Top 14 # Xem Nhiều Nhất Thi Bằng Lái Xe B2 Cho Người Khuyết Tật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Người Khuyết Tật Được Thi Bằng Lái Ô Tô B1 Số Tự Động

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông – Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật có thể thi bằng lái ô tô B1 số tự động.

Đây là một trong những điểm mới của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.

Theo đó, các cơ sở sẽ lần đầu tiên đào tạo cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật. Đối với những người có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo sẽ sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện làm xe tập lái.

Đối với những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k, khoản 2, Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Tương tự đối với thi sát hạch, những người có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch sẽ sử dụng loại xe này để thi. những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch.

Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định và phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.

Người khuyết tật có thể tham khảo quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe tại Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT để tiến hành khám sức khỏe và học bằng lái ô tô.

Thi Bằng Lái Ô Tô Hạng B1 – Quy Định Người Khuyết Tật Được Lái Ô Tô

Cứ nghĩ những người khuyết tật chỉ có thể lái được những loại phương tiện giao thông dành riêng cho họ. Nhưng không phải thế, Bộ Giao Thông Vận Tải vẫn có quy định cho phép người khuyết tật được lái ô tô và thi bằng lái ô tô hạng B1. Cụ thể quy định người khuyết tật được lái ô tô sẽ được chúng tôi trả lời ngay sau đây.

Bộ GTVT quy định người khuyết tật được lái xe ô tô có phải không?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định cho phép người khuyết tật được học lái xe ô tô và thi cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. Chi tiết được nhắc đến tại khoản 2, điều 43, đào tạo lái xe như sau:

“2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo

b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo

a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo

b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.”

Theo đúng quy định trên thì người khuyết tật hoàn toàn được phép lái xe ô tô số tự động, nếu không thuộc một số trường hợp cấm lái xe như sau:

Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng.

Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị).

Liệt vận động từ hai chi trở lên.

Hội chứng ngoại tháp

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

Rối loạn cảm giác sâu.

Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYH

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Sử dụng các chất ma túy.

Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Những người cụt ngón tay, ngón chân vẫn có thể đăng kí học và thi lấy bằng hạng B1 số tự động bình thường như các học viên khác.

Những người khuyết tật sẽ được khám sức khỏe và được cấp giấy khám sức khỏe đủ điều kiện điều khiển ô tô số tự động của Bộ Y tế. Và dĩ diên họ sẽ được đăng kí học và thi sát hạch theo đúng quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Bằng lái xe ô tô hạng B1 cho phép người khuyết tật được lái loại xe nào?

Theo quy định, bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe, được phép điều khiển các loại ô tô đến 9 chỗ, xe tải có thiết kế dưới 3.5 tấn.

Nhưng với những người khuyết tật, có lẽ họ chỉ cần thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 để điều khiển xe ô tô của mình và hợp pháp hóa việc lái xe của mình bằng một tấm bằng hạng B1. Tránh bị công an giao thông “làm phiền”.

Sau khi quy định cho phép người khuyết tật được lái xe ô tô và thi sát hạch lấy bằng lái hạng B1 số tự động, đã có 10 người khuyết tật được cấp bằng lái theo đúng quy định sau 1 năm thí điểm. Mặc dù đây là con số không lớn nhưng cũng giúp hàng ngàn người khuyết tật Việt Nam hi vọng sẽ có được tấm bằng B1 để điều khiển phương tiện giao thông của riêng mình.

Trường dạy lái xe Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn

Trên thực tế việc nhận học viên khuyết tật để đào tạo lái xe ô tô gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng việc cấp giấy phép lái xe hạng B1 cho người khuyết tật lại mang ý nghĩa sâu sắc. Chính điều này thôi thúc trường dạy lái xe Việt Úc quyết tâm mở lớp đào tạo lái xe ô tô số tự động cho người khuyết tật.

Theo quy định tại điều 43, Thông tư 12/2017 có nhắc đến điều kiện xe tập lái của cơ sở đào tạo lái xe khá linh hoạt. Nếu ngươi khuyết tật đã có đủ điều kiện lái xe ô tô đăng kí học lái xe tại các trung tâm đào tạo mà xe số tự động của trung tâm người khuyết tật không điều khiển được, cơ sở đào tạo có thể dùng ô tô của người khuyết tật làm xe tập lái.

Điều này giúp nhiều trung tâm không gặp khó khăn khi đào tạo người khuyết tật khi phải chuẩn bị xe tập lái riêng cho họ. Mặc dù như vậy nhưng hiện nay cũng chưa thấy có nhiều trung tâm đào tạo lái xe nhận học viên khuyết tật, kể cả khi họ đáp ứng được các yêu cầu cho phép lái ô tô của Bộ Y tế và Bộ Giao Thông Vận Tải.

Tại Hà Nam, có 3 trường dạy lái xe nhưng chỉ có trường đào tạo lái xe Việt Úc là có nhận hồ sơ đăng kí học lái xe của người khuyết tật. Chỉ cần có:

Giấy khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế,

12 ảnh 3*4 và chứng minh thư/ hộ chiếu/ thẻ căn cước còn thời hạn

Học phí đào tạo lái xe bằng B1 số tự động cho người khuyết tật là: 7.000.000đ. Trọn gói bao gồm việc làm hồ sơ nhập học, học liệu, chi phí chuẩn bị xe tập lái,…Học viên sau khi học xong chỉ việc đăng kí thi sát hạch cấp bằng.

Đối với những học viên đã thành thạo việc lái xe, có thể không cần có mặt tại trường trong tất cả các buổi lí thuyết và thực hành. Học viên có thể học lí thuyết tại nhà và đến trường học lái một vài buổi để giáo viên nhắc nhở những lưu ý quan trọng khi vào bài thi.

Việt Úc có người thu hồ sơ và học phí tại nhà nếu học viên quá bận. Người khuyết tật cũng có thể học lái xe ô tô và đăng kí thi sát hạch lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động. Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn.

Thi bằng lái ô tô hạng B1 – Quy định người khuyết tật được lái ô tô

3

(60%)

2

votes

(60%)votes

Người Khuyết Tật Có Được Thi Bằng Lái Xe Máy A1 Không ?

Hiện nay, việc người khuyết tật điều khiển xe gắn máy hai bánh được cải tiến thành ba bánh khá phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết họ đều không có giấy phép lái xe máy. Trung tâm đào tạo lái xe VOV đã nhận được câu hỏi khách hàng và mong muốn được giải đáp thắc mắc người khuyết tật có được thi bằng lái xe A1 hay không ?

Về câu hỏi ” Người khuyết tật có được thi bằng lái xe máy không ? ” , chúng tôi xin được giải đáp như sau :

Tại Thông tư số 07/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hành, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có quy định :

+ Để tạo điều kiện cho người khuyết tật được học, dự thi bằng lái xe A1. Thủ tướng chính Phủ đã có công văn về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới cho người khuyết tật. Theo đó, người khuyết tật có thể học lý thuyết, thực hành theo nội dung chương trình quy định. Trường hợp, người khuyết tật có nhu cầu ôn luyện, giải đáp thì đăng ký với cơ sở đào tạo để được hướng dẫn chi tiết….Như vậy, người khuyết tật có cơ hội đạt yêu cầu thi bằng lái xe máy hạng A1 và được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1. Ngoài ra cơ sở đào tạo miễn phí toàn bộ hoặc giảm học phí một phần cho những người khuyết tật theo chính sách hiện hành.

+ Tuy nhiên, điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định, người thi bằng lái xe A1 phải có sức khỏe phù hợp với từng loại xe. Vì thế, người học lái xe muốn tham gia thi bằng lái xe máy phải đáp ứng yêu cầu khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo quyết định số 4132/2001/GĐ-BGTVT ngày 04/10/2001 của Bộ trưởng Bộ y Tế. Tiêu chuẩn này chưa có quy định về sức khỏe cho người khuyết tật khi điều khiển xe cơ giới.

+ Hiện nay, chưa có sự sửa đổi cụ thể của các quy định nên thực tế chưa có địa phương nào tổ chức thi bằng lái xe A1 cho người khuyết tật.

Giải pháp giành cho người khuyết tật

Trong thời gian chờ sự sửa đổi từ cơ quan chức năng người khuyết tật điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cần căn cứ sức khỏe của bản thân để có thể lựa chọn xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 vì loại xe này theo quy định của Luật Giao thông đường bộ không yêu cầu phải có giấy phép lái xe.

Mọi thắc mắc, câu hỏi về vấn đề thi bằng lái xe máy a1 tại hà nội học viên vui lòng gửi về địa chỉ email hoangducthien.3112@gmail.com

Chọn Xe Điện 3 Bánh Cho Người Già &Amp; Người Khuyết Tật

Nếu bạn đang tìm mua xe điện ba bánh cho người già hoặc người khuyết tật và bạn chưa biết mua loại nào cho phù hợp. Bài viết sẽ cho bạn thông tin bổ ích khi mua

Xe đạp điện 3 bánh hiện nay có rất nhiều loại từ một chỗ tới 2 đến 3 chỗ ngồi. Và tùy vào công suất động cơ. Vậy người viết sẽ phân tích chi tiết nhất cho bạn để chọn mua cho phù hợp với tính năng sử dụng.

Có những loại xe điện 3 bánh nào ?

Những năm trước để tìm một chiếc xe điện 3 bánh nguyên bản thì hoàn toàn không có. Tuy nhiên những năm trở lại đây do nhu cầu cao nên nhiều hãng cũng đã bắt đầu sản xuất những loại xe đạp điện ba bánh này. Do vậy trên thị trường đang tồn tại 2 loại:

Xe đạp điện 3 bánh tự chế

Xe điện 3 bánh được lắp ráp

Trong đó xe điện 3 bánh tự chế thường là được các thợ chế lại theo yêu cầu của khách hàng từ những chiếc xe 2 bánh. Loại này có kết cấu không chuẩn xác nên đi không thực sự an toàn.

Vậy nên tại thời điểm này bạn nên sử dụng các loại xe điện 3 bánh lắp ráp của nhà máy. Nó sẽ an tâm hơn trong quá trình sử dụng.

Với đặc thù người già chân yếu cần một loại xe đạp điện ba bánh để không cần phải chống chân mà vẫn đi lại được. Thường thì vẫn đi đón cháu hoặc đi chợ vậy nên người già thường dùng các loại xe điện 3 bánh có ít nhất từ 2 chỗ ngồi trở lên

Xe điện 3 bánh 2 chỗ ngồi

Đối với loại xe điện ba bánh 2 chỗ ngồi thường được bố trí 1 chỗ trước và 1 chỗ sau. Với thông số kỹ thuật như sau:

Tải Trọng Xe- 200KG

Điện Áp Sử Dụng Xe – 12Vol x 04 Bình ( 20AH)

Công Xuất Động Cơ – 500W

Tốc Độ Tối Đa – 35 Km/h

Quãng Đường 50km/1 lần sạc

Bánh Chủ Động- Cầu Sau

Tốc Độ – 3 Cấp Độ (Chậm, Trung Bình, Nhanh) Và điều khiển tay ga

Số Lùi- Có 3 cấp tốc độ

Thời Gian Sạc Acquy khoảng 8 tiếng

Trọng Lượng Xe- 80 kg

Đối với loại xe điện ba bánh 3 chỗ ngồi thường được thiết kế 1 trước 2 sau hoặc có 1 ghế phụ đằng trước. Phù hợp với người già đi đón học sinh

Đánh giá chi tiết xe điện ba bánh 3 chỗ ngồi:

Động cơ sau xe được trang bị bộ trục vi sai chuyển động cân bằng kết hợp tính năng tiến lùi công nghệ mới giải quyết mọi khó khăn cho người dùng trong các tình huống quay đầu, chuyển hướng.

Khung xe cực kỳ chắc chắn khi được làm bằng sắt sơn tĩnh điện bền màu.

Thắng cơ linh hoạt, nhẹ nhàng và an toàn được bố trí song song cho cả tay và chân

Giảm xóc dầu thủy lực giúp xe di chuyển cực êm qua những đoạn đường khó đi.

Xe bố trí hai giỏ trước và sau có diện tích rộng chứa được nhiều vật dụng cần thiết.

Cụm công năng trước xe rất dễ sử dụng bao gồm tay ga, nút chọn tốc độ, nút tiến lùi và nút bật các tính hiệu đèn. Xe sử dụng đèn Led bi cầu siêu sáng và đồng hồ hiển thị bằng các biểu tượng đơn giản dễ hiểu.

Đặc biệt, đây là chiếc xe điện 3 chỗ ngồi linh động, xe có thể chở được một gia nhỏ gồm 2 người lớn và một em bé với tải trọng hơn 180kg. Và tất nhiên là những chiếc yên có thể dịch chuyển và xếp gọn linh hoạt theo số lượng người ngồi, bề mặt yên có diện tích vừa phải, chất liệu cao su êm ái và được đảm bảo thoải mái, an toàn với thiết kế tựa lưng phía sau.

Do nhu cầu người khuyết tật về xe điện ba bánh rất khác nhau vậy nên thường có một số loại xe đặc chủng sau để dành cho người khuyết tật.

Xe điện 3 bánh tự chế

Thường được các thợ tự thiết kế bằng cách sử dụng các loại xe điện bình thường chế thêm 1 bánh. Loại này vẫn sử dụng động cơ trên bánh. Tuy nhiên người viết không khuyến khích dụng loại này bởi chất lượng sẽ kém xa với xe được thiết kế và lắp ráp nguyên bản

Loại này thường được chế từ xe đạp điện hoặc xe máy điện vậy nên sẽ có 2 loại phổ thông thường thấy:

Xe đạp điện ba bánh

Xe máy điện ba bánh

Đây là loại xe rất phù hợp đối với những người khuyết tật nặng không thể di chuyển được. Loại này thường có tốc độ rất thấp như một chiếc xe lăn điện nhưng được tích hợp nhiều công nghệ cũng như tính năng giúp cho công năng sử dụng cao hơn cho người khuyết tật.

Mua xe điện 3 bánh cho người già, người khuyết tật ở đâu rẻ và uy tín ?

Tự hào với nhiều năm mua bán xe đạp điện 3 bánh, xe máy điện 3 bánh cho người già và người khuyết tật chúng tôi đã được nhiều người tin dùng và giới thiệu.

Tại sao xe điện 3 bánh của chúng tôi lại giá rẻ nhất ?

Là đại lý chính thức tại Việt Nam của nhiều hãng xe điện 3 bánh từ Trung Quốc Và Nhật Bản nên giá chúng tôi cung cấp luôn là giá gốc. Chi tiết cho từng loại bạn hãy liên hệ để nhân viên sẽ tư vấn cho bạn.

Tham khảo giá các loại xe điện 3 bánh: Tại đây

Những cam kết của cửa hàng xe điện 3 bánh

Có thể bạn không biết rằng phụ tùng xe điện 3 bánh là rất hiếm, thậm chí là không có. Vậy nên vấn đề bảo hành là cực kỳ quan trọng. Có thể dễ dàng mua xe điện ba bánh ở bất cứ đâu nhưng khi bảo hành thì gần như không có ngoài đại lý chính thức được cấp phụ tùng từ nhà máy. Vậy nên lựa chọn đơn vị mua là điều hết sức quan trọng

Bảo hành 3 năm với khung sườn, động cơ

Bảo hành 12 tháng với ắc quy

Cam kết giá rẻ nhất thị trường

Tất cả các xe điện 3 bánh đều cam kết chính hãng

Hỗ trợ vận chuyển

Hiện nay chúng tôi cam kết:

Chúng tôi bán ở những đâu ?

Quy trình đặt xe:

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn loại xe phù hợp

Chốt loại xe

Chúng tôi sẽ giao tận nơi cho khách hàng

Khách hàng kiểm tra & thanh toán

Chúng tôi nhận bán ship COD trên toàn quốc đối với các mặt hàng xe đạp điện ba bánh, xe máy điện ba bánh cho người già và người khuyết tật.

Hiện nay chúng tôi nhận phục vụ nhu cầu mua xe điện 3 bánh giá rẻ ở tất cả các tỉnh như: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ , Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái

Chi tiết liên hệ:

Cửa hàng Xe Điện 3 Bánh

Ngõ 379 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội

2/5/2A Bình Giã, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh

57 Cửu việt 1 – Gia Lâm – Hà Nội

Đối diện KTX SamSung – Bắc Ninh

64 Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

𝟎𝟖𝟓𝟗𝟗𝟑𝟏𝟏𝟏𝟏

xedien3banhhn@gmail.com

https://xedien3banh.webflow.io

https://www.facebook.com/xedien3banhhn