhờ có tay vịn trung tâm, hàng ghế này có thể linh hoạt sử dụng để phù hợp với 2 – 3 hành khách.

Đáng buồn thay, hàng ghế thứ 2 chỉ phù hợp với những hành khách dưới 16 tuổi do không gian chân chật hẹp, không gian đầu thấp. Tuy nhiên nó lại có ưu điểm là ra/vào dễ dàng.

Dù thế nào, hệ thống điều hòa cung cấp luông không khí tươi mới đủ cho tất cả hành khách ở cả 3 hàng ghế do cửa sổ rộng lớn. Đặc biệt, đệm ghế cũng khá thoải mái, và đây chắc chắn là một điểm cộng cho chiếc SUV này khi mang lại cho chiếc xe một cảm giác cao cấp.

Khoang hành lý

Fortuner 2020 có thể tích khoang chứa hành lý là 200 lít với hàng ghế thứ 3 được sử dụng và có thể “nhảy” lên 716 lít khi chúng được gập xuống. Và nếu bạn vẫn cần thêm không gian thì có thể gập nốt hàng ghế thứ 2 xuống để có được 1.080 lít dung tích khoang hành lý.

Đánh giá vận hành Toyota Fortuner

Tay lái của Fortuner làm tốt chức năng và nhiệm vụ của nó và đặc biệt nhạy khi ở tốc độ cao. Trong khi, hộp số 6 cấp đôi khi hoạt động hơi kì lạ, tăng tốc quá sớm và thậm chí cho thấy có chút lộn xộn, nhưng bù lại hệ thống phanh lại hoạt động khá tốt, đặc biệt ở những đoạn đường dốc.

Trong khi hệ thống treo trước là bản sao của Hilux thì hệ thống treo sau là một thiết lập 5 liên kết, mang lại trải nghiệm mạnh mẽ hơn, thể thao hơn.

Đáng chú ý, mặc dù tiếng ồn từ đường, động cơ ở bên ngoài khá lớn nhưng cabin của Fortuner 2020 vẫn tương đối yên tĩnh. Cũng chính điều này khiến nó nổi bật hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.

So Sánh, Đánh Giá Nên Mua Xe Mitsubishi Attrage Hay Toyota Vios?

Điều gì khiến Mitsubishi Attrage trở nên yêu thích và dành được rất nhiều tình cảm từ khách hàng?

Thiết kế mạnh mẽ, cá tính như các dòng xe gầm cao

Tính năng cao cấp được tích hợp

Khả năng vận hành bền bỉ, ổn định đã được chứng thực theo thời gian

Khả năng di chuyển linh hoạt và xu hướng sử dụng động cơ cỡ nhỏ

Chi phí vận hành thấp, giá xe rất rẻ so cùng phân khúc

Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan

Vậy nếu đưa ra so sánh giữa Mitsubishi Attrage và ông vua doanh số trong suốt 1 thập kỷ qua – Toyota Vios thì có phải là một sự khập khiễng, hay đây chính là một làn gió mới trong phân khúc mà người tiêu dùng cần khi trước đó Hyundai Accent đã làm được với doanh số bán ra có thời điểm vượt trên Vios.

Nên mua xe Toyota Vios hay Mitsubishi Attrage?

Nội thất Mitsubishi Attrage màu đen

So sánh Vios và Attrage ở kích thước và khả năng vận hành

Nếu nhìn những con số phía trên thì ta dễ dàng nhận thấy, Mitsubishi Attrage thực sự lép vế rất nhiều so cùng Toyota Vios ở kích thước xe, khả năng vận hành khi Vios sử dụng động cơ dung tích 1.5L cho công suất/ Moment lớn hơn nhiều. Đây là lợi thế rất lớn khi Vios dễ dàng tăng tốc, vận hành mạnh mẽ với đủ tải trọng và có không gian lớn cho cốp chứa đồ. Nhưng bù lại thì Attrage lại có khả năng di chuyển linh hoạt với khoảng sáng gầm xe lớn cùng bán kính vòng quay nhỏ & không gian nội thất 2 dòng là khá tương đồng khi có chiều dài cơ sở như nhau.

Thực ra đây cũng là yếu tố then chốt cho việc chọn lựa giữa Attrage và Vios, một yếu tố nữa mà không được thể hiện trên bảng thông số này chính là hệ thống khung gầm của xe Vios thực sự chất lượng hơn Attrage. Qua rất nhiều thế hệ, rõ ràng là khả năng vận hành của Vios là ổn định hơn so cùng Attrage trên các cung đường xấu, ở tốc độ cao …. Đây cũng là giá trị cốt lõi cho bất kỳ thương hiệu nào, và giá trị của chiếc xe chủ yếu được tính từ chi phí sản xuất khung gầm, thân vỏ, động cơ và tính năng an toàn.

Nội thất Vios G CVT màu kèm, E CVT màu đen

Vậy Mitsubishi Attrage có những ưu điểm gì so với Toyota Vios?

Được thử nghiệm bởi Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới và đường bộ (NETC). Cục đăng kiểm Việt Nam theo Quy chuẩn QCVN 86:2015/BGTVT & QCVN05:2009/BGTVN.

Khả năng vận hành với mức tiêu hao nhiên liệu thấp đáng kinh ngạc chính là yếu tố giúp Mitsubishi Attrage vượt mặt mọi đối thủ. Cùng với đó là khả năng di chuyển thông minh trong đô thị chính là những điểm mạnh vượt trội cho mẫu xe này. Bên cạnh đó xe còn có thiết kế vô cùng ấn tượng với ngôn ngữ thiết kế mới “Dynamic Shield”, hệ thống chiếu sáng LED Projector mà đối thủ không hề được trang bị. Và đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người mua.

Giá xe Toyota Vios & Mitsubishi Attrage

Với sự chênh lệch tới cả 100 triệu đồng, cùng với Vios là xe lắp ráp còn Attrage là xe nhập khẩu, đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định nên chọn mua xe Vios hay Attrage để phù hợp với túi tiền của mình.

Liên hệ ngay với các tư vấn bán hàng của 2 thương hiệu Mitsubishi và Toyota để nhận được những chính sách ưu đãi nhất cho 2 dòng sedan hot nhất hiện nay.