Cập nhật nội dung chi tiết về Vi Phạm Nào Bị Tạm Giữ Bằng Lái Xe? Thời Hạn Tạm Giữ Bao Lâu? mới nhất trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền
Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
(khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
(Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
Trường hợp áp dụng
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt cóquyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:
– Giấy phép lái xe;
– Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện;
(Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
– Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng – 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
– Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.
– Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Lưu ý:
Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông.
– Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện.
Việc tạm giữ giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.
– Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không.
Theo chúng tôi
Bị Csgt Tạm Giữ Bằng Lái Xe, Quá Hạn Nộp Phạt Có Lấy Lại Được Không?
Khi tham gia giao thông, có rất nhiều người có hành vi vi phạm khiến CSGT yêu cầu dừng xe, xử phạt, thậm chí là tạm thu bằng lái xe. Nhưng đôi khi có trường hợp quên hay vì một số lý do nào đó mà không tới nộp phạt để lấy lại GPLX và đã quá hạn thời gian nộp phạt.
Ví dụ như trường hợp ở trên, tài khoản FB Hồng Nhung có đăng tải nội dung: ” Tôi bị lập biên bản không đội mũ bảo hiểm và thu bằng lái xe từ tháng 8/2019. Cảnh sát giao thông Hà Nội bắt tôi đã hướng dẫn hạn nộp phạt và lấy lại bằng là 2 tuần kể từ khi lập biên bản nhưng tôi quên không đi nộp phạt và lấy lại bằng. Đến nay tôi đi nộp phạt thì còn lấy lại được bằng không?”.
Vậy nếu trong trường hợp này liệu có lấy lại được bằng lái không? Và sẽ thế nào khi bị giữ bằng lái xe quá lâu?
Để giải đáp những thắc mắc trên, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thành Tài – Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, khi bị tạm giữ giấy tờ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Đối với trường hợp người vi phạm hành chính không đến nộp phạt đúng hạn như trên biên bản, nếu không có lý do chính đáng thì căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2013 của Chính Phủ quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 31/2020 quy định.
Nếu trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ giấy phép vi phạm hành chính, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian niêm yết công khai, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định.
Ngoài ra, trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại giấy phép lái xe thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn bị lập biên bản xử phạt từ tháng 8/2019, bị giữ giấy phép lái xe và không nộp phạt đúng hạn mà không có lý do chính đáng thì theo quy định pháp luật Giấy phép lái xe của bạn đã bị tịch thu và xử lý theo quy định pháp luật.
Cũng theo Luật sư Phạm Thành Tài, khi đang bị tạm giữ bằng lái xe sẽ không thể lập hồ sơ để xin làm lại hoặc thi lại GPLX mới vì hành vi này được coi là gian dối. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà tiếp tục điều khiển phương tiện và bị phát hiện sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Lấy Lại Giấy Phép Lái Xe Khi Bị Cảnh Sát Giao Thông Tạm Giữ
Lấy lại Giấy phép lái xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ? Tôi bị CSGT dừng xe và tạm giữ giấy phép lái xe. Đến ngày hẹn tôi đã nộp phạt đến kho bạc nhà nước thì giờ tôi làm sao để lấy lại giấy phép lái xe. Cho tôi hỏi nếu nộp phạt chậm thì có bị phạt thêm gì không?
Thứ nhất, về việc lấy lại Giấy phép lái xe khi bị CSGT tạm giữ
Căn cứ Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Theo đó, người vi phạm hành chính sẽ bị tạm giữ các giấy tờ như Giấy phép lái xe để đảm bảo cho việc chấp hành quyết định xử phạt.
“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt”.
Như vậy, trường hợp bạn bị CSGT dừng xe và tạm giữ Giấy phép lái xe, đến ngày hẹn bạn đã nộp phạt tại kho bạc nhà nước. Khi nộp phạt bạn sẽ nhận biên lai thu tiền, sau đó bạn về tại Phòng CSGT hoặc Đội CSGT…. được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”
Như vậy, trường hợp nộp phạt chậm thì mỗi ngày chậm nộp phạt bạn sẽ phải nộp thêm 0,05% số tiền chưa nộp theo quy định trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Không nộp phạt có được nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ?
Lỗi Không Có, Không Mang Giấy Phép Lái Xe Phạt Bao Nhiêu Tiền? Không Có, Không Mang Bằng Lái Xe Có Bị Tạm Giữ Xe Không?
Lỗi không có, không mang giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền? Không mang giấy tờ xe có bị coi là không có giấy tờ xe không? Thời gian để cung cấp giấy tờ xe là bao lâu?
Mặc dù hiểu rằng giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ, tuy nhiên, không phải lúc nào người lái xe cũng chấp hành việc mang theo loại giấy tờ này khi tham gia giao thông.
Có thể là vì họ chưa được đào tạo lái xe, chưa đủ điều kiện cấp bằng lái xe, cũng có thể họ đã được cấp bằng lái xe nhưng do “vội”, hoặc do “quên” nên không mang theo Giấy phép lái xe. Dù là chưa có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe thì trong trường hợp này, họ đều có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hiện nay, quy định về việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông và mức xử phạt khi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe được quy định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về khái niệm Giấy phép lái xe, tuy nhiên căn cứ vào khái niệm được thể hiện tại Bách khoa toàn thư mở online (Wikipedia) có thể hiểu rằng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) được hiểu là một loại giấy phép/ chứng chỉ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể khi họ đã đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, kiến thức và đã hoàn thành kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật. Giấy phép lái xe như là một loại chứng chỉ để ghi nhận và xác định một người đã đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật để có thể điều khiển, vận hành, tham gia giao thông và lưu thông một loại phương tiện cơ giới như xe máy, xe mô tô, xe gắn máy, xe hơi, xe tải… trên đường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Chương I Phần II Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe được phân thành nhiều hạng khác nhau như hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE… phân làm hai nhóm Giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn, phù hợp với từng kiểu loại, công suất động cơ, công dụng và tải trọng của xe cơ giới, cũng như những yêu cầu về kỹ năng phù hợp với từng loại xe cơ giới khác nhau. Mỗi loại Giấy phép lái xe được cấp cho các đối tượng phù hợp với độ tuổi, trình độ đào tạo và kết quả kỳ sát hạch Giấy phép lái xe cùng các điều kiện khác của cá nhân đó phù hợp với loại phương tiện mà người cá nhân điều khiển.
Cùng với các giấy tờ khác của phương tiện như Đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (áp dụng cho một số loại xe cơ giới như xe ô tô, xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc…) thì theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nếu người lái xe không mang hoặc không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc các giấy tờ theo quy định nêu trên khi tham gia giao thông đường bộ thì họ có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Thứ hai, mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông.
Như đã phân tích, việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là một quy định bắt buộc, thể hiện điều kiện tham gia giao thông của người lái xe, điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên trên thực tế, có những người chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi hoặc chưa qua đào tạo, sát hạch lái xe để được cấp Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện giao thông đang điều khiển nên không có Giấy phép lái xe phù hợp để mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tùy thuộc vào loại xe mà người này điều khiển là xe máy, xe mô tô, xe gắn máy hay xe ô tô, máy kéo hay loại xe nào khác thì người này sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe với mức xử phạt cụ thể như sau:
Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô không có Giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên mà không có Giấy phép lái xe phù hợp thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe ô tô phù hợp với phương tiện đang điều khiển thì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người chủ phương tiện có hành vi giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe tham gia giao thông đường bộ cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ, khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền như sau:
Đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt với mức từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với phương tiện là xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Thứ ba, mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông.
Không mang theo Giấy phép lái xe được hiểu là việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mặc dù có Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mà họ đang điều khiển nhưng cố tình hoặc vô ý không mang theo (ví dụ do để quên, do vội…) nên đã không xuất trình được Giấy phép lái xe tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Cũng tương tự như trường hợp không có Giấy phép lái xe, thì đối với người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, họ cũng sẽ bị xử phạt hành chính vì không đáp ứng điều kiện điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông.
Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông đường bộ được xác định như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, họ sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Như vậy, Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng mà người điều khiển phương tiện cần phải mang theo khi tham gia giao thông. Giấy tờ này là một trong căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định về điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Do vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành việc mang theo đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.
1. Vượt đèn đỏ và không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008: Tín hiệu đỏ là cấm đi. Vì vậy nếu bạn vượt đèn đỏ là bạn đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có hành vi:
Như vậy hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà không có Giấy phép lái xe cũng là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Ngoài ra người có hành vi vượt đèn đỏ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 1 tháng theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Như vậy, số tiền phạt của bạn trong trường hợp vi phạm này sẽ được tính hơn mức 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Nếu như bạn đang là sinh viên và không có đủ số tiền đó thì nên liên lạc với gia đình, người thân để sự việc để giải quyết trong thời hạn quy định.
Chào Luật sư! Em đã nâng hạng B lên D đã thi đạt đến ngày lấy bằng rồi. Nhà trường đang chuyển về mà chưa đến nơi. Dù em có bằng lái xe hạng D thì em điều khiển xe khách 16 chỗ đi trên đường, công an hỏi bằng lái mà không có thì có được không? Cảm ơn Luật sư!
Căn cứ Điều 24 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định phân hạng giấy phép lái xe như sau:
Như vậy, để điều khiển xe khách 16 chỗ ngồi thì bạn phải có giấy phép lái xe hạng D trở lên.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mới thi nâng hạng bằng D, nhưng chưa có bằng lái xe. Trong trường hợp này Giấy hẹn không có giá trị thay thế bằng lái xe, do đó khi chưa có giấy phép lái xe hạng D mà bạn lái xe khách 16 chỗ người thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; […]”
3. Mức xử phạt hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe
Luật sư cho em hỏi, em có mua 1 chiếc xe elegen hãng sym dung tích xi lanh dưới 50cc, tức là xe không cần giấy phép lái xe, nhưng trong đăng kí xe lại ghi dung tích là 50cc. Em đi bị cảnh sát giao thông hỏi xuất trình giấy phép lái xe. Mà khi em mua xe thì thông tin dòng xe elegen sym này là dòng xe không cần bằng. Mong nhận được câu trả lời của luật sư! Cảm ơn Luật sư!
Căn cứ Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Đối với người điều khiển xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên thì phải có Giấy phép lái xe hạng A1.
Theo như bạn trình bày, trên đăng ký xe thể hiện đây là loại xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên do đó bạn phải có giấy phép lái xe hạng A1 tương ứng.
Trường hợp bạn không có giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
4. Đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?
Thưa luật sư, luật sư có thể giải đáp rõ hơn về nội dung ô tô khi mà thanh tra giao thông kiểm tra lái xe không xuất trình được giấy tờ xe tại thời điểm kiểm tra: Thứ nhất là khi thanh tra tiến hành kiểm tra lái xe nói không mang theo, thanh tra tiến hành lập lỗi không có giấy phép lái xe luôn mà không chờ đợi lái xe về lấy hoặc phải chờ thời gian để mang giấy tờ đến. Như vậy thanh tra làm như vậy có đúng không? Sau khi lập lỗi không giấy tờ và tiến hành lập biên bản tạm giữ ô tô 07 ngày luôn.
Thứ hai nếu phải chờ lái xe về lấy hoặc cho ai đó mang đến thì thanh tra phải chờ bao lâu? Còn bao lâu thì lập lỗi không mang theo? Thứ 3 là khi đã lập lỗi không có giấy tờ xe và cho xe ô tô vào bãi lập biên bản tạm giữ 07 ngày, ngay trong ngày bị lập biên bản lái xe lại mang đến xuất trình giấy tờ xe thì sẽ xử phạt như thế nào? Còn nếu trong 07 ngày tạm giữ lái xe không đến giải quyết thì xử phạt lỗi nào? Trong 07 ngày tạm giữ ví dụ khoảng 5 hoặc 6 hôm sau lái xe mới đến xuất trình thì xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là một trong những hành vi bị cấm, khi lái xe của bạn tham gia giao thông thực hiện hành vi này thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật giao thông. Và khi có hành vi vi phạm bị thanh tra giao thông phát hiện thì người này có thẩm quyền xử phạt với lỗi này.
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP có 02 lỗi xử phạt, một là không có giấy phép lái xe, hai là không mang theo giấy phép lái xe. Hai hành vi này khác nhau bởi cả tính chất và mức phạt, với hành vi không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, hành vi không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đông đến 6.000.000 đồng. Nghị định 46/2016/NĐ-CP không có hướng dẫn khi nào thì xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe hay không mang theo giấy phép lái xe.
Theo quy định, khi kiểm tra giao thông mà người tham gia giao thông không xuất trình được giấy tờ xe thì người có thẩm quyền sẽ lập biên bản vi phạm với lỗi không có giấy phép lái xe, tùy trường hợp mà có thể tạo điều kiện cho người vi phạm được người khác mang giấy phép lái xe đến (nếu có) hoặc sau khi lập biên bản vi phạm hành chính thì khi đến nhận quyết định xử phạt hành chính có thể xuất trình giấy phép lái xe thì lúc đó người có thẩm quyền có thể xử phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe.
Luật sư tư vấn đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền:1900.6568
Do đó, không thể nói việc làm của thanh tra giao thông như trên là sai, kể cả khi đó lái xe của bạn có thể xuất trình giấy phép lái xe thì thanh tra giao thông vẫn có quyền xử phạt lái xe của bạn với lỗi không có giấy phép lái xe.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vi Phạm Nào Bị Tạm Giữ Bằng Lái Xe? Thời Hạn Tạm Giữ Bao Lâu? trên website Binhvinamphuong.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!