Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Từng Loại Biển Báo Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Binhvinamphuong.com

Các Loại Biển Báo Cấm Thông Dụng Và Ý Nghĩa Của Từng Loại

1. Các loại biển báo cấm thông dụng và ý nghĩa của từng loại

+ Nội dung: Biển báo để cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Áp dụng: Tất cả các loại phương tiện xe cơ giới và thô sơ

+ Mức phạt: Tùy theo từng loại phương tiện sẽ có mức phạt hành chính khác nhau. Ví dụ xe ô tô thì sẽ chịu mức phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Còn xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Xe đạp sẽ bị phạt từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ

+ Nội dung: Là biển cấm các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định

+ Áp dụng: Tất cả các loại phương tiện xe cơ giới và thô sơ

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Ô tô bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Là biển cấm báo hiệu các loại xe cơ giới không được đi vào đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe ô tô kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua. Xe được phép đi là xe 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Là biển cấm các loại xe cơ giới không được rẽ trái hay rẽ phải trên những đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe ô tô kể cả kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua. Xe được phép đi là xe 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung; Là biển báo cấm phương tiện là xe máy lưu thông trên đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Xe máy, trừ xe máy được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung; Là biển báo cấm phương tiện là xe máy và ô tô lưu thông vào đoạn đường quy định

+ Áp dụng: Các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

+ Mức phạt: Xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Còn ô tô thì bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Với biển số 106a dùng để cấm các loại xe ô tô tải còn biển 106b cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn quy định lưu thông vào đoạn đường quy định. Biển số 106c dùng để cấm xe chở hàng nguy hiểm

+ Mức phạt: Ô tô tải sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Xe máy, xe kéo chở hàng bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải, máy kéo thi công chuyên dùng lưu thông vào đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Ô tô khách, ô tô tải bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng. Máy kéo thi công chuyên dùng phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm xe ô tô khách đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Ô tô khách vi phạm bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm xe ô tô taxi đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng nếu vi phạm

+ Nội dung: Biển báo cấm xe kéo rơ-moóc như xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Nếu trường hợp là ô tô kéo rơ-moóc thì sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ -1.200.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng nếu vi phạm. Máy kéo theo rơ-moóc thì sẽ bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Xe máy bị phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Biển báo cấm các loại máy kéo đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Vi phạm sẽ bị phạt từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ va tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Biển số P.110a và Biển số P.110b

+ Nội dung: Là biển báo cấm xe đạp và xe đạp thồ đi vào những đoạn đường quy định, biển báo không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

+ Mức phạt: Vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ

+ Nội dung: Cấm xe máy và xe gắn máy đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v…

+ Mức phạt: Phạt từ 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối ta 3 tháng.

+ Nội dung: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi đạp…

+ Mức phạt: Phạt 100 – 200 VNĐ

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm người đi bộ đi vào những đoạn đường quy định

+ Mức phạt: Cảnh báo hoặc phạt tiền dưới 60.000 VNĐ

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm các loại xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua vào những đoạn đường quy định

+ Nội dung: Đây là biển báo cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

+ Mức phạt: Cảnh báo hoặc phạt tiền dưới 60.000 VNĐ

+ Nội dung: Cấm tất cả các loại xe thô sơ tham gia giao thông có tải trọng vượt giá trị số ghi trên biển.

+ Mức phạt: Bị phạt 2.000.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ tùy vào số tải trọng vượt mức

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có tải trọng phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 3.000.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ tùy vào số tải trọng vượt mức

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ đồng thời phải hạ thấp chiều cao theo đúng quy định

+ Nội dung: Là biển cấm tất cả các loại xe cơ giới có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

+ Mức phạt: Bị phạt 800.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ khi chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe

2. Các loại biển báo giao thông khác cần chú ý

Bên cạnh biển báo cấm thì khi tham gia giao thông các bạn cũng phải chú ý đến một số loại biển báo giao thông khác nữa như:

Cập nhật lúc

6 Loại Biển Báo Giao Thông Và Ý Nghĩa Từng Loại Biển Báo Bạn Nên Biết!

Các biển báo giao thông đường bộ hay còn gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều các biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham ra giao thông.

Nắm vững được hệ thống các biển báo giao thông thông dụng tại Việt Nam và ý nghĩa của từng loại biển báo giúp bạn tham gia giao thông đúng luật và an toàn hơn.

1. Biển báo cấm

Các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Đây là những loại biển báo giao thông biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

Biển báo cấm

2. Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

Những biển báo này để cánh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

Biển báo nguy hiểm

3. Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biểu báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nèn xanh với hình vẽ màu trắng.

Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

Biển báo hiệu lệnh

4. Biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng

Biển chỉ dẫn có ý nghĩa chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc có những điều có ích khác, giúp người tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Biển báo chỉ dẫn

5. Biển báo phụ

Nhóm biển báo này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho các biển chính.

Biển phụ thường kết hợp cùng các biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

Biển phụ

6. Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.

Vạch kẻ đường

Nắm vững được các loại biển báo giao thông và ý nghĩa của từng loại biển báo giúp bạn đi đường an toàn cũng như tránh bị phạt hơn khi tham gia giao thông.

Ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông

Biển báo giao thông đường bộ là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ bao gồm rất nhiều biển báo nhưng để cho người tham gia giao thông dễ hiểu và dễ nhớ hơn thì biển báo giao thông đường bộ chia ra làm 6 nhóm gồm:

Biển Báo Cấm

Biển Báo Nguy Hiểm

Biển Báo Hiệu Lệnh

Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển Báo Phụ

Vạch Kẻ Đường

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiều từng nhóm biển bao giao thông để dễ nhận biết cũng như hiểu rõ về ý nghĩa của từng loại.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo giao thông nguy hiểm.

Đây là nhóm biển báo giao thông quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ. Đặc điểm nhận biết là biển báo có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Chúng cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn.

Biển báo giao thông hiệu lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Nhóm biển báo hiệu lệnh này gồm 10 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310. Các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm biển báo này xin vui lòng đọc bài Biển Báo Hiệu Lệnh.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Biển báo giao thông phụ.

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để bổ sung cũng như làm rõ hơn cho các biển báo chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết Vạch Kẻ Đường.

BẢNG GIÁ XE DU LỊCH CÁC LOẠI

Giá xe ô tô Kia

Giá xe ô tô Honda

Giá xe Hyundai

Giá xe Toyota

Giá xe Mazda

Giá xe Chevrolet

Giá xe Mitsubishi

Giá xe PeugeotGiá xe Nissan

Giá xe Jaguar

Giá xe Volkswagen

Giá xe Land RoverGiá xe SubaruGiá xe BMW

Giá xe Audi

Giá xe Lexus

Giá xe Vinfast

Giá xe Mercedes Benz

https://xetai-hyundai.com

Ý Nghĩa Của Biển Báo Hiệu Cấm 116

Xin chào Tổng đài! Tổng đài cho tôi hỏi xe tôi có tổng trọng tải là 9 tấn xe tôi có được phép đi vào biển báo hiệu cấm 116 hạn chế trọng tải trục xe 7T hay không vậy? Mong tổng đài sớm giải đáp! Xin cảm ơn!

Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41 năm 2019 quy định như sau:

“B.16. Biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.

Bên cạnh đó, Điều 3 Quy chuẩn 41 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3.19. Trọng tải bản thân xe là khối lượng bản thân của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tĩnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

3.20. Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

3.21. Trọng tải toàn bộ xe cho phép là bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.22. Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).”.

Như vậy, căn cứ theo hai quy định này thì biển cấm P.116 là biển cấm xe có tổng trọng tải phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá giá trị ghi trên biển này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, biển báo hiệu P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn tức là trọng tải toàn bộ xe không được vượt quá 7 tấn. Tuy nhiên, xe bạn có tổng trọng tải là 9 tấn do đó xe bạn sẽ không được phép đi vào.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Tóm lại, xe của bạn có tổng trọng tải là 9 tấn thì không được phép đi vào đường có biển P. 116 hạn chế trọng tải trục xe 7 tấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Điều khiển xe tải vào đường có biển cấm xe tải 3,5 tấn

Mức xử phạt hành chính đối với lỗi chở hàng quá trọng tải của xe 63,5%.